Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ được quản lý tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2018

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 499.38 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ được quản lý tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2018
Mô tả cơ bản về tài liệu:
Luận văn tiến hành mô tả thực trạng lo âu, trầm cảm ở hai nhóm thai phụ mắc và không mắc đái tháo đường thai kỳ được quản lý tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2018.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ được quản lý tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2018 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian gần đây, một vấn đề y tế công cộng được quantâm ngày càng nhiều là các tác động của môi trường và bệnh tật lêntình trạng tâm lý của thai phụ, trong đó có đái tháo đường thai kỳ.Đái tháo đường thai kỳ để lại các hậu quả nặng nề cho thai phụ vàthai nhi nếu không được phát hiện và điều trị. Trong quá trình mangthai, đái tháo đường thai kỳ có thể gây nên tiền sản giật, thai chết lưu,sảy thai, hội chứng suy hô hấp cấp, tử vong chu sinh, thai to gây khóđẻ…. Trẻ sơ sinh của những bà mẹ có đái tháo đường thai kỳ có nguycơ hạ glucose máu, hạ canxi máu, vàng da; khi trẻ lớn có nguy cơ béophì và mắc Đái tháo đường type 2. Đây cũng có thể là nguyên nhândẫn tới lo âu và trầm cảm của thai phụ. Nghiên cứu của Marilyn K. Evans và cộng sự năm 2005 chothấy sự gia tăng của rối loạn lo âu trên nhóm phụ nữ mắc đái tháođường thai kỳ và rối loạn lo âu và trầm cảm được xem như hậu quảcủa đái tháo đường thai kỳ. Ở Việt Nam, đã có một nghiên cứu vềvấn đề này ở thai phụ với tỷ lệ lo âu, trầm cảm khá cao. Việc kết hợp giữa tình trạng sức khỏe tâm thần kém và tìnhtrạng đái tháo đường thai kỳ có thể đem đến nhiều hậu quả xấu chobà mẹ và thai nhi. Một số nghiên cứu được triển khai tại Việt Namcho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ trong các cộng đồng dân cưgiao động từ 3,6-20,0%. Bệnh viện Phụ sản Trung ương chưa có một nghiên cứu chínhthức nào về tình trạng lo âu, trầm cảm trên nhóm bệnh nhân này. Vìnhững lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài “Lo âu, trầm cảm và mộtsố yếu tố liên quan ở thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ đượcquản lý tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2018” với 2 mụctiêu sau:1. Mô tả thực trạng lo âu, trầm cảm ở hai nhóm thai phụ mắc vàkhông mắc đái tháo đường thai kỳ được quản lý tại Bệnh viện Phụsản Trung ương năm 2018.2. Phân tích vai trò của đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố liênquan đến lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Đại cương về lo âu và các yếu tố liên quan đến lo âu Lo âu là trạng thái cảm xúc chủ quan, thoáng qua hoặc dai dẳng(lo âu dai dẳng thường do đặc điểm nhân cách) khi con người phải 2đối đầu với một sự đe dọa, một công việc khó hoàn thành, thường thìcác nguyên nhân này không có tính trực tiếp và cụ thể, mơ hồ, khóxác định, lo âu trở nên bệnh lý khi ta không kiểm soát được nó, lúcnày lo âu gây rối loạn toàn bộ hành vi con người. Triệu chứng rối loạn lo âu tổng quát có thể khác nhau. Có thểbao gồm: bồn chồn, mệt mỏi, liên tục lo lắng, ám ảnh về các mốiquan tâm nhỏ hoặc lớn, khó tập trung tâm trí, khó chịu, cơ bắp căngthẳng hoặc đau nhức bắp thịt, run rẩy, cảm thấy bối rối hoặc dễ dàngbị giật mình, khó ngủ, ra mồ hôi, buồn nôn hoặc tiêu chảy, khó thởhoặc nhịp tim nhanh. Rối loạn lo âu được chia làm 4 nhóm. Các yếu tố nguy cơ của lo âu bao gồm: - Là phụ nữ - Chấn thương thời thơ ấu - Bệnh tật - Căng thẳng - Rối loạn nhân cách và di truyền - Lạm dụng ma túy hoặc rượu có thể làm trầm trọng thêm rốiloạn lo âu1.2. Đại cương về trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn có tỷ lệ rất caotrong người dân các nước trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức ytế thế giới, 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm. Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng chung nghiêm trọng. Nó gâyra các triệu chứng ảnh hưởng đến cảm nhận, suy nghĩ và xử lý cáchoạt động hàng ngày như ngủ, ăn uống, hay làm việc. Hội chứngtrầm cảm điển hình bao gồm các thành phần sau: - Cảm xúc ức chế - Tư duy ức chế - Vận động ức chế - Các triệu chứng kết hợp - Các giai đoạn trầm cảm theo ICD-10 bao gồm: - Giai đoạn trầm cảm nhẹ (người bị bệnh cảm thấy không đượckhỏe và tìm sự giúp đỡ của bác sĩ, sinh hoạt bình thường). - Trầm cảm mức trung bình (những yêu cầu trong công việc vàviệc nhà không thể đảm nhiệm nổi). - Trầm cảm nặng (người bệnh cần được điều trị). - Trầm cảm nặng kèm theo những biểu hiện thần kinh khác. 3 - Những giai đoạn trầm cảm khác. - Các yếu tố được cho là liên quan đến trầm cảm được chiathành 2 nhóm1.3. Thang đo đánh giá lo âu, trầm cảm Các thang đo đánh giá lo âu, trầm cảm được nhiều nhà tâm lý họcquan tâm. Đối với một mẫu lâm sàng, việc sử dụng thang đo đánh giátình trạng rối loạn lo âu Zung được xem là thang đo đánh giá phùhợp. Thang đo bao gồm 20 câu hỏi với 4 mức độ cho mỗi câu hỏi:Không có, đôi khi, phần lớn thời gian, hầu hết thời gian. Tổng điểmcủa 20 câu hỏi được xem xét trên 5 mức độ lo âu: ≤40 điểm (khôngcó lo âu); 41- 50 điểm (lo âu mức độ nhẹ); 51-60 điểm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: