![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Luận văn tiến hành mô tả thực trạng quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2018; phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phân loại và thu gom chất thải rắn y tế của đối tượng nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa và một số yếu tố liên quan năm 2018 1 ĐẶT VẤN ĐỀChất thải y tế đã và đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội nóichung và của ngành y tế, môi trường nói riêng. Chất thải y tế tiềm ẩnnhững nguy cơ rủi ro lây nhiễm các mầm bệnh hoặc gây nguy hại chongười bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng nếu không được quản lýtheo cách tương ứng và từng loại chất thải. Phân loại và thu gom chấtthải rắn y tế đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt làđối với các chất thải có chứa mầm bệnh [16]. Ước tính có tới 10 –25% chất thải rắn y tế nguy hại, nếu không được quản lý và xử lý tốtsẽ là nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho con người. Ngoài ra, việc xảrác bừa bãi chất thải y tế còn có thể gây ô nhiễm nguồn nước, ônhiễm không khí... [1], [37]. Hiện nay, vì nhiều lý do, trong đó có áplực từ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, sự quá tải của nhiềubệnh viện, sự thiếu đồng bộ cơ sở hạ tầng của bệnh viện nên dẫn tớivệ sinh môi trường của nhiều bệnh viện chưa được đảm bảo. Phươngtiện thu gom chất thải y tế như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác,nhà chứa rác, còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩntheo yêu cầu của Quy chế quản lý chất thải y tế. Bệnh viện Đa khoatỉnh Thanh Hóa là bệnh viện hạng I với 1200 giường bệnh. Ngay khicó Quyết định số 1788/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, Bệnh việnĐa khoa tỉnh Thanh hóa đã tích cực triển khai nhiều hoạt động đểhướng tới xử lý triệt rác thải, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường[3]. Để đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường của Bệnhviện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tàivề: Thực trạng quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnhThanh Hóa và một số yếu tố liên quan năm 2018”với 2 mục tiêu:1. Mô tả thực trạng quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnhThanh Hóa năm 2018.2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phânloại và thu gom chất thải rắn y tế của đối tượng nghiên cứu. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Một số khái niệm về quản lý chất thải y tế1.1.1. Một số khái niệm về quản lý chất thải y tếChất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cáccơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thôngthường và nước thải y tế.Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc cóđặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chấtthải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại,thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý CTYT và giám sát quátrình thực hiện.Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phátthải chất thải y tế.Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phátsinh và vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý CTYT trong khuônviên cơ sở y tế.Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơilưu giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải củacơ sở xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải ytế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung cóhạng mục xử lý chất thải y tế.1.2. Thực trạng quản lý chất thải y tếThực trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới Nghiên cứu về CTYT đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới,đặc biệt ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Canada... Cácnghiên cứu đã quan tâm đến nhiều lĩnh vực như tình hình phát sinh;phân loại CTYT; quản lý CTYT (biện pháp làm giảm thiểu chất thải,tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải, đánh giá hiệu quả của các biệnpháp xử lý chất thải...); tác hại của CTYT đối với môi trường, sứckhoẻ; biện pháp làm giảm tác hại của CTYT đối với sức khỏe cộngđồng, sự đe dọa của chất thải nhiễm khuẩn tới sức khỏe cộng đồng,ảnh hưởng của nước thải y tế đối với việc lan truyền dịch bệnh;những vấn đề liên quan của y tế công cộng với CTYT; tổn thương 3nhiễm khuẩn ở điều dưỡng, hộ lý và người thu gom rác; nhiễm khuẩnbệnh viện, nhiễm khuẩn ngoài bệnh viện đối với người thu nhặt rác,vệ sinh viên và cộng đồng; người phơi nhiễm với HIV, HBV, HCV ởnhân viên y tế [50], [51], [54], [55].Thực trạng quản lý chất thải y tế tại Việt NamHiện nay, cả nước có 13.511 cơ sở y tế bao gồm các cơ sở khám chữabệnh và dự phòng từ cấp Trung ương đến địa phương với lượng chấtthải rắn phát sinh vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có 47 tấn/ngàylà chất thải rắn y tế nguy hại. Lượng nước thải phát sinh từ các cơ sởy tế có giường bệnh là khoảng 125.000 m3 /ngày. Theo số liệu thốngkê (công bố) của Cục Quản lý môi trường Y tế, năm 2011, uớc tínhđến năm 2015 lượng chất thải rắn y tế phát sinh sẽ là 590 tấn/ngày vàđến năm 2020 là khoảng 800 tấn ...