Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15-49 tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2018

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 564.18 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm mô tả thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15-49 tuổi đến khám tại trạm Y tế xã/thị trấn và phòng khám trực thuộc trung tâm Y tế huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2018.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15-49 tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --------------------------------------- TRỊNH THỊ BÌNHVIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI Ở PHỤ NỮ 15-49 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HUYỆN ĐÔNG SƠN,TỈNH THANH HÓA NĂM 2018 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ: 8720701 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THÁI HÒA Hà Nội - Năm 2018 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là bệnh nhiễm khuẩn cơ quan sinh dụckhá phổ biến chiếm 50% đối tượng nữ trong độ tuổi (15 - 49), chiếm 80% tổngsố người bị bệnh phụ khoa; bệnh do quan hệ tình dục, nội sinh, thầy thuốc vàcó thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như thói quen vệ sinh, kiến thức, hànhvi sức khỏe, nguồn nước....Bệnh dễ dẫn đến những biến chứng như: Chửangoài tử cung, sẩy thai, thai lưu, vô sinh, ung thư.....ảnh hưởng đến đời sốngsinh hoạt, khả năng lao động của phụ nữ [1]. Đông Sơn là huyện đồng bằngthuần nông; tổng số hộ gia đình 21.390 hộ; tỷ lệ hộ nghèo 1,03%; tổng số phụ nữ 15- 49 tuổi là 19.340 người, trong đó phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng 12.994 người [46].Trong những năm gần đây kinh tế, xã hội đã có bước phát triển, địa bàn chưacó nghiên cứu nào, công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe chưa được quantâm. Để mô tả được thực trạng bệnh và phân tích một số yếu tố liên quan, đềxuất các giải pháp phòng chống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “ Viêm nhiễmđường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 - 49 tuổi và một số yếu tố liên quan tạihuyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2018” với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 - 49tuổi đến khám tại trạm Y tế xã/thị trấn và phòng khám trực thuộc trung tâm Ytế huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2018. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dụcdưới ở đối tượng nghiên cứu. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm giải phẫu, mô học, sinh lý bộ phận sinh dục dưới a, Âm hộ (AH): Là một phần của bộ phận sinh dục nữ, lộ ra bên ngoài. b, Âm đạo (AD): Là một ống cơ trơn đàn hồi kéo dài từ âm hộ hướnglên trên và ra sau tới tận cổ tử cung và tử cung. c, Cổ tử cung (CTC): Hình nón cụt gồm 2 phần: Phần trong và phầntrên AD được ngăn bởi thành âm đạo bám vào CTC, dài từ 3 - 4 cm và cóđường kính từ 2,5 - 3,5 cm [17],[37]. * Đặc điểm sinh lý sinh dục nữ: Ở phụ nữ bình thường, hệ vi sinh vậttrong AD ở trạng thái cân bằng động. Mất sự cân bằng này có thể dẫn tới tìnhtrạng viêm nhiễm âm đạo[10],[11]. 1.2. Khái niệm về viêm nhiễm đường sinh dục dưới Viêm nhiễm đường sinh dục (VNĐSD) là vấn đề quan trọng trong bệnhlý phụ khoa, là các nhiễm khuẩn tại cơ quan sinh dục, bao gồm cả viêm nhiễmdo bệnh lây truyền qua đường tình dục và viêm nhiễm khác không lây qua quanhệ tình dục; thường gặp nhất sau sẩy thai, nạo phá thai và sinh đẻ hoặc do cácnguyên nhân khác. Bệnh thường biểu hiện một hội chứng gồm các triệu chứnglà: Ngứa, tiết dịch âm đạo, loét sùi, ra máu bất thường và đau bụng dưới. Trongđó, tiết dịch âm đạo là triệu chứng quan trọng và phổ biến nhất có giá trị trong 2chẩn đoán tác nhân gây bệnh khác nhau dựa vào tính chất như: Mùi, màu sắc,số lượng, thay đổi tuỳ thuộc vào từng loại tác nhân gây bệnh [6],[8],[34]. Bệnhkhông những ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ mà còn gây biến chứngnặng nề đến chức năng tâm sinh lý làm vợ, làm mẹ người phụ nữ [18]. Quản lýcác VNĐSDD đòi hỏi người nhân viên Y tế phải có kỹ năng và sự hợp tác tốtcủa người bệnh và giám sát của cộng đồng trong thực hiện chính sách, sức khoẻsinh sản, kế hoạch hoá gia đình [5]. Việc phòng chống VNĐSDD ở phụ nữ làtrách nhiệm của các cán bộ Y tế, của các cơ sở Y tế và cũng là trách nhiệm củamỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng [29]. Dựa vào vị trí giải phẫu, người ta chia viêm nhiễm đường sinh dục ralàm 2 loại: * Viêm nhiễm đường sinh dục dưới (dưới vòng bám âm đạo). Viêm nhiễm đường sinh dục dưới (VNĐSDD) Bao gồm: Viêm âm hộ,viêm âm đạo, CTC và tuyến sinh dục (viêm tuyến bartholein). Loại này chiếm80 - 90% tổng số các bệnh viêm sinh dục, đây là loại viêm nhiễm hở, chẩnđoán và điều trị kịp thời kết quả tốt [23]. * Viêm nhiễm đường sinh dục trên. Là những viêm nhiễm bao gồm:Viêm niêm mạc thân tử cung, viêm vòi trứng và phần phụ [23]. 1.3. Nguyên nhân, đường lây, hậu quả viêm nhiễm đường sinh dụcdưới 1.3.1. Nguyên nhân, đường lây VNĐSDD thường gặp do lậu cầu khuẩn, chlamydia, tricomonasvaginalis, gardnerella vaginalis, candida albicans, virus u nhú, virus herpes.Đường lây chủ yếu do quan hệ tình dục; nội sinh do tăng sinh quá mức các visinh vật có trong đường sinh dục của phụ nữ bình thường; khám bệnh khôngđảm bảo vô trùng. Các viêm nhiễm này có thể dự phòng và có thể chữa khỏiđược [5],[30],[51]. 1.3.2. Hậu quả: Nguy cơ của các nhiễm khuẩn này có thể là vô sinh,chửa ngoài tử cung, ung thư, sảy thai, đẻ thiếu cân...hơn nữa làm tăng nguy cơnhiễm HIV [5],[6],[29]. 1.4. Cơ chế và sinh lý bệnh học viêm nhiễm đường sinh dục dưới.Viêm là hình thái bệnh học phổ biến nhất tại CTC. Biểu mô trụ thường dễ bịnhiễm trùng hơn biểu mô vẩy. Tổn thương biểu mô CTC thường dẫn đến đápứng dạng viêm với các đặc điểm: Tổn thương khu trú tế bào (TB) biểu mô [2] * Các yếu tố thuận lợi: Bộ phận sinh dục nữ có cấu tạo giải phẫu đặc biệtvới nhiều ngóc ngách, nhiều nếp nhăn, nhiều lỗ tuyến thuận lợi cho mần bệnhcư trú và phát triển. Đường sinh dục nữ thông vào ổ bụng ở đầu loa vòi trứnglàm điều kiện cho vi khuẩn phát triển ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: