Danh mục

Tôn giáo mới ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới II nguyên nhân ra đời và một số đặc điểm

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.71 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc nghiên cứu nguyên nhân xuất hiện cũng như một số đặc điểm của các tôn giáo mới ở Nhật Bản có thể gợi mở cho nghiên cứu hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tôn giáo mới ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới II nguyên nhân ra đời và một số đặc điểm Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 91 NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG TRANG* TÔN GIÁO MỚI Ở NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM Tóm tắt: Từ 1945 đến nay, sự xuất hiện của các tôn giáo mới ở Nhật Bản được coi như một hiện tượng điển hình. Bên cạnh tác động tích cực, sự phát triển của các tôn giáo mới ở Nhật Bản cũng gây ra không ít vấn đề phức tạp. Chính phủ Nhật Bản đã r ất nỗ lực và đạt kết quả khả quan trong việc tìm giải pháp kịp thời cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động của các tôn giáo mới, vừa đảm bảo nguyên tắc tự do tôn giáo, vừa duy trì sinh hoạt tôn giáo trong vòng trật tự. Việc nghiên cứu nguyên nhân xuất hiện cũng như một số đặc điểm của các tôn giáo mới ở Nhật Bản có thể gợi mở cho nghiên cứu hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Tôn giáo mới, Nhật Bản, Tenrikyo, Soka Gakkai, Aum Shinrikyo. 1. Dẫn nhập Nhật Bản là một đất nước đa tôn giáo. Bên cạnh những tôn giáo lớn truyền thống, có lịch sử lâu đời như Thần đạo, Phật giáo, Công giáo, còn có hàng trăm tôn giáo nhỏ và xuất hiện muộn hơn, thường gọi là tôn giáo mới. Khái niệm “tôn giáo mới” lần đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới II (1945). Có nhiều cách xác định sự xuất hiện tôn giáo mới ở Nhật Bản tùy theo góc độ tiếp cận. Ở đây, chúng tôi xin nêu bốn cách xác định sự xuất hiện tôn giáo mới theo quan điểm của Inoue Nobutaka, giáo sư Trường Đại học Kogakuin, Nhật Bản1: Cách thứ nhất, tôn giáo mới là các tôn giáo xuất hiện từ đầu thế kỷ XIX (cuối thời Mạc phủ Kamakura). Cách thứ hai, tôn giáo mới là các tôn giáo xuất hiện từ thời Minh Trị duy tân đến nay. Cách thứ ba, tôn giáo mới là các tôn giáo xuất hiện từ đầu thế kỷ XX. Cách thứ tư, tôn giáo mới là các tôn giáo xuất hiện sau Chiến tranh Thế giới II. * ThS., Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 92 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 Ở đây, nếu khu biệt các tôn giáo mới ở Nhật Bản xuất hiện trước năm 1945 có lẽ chưa đầy đủ. Bởi vì, nói đến các tôn giáo mới sau Chiến tranh Thế giới II phải đề cập đến các tôn giáo mới xuất hiện hoặc căn bản định hình trong những giai đoạn trước đó, song ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tôn giáo Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới II, như trường hợp các giáo phái Tenrikyo hay Soka Gakkai. Vì vậy, bài viết này sử dụng thuật ngữ tôn giáo mới ở Nhật Bản chủ yếu theo cách hiểu thứ ba và thứ tư, tuy nhiên cũng xét đến một số tôn giáo mới theo cách hiểu thứ nhất và thứ hai, nếu chúng có vai trò nổi bật và tiếp tục phát triển không ngừng sau Chiến tranh Thế giới II. 2. Nguyên nhân xuất hiện các tôn giáo mới ở Nhật Bản 2.1. Sự thay đổi chính sách và luật pháp tôn giáo Nếu so với giai đoạn trước thì sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II, chính sách tôn giáo của Nhật Bản đã thay đ ổi căn bản. Nguyên tắc “tế chính nhất trí” tồn tại hàng nghìn năm trong l ịch sử bị bãi bỏ, thay vào đó là nguyên tắc “chính giáo phân ly”. Hơn thế nữa, theo Hiến pháp 1946 và Luật Pháp nhân tôn giáo, các tổ chức tôn giáo không được tham gia vào hoạt động của Nhà nước; Nhà nước không can thiệp vào hoạt động của các tổ chức tôn giáo; tôn giáo tách biệt với giáo dục. Trước Chiến tranh Thế giới II, mặc dù tự do tôn giáo được Hiến pháp công nhận, song trên thực tế, sự can thiệp của Nhà nước đối với tôn giáo vẫn rất đáng kể. Theo Điều 28 của Hiến pháp Minh Trị, mặc dù tự do tôn giáo được tuyên bố nhưng lại bị giới hạn: “Các thần dân Nhật Bản, trong phạm vi không làm tổn hại đến hòa bình và trật tự, không chống lại bổn phận của họ với tư cách là những thần dân, sẽ được hưởng tự do tín ngưỡng tôn giáo”. Năm 1939, Luật Đoàn thể tôn giáo được ban hành không chỉ nhằm mở rộng quyền kiểm tra, mà còn nhằm quản lý một cách chặt chẽ hơn các tổ chức tôn giáo với lý do vì hòa bình và sự ổn định xã hội. Vì vậy, sau khi Luật Pháp nhân tôn giáo được công bố năm 1951 với việc công nhận thực sự quyền tự do tôn giáo và với quy định khá thoải mái điều kiện tổ chức tôn giáo, các tổ chức tôn giáo mới ồ ạt ra đời. Mặt khác, trong số các tổ chức tôn giáo xuất hiện sau Chiến tranh Thế giới II ở Nhật Bản có nhiều tổ chức tồn tại và hoạt động từ trước đó, nhưng không được thừa nhận chính thức, mà phải ẩn mình với tư cách một nhánh của tôn giáo truyền thống. Nguyễn Ngọc Phương Trang. Tôn giáo mới ở Nhật Bản... 93 2.2. Quá trình đô thị hóa phát triển nhanh chóng Bắt đầu từ những năm 1950, Nhật Bản bước vào quá trình đô thị hóa với tốc độ phát triển nhanh chóng. Đô thị hóa ở quốc gia này diễn ra mạnh mẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp. Các thành phố nhanh chóng mọc lên, nhất là các thành phố lớn có mật độ dày đặc ở đảo Honshu, trong đó thành phố lớn nhất Nhật Bản cũng là thành ph ố lớn nhất thế giới là Tokyo đã đ ạt 25 triệu dân năm 1990. Ngay từ năm 1960, Tokyo trở thành trung tâm kinh tế của Nhật Bản và thế giới. Theo dự báo của cơ quan thống kê Nhật Bản, đến năm 1990, Tokyo có 1 ...

Tài liệu được xem nhiều: