Tồn tại và phát triển thời khủng hoảng
Số trang: 2
Loại file: pdf
Dung lượng: 124.44 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Làm thế nào để tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang suy thoái. Khi cả thế giới là một thị trường thì đây là vấn đề không của riêng ai, vì vậy có rất nhiều cách tiếp cận về những giải pháp đối với vấn đề nóng bỏng này. Cách đây hai năm, trong khi một số bạn bè tôi đang phất lên từ thị trường chứng khoán thì tôi vẫn có thái độ hoài nghi. Dường như có quá nhiều hoạt động diễn ra dựa trên những mánh lới mà không có sự...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tồn tại và phát triển thời khủng hoảng Tồn tại và phát triển thời khủng hoảng Kenn Smith, Giám Đốc Cty Brijuni Phong cách Doanh nhân Làm thế nào để tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang suy thoái. Khi cả thế giới là một thị trường thì đây là vấn đề không của riêng ai, vì vậy có rất nhiều cách tiếp cận về những giải pháp đối với vấn đề nóng bỏng này. Cách đây hai năm, trong khi một số bạn bè tôi đang phất lên từ thị trường chứng khoán thì tôi vẫn có thái độ hoài nghi. Dường như có quá nhiều hoạt động diễn ra dựa trên những mánh lới mà không có sự phân tích đầy đủ trước khi đưa ra quyết định. Nhưng khi tôi cảnh báo thì họ chỉ cười và nói rằng tôi chẳng hiểu gì về thị trường ở Việt Nam. Tôi đã rất ngạc nhiên khi nhiều người thế chấp nhà cửa lấy tiền đầu tư chứng khoán, họ dễ dàng đưa ra các quyết định đầu tư mà không tìm hiểu đầy đủ thông tin và kết quả là họ đã mất hầu như tất cả. Giờ đây, nhiều người trong số đó vẫn giữ những cổ phiếu gần như vô giá trị mà vốn là những cổ phiếu được mời chào từ người bạn làm trong công ty chứng khoán đó. Sau những thiệt hại từ thị trường chứng khoán, nhiều người còn lao vào đầu cơ đất đai. Họ tin vào mức giá đất cao đến phi thực tế. Nhưng khi tôi chỉ rõ điều này thì lại một lần nữa họ bỏ ngoài tai. Một cô bạn trẻ còn cười và bảo rằng giá đất ở Việt Nam không bao giờ giảm cả. Nhưng khi giá đất bắt đầu rơi thẳng đứng (khoảng 20%), một số bạn tôi mới bắt đầu trở nên lưỡng lự lắng nghe “người bạn Mỹ điên khùng” của họ. Lạm phát cao cũng không phải là điều khó tiên đoán với tôi. Khi chủ đất và công ty quản lý tài sản cứ tăng giá thuê dù cho giá nhà đất giảm. Làm sao họ có thể mong trở nên giàu có từ mức giá thuê buồn cười như thế. Bây giờ thì họ mới hỏi tôi: “Điều tồi tệ nhất đã qua chưa?”. Câu trả lời của tôi là chưa. Một số doanh nhân nước ngoài nói với tôi rằng vài đối tác ở Việt Nam vẫn chưa mở cửa nhà máy lại, đơn giản vì họ chẳng có đơn đặt hàng nào. Họ cũng nói tôi chuẩn bị đón tiếp các khách hàng cần tư vấn, đó là các nhà bán lẻ nước ngoài sắp vào thị trường năm 2009. Các đối thủ cạnh tranh mới này đang rất mạnh về lực và kinh nghiệm, trong khi nhiều nhà quản lý ở Việt Nam còn non nớt và đa số đều thiếu tiền mặt. Hơn nữa các công ty quốc tế, những người sẽ cạnh tranh với họ, ít gặp vấn đề này. Bạn có thể vượt qua khó khăn được không? Điều đó tùy thuộc vào bạn, nếu bạn có những điều chỉnh cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình thì bạn không chỉ sống sót qua những thời khắc khó khăn này mà bạn còn có thể kinh doanh và phát triển. Nhiều khi những việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng rất thiết thực, chẳng hạn như quản lý dòng tiền tốt hơn. Có một bài báo, theo tôi, rất xuất sắc trong Phong Cách Doanh Nhân tháng 2 vừa rồi ở chuyên mục “Money” của ông Nguyễn Hoài Nam nói về dòng tiền mặt. Bạn cần đọc bài đó và thực hiện những nguyên tắc của tác giả. Thứ hai, nếu bạn đang làm việc trong một văn phòng hay tòa nhà mà tiền thuê quá đắt thì bạn hãy chuyển đến một nơi rẻ hơn. Hãy dùng tiền đó tuyển dụng một số nhân viên chất lượng cao bỏ việc từ những công ty khác do sự quản lý tồi. Tiếp theo là bạn phải quan tâm đến dịch vụ khách hàng và bán hàng. Trong một thị trường có nhiều sản phẩm thì dịch vụ trở thành nhân tố quyết định. Trước đây, nhiều doanh nghiệp chỉ nghĩ khách hàng luôn có mặt ở đó để mang tiền lại cho họ. Tôi đã thấy ít nhất là một công ty ô tô lớn ở Việt Nam áp dụng cho khách hàng những quy tắc bán hàng hết sức yếu kém. Các nhà quản lý cao cấp không lắng nghe ý kiến khách hàng. Nay họ đã không thể kiểm soát được khách hàng và đây là bài học của họ. Nói tóm lại, chìa khóa để bạn vượt qua cơn bão kinh tế hiện nay là: kiểm soát dòng tiền mặt, giảm tiền thuê văn phòng, đầu tư tiền tiết kiệm vào phát triển nhân viên, cải thiện khâu bán hàng và ưu tiên vào khâu dịch vụ khách hàng. Nguồn: Phong cách Doanh nhân ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tồn tại và phát triển thời khủng hoảng Tồn tại và phát triển thời khủng hoảng Kenn Smith, Giám Đốc Cty Brijuni Phong cách Doanh nhân Làm thế nào để tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang suy thoái. Khi cả thế giới là một thị trường thì đây là vấn đề không của riêng ai, vì vậy có rất nhiều cách tiếp cận về những giải pháp đối với vấn đề nóng bỏng này. Cách đây hai năm, trong khi một số bạn bè tôi đang phất lên từ thị trường chứng khoán thì tôi vẫn có thái độ hoài nghi. Dường như có quá nhiều hoạt động diễn ra dựa trên những mánh lới mà không có sự phân tích đầy đủ trước khi đưa ra quyết định. Nhưng khi tôi cảnh báo thì họ chỉ cười và nói rằng tôi chẳng hiểu gì về thị trường ở Việt Nam. Tôi đã rất ngạc nhiên khi nhiều người thế chấp nhà cửa lấy tiền đầu tư chứng khoán, họ dễ dàng đưa ra các quyết định đầu tư mà không tìm hiểu đầy đủ thông tin và kết quả là họ đã mất hầu như tất cả. Giờ đây, nhiều người trong số đó vẫn giữ những cổ phiếu gần như vô giá trị mà vốn là những cổ phiếu được mời chào từ người bạn làm trong công ty chứng khoán đó. Sau những thiệt hại từ thị trường chứng khoán, nhiều người còn lao vào đầu cơ đất đai. Họ tin vào mức giá đất cao đến phi thực tế. Nhưng khi tôi chỉ rõ điều này thì lại một lần nữa họ bỏ ngoài tai. Một cô bạn trẻ còn cười và bảo rằng giá đất ở Việt Nam không bao giờ giảm cả. Nhưng khi giá đất bắt đầu rơi thẳng đứng (khoảng 20%), một số bạn tôi mới bắt đầu trở nên lưỡng lự lắng nghe “người bạn Mỹ điên khùng” của họ. Lạm phát cao cũng không phải là điều khó tiên đoán với tôi. Khi chủ đất và công ty quản lý tài sản cứ tăng giá thuê dù cho giá nhà đất giảm. Làm sao họ có thể mong trở nên giàu có từ mức giá thuê buồn cười như thế. Bây giờ thì họ mới hỏi tôi: “Điều tồi tệ nhất đã qua chưa?”. Câu trả lời của tôi là chưa. Một số doanh nhân nước ngoài nói với tôi rằng vài đối tác ở Việt Nam vẫn chưa mở cửa nhà máy lại, đơn giản vì họ chẳng có đơn đặt hàng nào. Họ cũng nói tôi chuẩn bị đón tiếp các khách hàng cần tư vấn, đó là các nhà bán lẻ nước ngoài sắp vào thị trường năm 2009. Các đối thủ cạnh tranh mới này đang rất mạnh về lực và kinh nghiệm, trong khi nhiều nhà quản lý ở Việt Nam còn non nớt và đa số đều thiếu tiền mặt. Hơn nữa các công ty quốc tế, những người sẽ cạnh tranh với họ, ít gặp vấn đề này. Bạn có thể vượt qua khó khăn được không? Điều đó tùy thuộc vào bạn, nếu bạn có những điều chỉnh cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình thì bạn không chỉ sống sót qua những thời khắc khó khăn này mà bạn còn có thể kinh doanh và phát triển. Nhiều khi những việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng rất thiết thực, chẳng hạn như quản lý dòng tiền tốt hơn. Có một bài báo, theo tôi, rất xuất sắc trong Phong Cách Doanh Nhân tháng 2 vừa rồi ở chuyên mục “Money” của ông Nguyễn Hoài Nam nói về dòng tiền mặt. Bạn cần đọc bài đó và thực hiện những nguyên tắc của tác giả. Thứ hai, nếu bạn đang làm việc trong một văn phòng hay tòa nhà mà tiền thuê quá đắt thì bạn hãy chuyển đến một nơi rẻ hơn. Hãy dùng tiền đó tuyển dụng một số nhân viên chất lượng cao bỏ việc từ những công ty khác do sự quản lý tồi. Tiếp theo là bạn phải quan tâm đến dịch vụ khách hàng và bán hàng. Trong một thị trường có nhiều sản phẩm thì dịch vụ trở thành nhân tố quyết định. Trước đây, nhiều doanh nghiệp chỉ nghĩ khách hàng luôn có mặt ở đó để mang tiền lại cho họ. Tôi đã thấy ít nhất là một công ty ô tô lớn ở Việt Nam áp dụng cho khách hàng những quy tắc bán hàng hết sức yếu kém. Các nhà quản lý cao cấp không lắng nghe ý kiến khách hàng. Nay họ đã không thể kiểm soát được khách hàng và đây là bài học của họ. Nói tóm lại, chìa khóa để bạn vượt qua cơn bão kinh tế hiện nay là: kiểm soát dòng tiền mặt, giảm tiền thuê văn phòng, đầu tư tiền tiết kiệm vào phát triển nhân viên, cải thiện khâu bán hàng và ưu tiên vào khâu dịch vụ khách hàng. Nguồn: Phong cách Doanh nhân ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
khủng hoảng kinh tế chiến lược tổn tại phát triển kinh doanh kỹ năng mềm kinh nghiệm lãnh đạoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ: Phần 1
86 trang 764 13 0 -
Công cụ FBI - Cách thức để phản hồi nhân viên hiệu quả
2 trang 416 0 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 381 0 0 -
27 trang 312 0 0
-
48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực -nguyên tắc 47
17 trang 308 0 0 -
5 bước trong giải quyết xung đột với khách hàng
2 trang 302 0 0 -
'Mẹo' vượt trội trong môi trường làm việc nhiều nam
4 trang 296 0 0 -
13 lỗi thường gặp trong quản lý thay đổi
6 trang 284 0 0 -
Tổ chức event cho teen - chưa nhiều ý tưởng bứt phá
3 trang 277 0 0 -
Bài giảng Chương 5: Học thuyết giá trị thặng dư
223 trang 258 0 0