Danh mục

Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng - Doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu chuyển đổi thành công từ mô hình kinh tế nhà nước sang công ty cổ phần

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 295.13 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu về Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng được đánh giá là doanh nghiệp tiêu biểu khi chuyển đổi thành công từ mô hình kinh tế nhà nước sang kinh tế tư nhân với tốc độ thoái vốn nhanh nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng - Doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu chuyển đổi thành công từ mô hình kinh tế nhà nước sang công ty cổ phần 532 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG BÄCH ĐẰNG - DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TIÊU BIỂU CHUYỂN ĐỔI THÀNH CÔNG TỪ MÔ HÌNH KINH TẾ NHÀ NƯỚC SANG CÔNG TY CỔ PHÆN ThS. Nguyễn Thúy Hoa Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế tư nhân được coi là một động lực chủ yếu để phát triển kinh tế. Để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, từ năm 1990 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế này, trong đó có chủ trương về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Và trong số những doanh nghiệp Nhà nước đã hoàn thành cổ phần hóa, Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng được đánh giá là doanh nghiệp tiêu biểu khi chuyển đổi thành công từ mô hình kinh tế nhà nước sang kinh tế tư nhân với tốc độ thoái vốn nhanh nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Từ khóa: Cổ phần hóa doanh nghiệp, kinh tế tư nhân, Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng. BACH DANG CONSTRUCTION COMPANY - TYPICAL STATE ENTERPRISES SUCCESSFULLY TRANSFORMED FROM THE STATE ECONOMIC MODEL TO JOINT STOCK COMPANY Abstract: The economy of our country today is a socialist-oriented market economy. The economy has many forms of ownership and many economic sectors, of which the private economy is considered a major driving force for economic development. In order to create favorable conditions for the development of the private economy, from 1990 to the present, our Party and State have issued many guidelines and policies to promote the development of this economic sector, including regarding the equitization of State enterprises. And among the equitized SOEs, Bach Dang Construction Corporation is considered a typical enterprise when successfully transforming from the state economic model to the private economy at a rapid pace. The fastest and most effective divestment. Keywords: Equitizing enterprises, private economy, Bach Dang Construction Company. 1. ĐẶT VÇN ĐỀ Trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước rất chú trọng, đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh của Nhà nước nhưng kết quả đạt được vẫn còn rất hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thiếu quyết liệt của doanh nghiệp trong đổi mới hoạt động của doanh nghiệp và sự thiếu nghiêm túc trong triển khai các quyết định của Thủ tướng về cổ phần hóa của các địa phương, bộ, ngành. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 533 Tuy nhiên, bên cạnh sự chậm trễ, trì hoãn trong thoái vốn Nhà nước của rất nhiều doanh nghiệp thì Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng được coi là một điểm sáng hiếm hoi. Mặc dù, kế hoạch thoái vốn của Nhà nước tại Tổng Công ty được đề ra từ năm 2013, bắt đầu triển khai vào năm 2014 và dự định sẽ hoàn thành vào năm 2020 nhưng do sự nỗ lực, cố gắng của ban lãnh đạo Tổng Công ty trong việc lập kế hoạch, rà soát đơn vị, gửi trình Thủ tướng nên ngay giữa năm 2018, Nhà nước đã hoàn thành thoái vốn 100% tại Tổng Công ty. Và điều đặc biệt là số vốn Nhà nước thu hồi tại Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng cao gấp gần 2 lần so với giá khởi điểm mà Bộ Xây dựng phê duyệt. Sau khi cổ phần hóa, Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng đã những bước phát triển mới, đạt được kết quả rất đáng tự hào. Tìm hiểu, nghiên cứu quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp tại Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng là một điều rất cần thiết. Nó sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn đầy đủ, khách quan về chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp của Đảng, Nhà nước và lý giải được vì sao trong khi các doanh nghiệp Nhà nước khác vẫn còn lúng túng, thậm chí “sợ” phải cổ phần hóa thì Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng lại sẵn sàng cổ phần hóa và cổ phần hóa với tốc độ rất nhanh, đạt kết quả cực kỳ khả quan. Từ đó, có thể áp dụng những kinh nghiệm rút ra từ quá trình cổ phần hóa Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng cho các doanh nghiệp Nhà nước khác, đẩy mạnh quá trình thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp khác trong thời gian tới. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân từ thời kỳ đổi mới đến nay Kinh tế tư nhân, hiểu một cách chung nhất đó là khu vực kinh tế nằm ngoài quốc doanh (ngoài khu vực kinh tế nhà nước) mà tư nhân nắm trên 50% vốn đầu tư. Hiểu ở cấp độ hẹp, kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu tư nhân, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư nhân tồn tại dưới các hình thức như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các hộ kinh doanh cá thể. Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam có chủ trương nhất quán là phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân. Đảng ta đã khẳng định: Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế xây dựng đất nước, trước năm 1986, do điều kiện lịch sử, cơ chế quản lý kinh tế nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp với hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Cuối những năm 1970, do những hạn chế của cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp đã làm cho nền kinh tế nước ta lâm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: