Danh mục

Tổng GĐ Vincom

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 49.00 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lần đầu tiên từ bỏ công việc của một nhà khoa học trong biên chế suốt ngày vùi đầu vào đọc sách và nghiên cứu ở Viện Vật lý để chuyển sang một công ty nước ngoài, ông Hiệp đã bỏ mức lương 300.000 đồng để nhận mức thu nhập lớn ngoài sức tưởng tượng (lúc đó): 300 USD. Đó là vào năm 1994.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng GĐ Vincom Tổng GĐ Vincom: Nhà khoa học trở thành doanh nhân Lần đầu tiên từ bỏ công việc của một nhà khoa học trong biên chế suốt ngày vùi đầu vào đọc sách và nghiên cứu ở Viện Vật lý để chuyển sang một công ty nước ngoài, ông Hiệp đã bỏ mức lương 300.000 đồng để nhận mức thu nhập lớn ngoài sức tưởng tượng (lúc đó): 300 USD. Đó là vào năm 1994. Giọng nói lúc nào cũng nhẹ nhàng, không lên gân, cũng không khách sáo, ông kể về những kỷ niệm từ rất lâu, khi ông còn là một cậu bé, rồi trở thành một nhà khoa học. Vậy mà bây giờ cuộc đời ông lại chuyển sang một hướng khác hẳn: Một doanh nhân. Tôi hỏi ông: Điều gì khiến ông bao năm làm khoa học bây giờ lại chuyển sang kinh doanh? Và đó là cả một câu chuyện dài về một cái tên cũng đã khá quen thuộc với nhiều người: Lê Khắc Hiệp, Tổng Giám đốc Trung tâm Thương mại Tổng hợp Việt Nam (Vincom). Chiếc cặp lồng cơm nuôi nhà khoa học Ông đã phải ý nhị từ chối khá nhiều cuộc phỏng vấn của báo chí vì ông luôn cho rằng mình chẳng có gì nổi bật và xứng đáng để được đưa lên báo. Tôi đề nghị với ông rằng đây không phải là một cuộc phỏng vấn mà là trò chuyện. Ông đã từng làm khoa học, đã từng suốt 10 năm liền quẩn quanh tại cái phòng thí nghiệm nhỏ ở Viện Vật Lý thuộc Viện Khoa học VN và nhiều lúc đã băn khoăn với câu hỏi: có lẽ cuộc đời của mình cứ thế này mãi sao? Ông cười và đôi khi gợi lại những chuyện cũ lại làm ông cởi mở hơn rất nhiều: “Năm 1973, tôi thi Đại học đạt điểm khá cao nên được chọn gửi đi học ở nước ngoài, năm 74, tôi lên đường sang Liên Xô. Có lẽ khi đó cũng là bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời của tôi, khi tôi được phân học ngành Vật lý (có lẽ do vì thi Lý được điểm 10) và theo học tại Đại học Tổng hợp Khác-cốp (Ukraina). Những người đã từng học ở Liên Xô đều nhớ đến những tháng năm theo học ở đó. Kỷ luật thì rất cao, tất cả đều tự giác đua nhau học vì được đi học nước ngoài thời đó là một ân huệ quá lớn mà đất nước đang rất khó khăn dành cho. Và khi chịu khó giùi mài thì không ít người đạt được tấm bằng đỏ. Khi đã tốt nghiệp và trở về VN, có lẽ cái ý nghĩ sẽ kinh doanh, trở thành doanh nghiệp chưa hề có trong suy nghĩ của tất cả chúng tôi lúc đó”. Vậy khi trở về VN, ông được phân công làm gì? Hồi ấy cả nước đều rất khó khăn. Gia đình tôi đã chuyển từ Hà Nội vào TP.HCM. Có lẽ tôi có may mắn hơn một số anh em cùng trang lứa một chút là lại được chọn sang lại Khác-cốp để làm nghiên cứu sinh. Lúc đó là năm 1980. Hơn hai năm sau tôi làm xong và bảo vệ luận án PTS, lúc đó mới 27 tuổi, cũng được coi là một trong những PTS trẻ tuổi thời đó về lĩnh vực Vật lý thực nghiệm. Tôi mang cả bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ về nước với mong muốn cống hiến. Lại rất may mắn, tôi xin vào được làm ngay tại Viện Vật lý VN, đúng với ngành nghề mà mình được đào tạo, một nơi hoàn toàn không dễ dàng vào thời điểm đó vì các cơ quan lấy người đều phải có chỉ tiêu biên chế. Tôi làm việc ở đây suốt 10 năm trời và... Có lẽ ông định nói về nhiều dự định khoa học đã không thực hiện được ở đây? Công việc của một nhà khoa học là luôn trăn trở xem mình có thể làm được gì. Phòng nghiên cứu thì rất nghèo về trang thiết bị, đời sống thì cực kỳ khó khăn. Hàng ngày tôi đạp xe từ Khương Thượng về Nghĩa Đô, với đồng lương thì thật khiêm tốn, đến nỗi có nhiều người nói đùa rằng đạp được xe đến Viện là đủ để được lĩnh lương rồi. Hồi ấy hầu như ai nào cũng vậy. Tòng teng chiếc cặp lồng cơm trên ghi đông xe. Đến cơ quan là loay hoay làm việc mà chẳng biết có ra được kết quả khoa học nào không. Ông có nghĩ đến việc bỏ nghề lúc đó không? Bỏ thì đi đâu? Ai cũng thế cả. Khái niệm doanh nhân, tư nhân, liên doanh đã làm gì có. Lúc đó chẳng bao giờ tôi nghĩ mình có thể làm một việc gì khác ngoài công việc nghiên cứu khoa học mà mình được đào tạo rất cơ quản. Thế để tồn tại, ngoài đồng lương, ông có bươn chải làm thêm cái gì không? Chắc chắn rồi, cứ có cơ hội là phải làm thêm tay trái, nhưng có lẽ hồi đó cả nước mình đều vậy cả. Trong lúc trò chuyện, đôi khi tôi thầm nghĩ: Con người ông là nhà khoa học hay doanh nhân? Ông không có cái vẻ tự cao tự đại thường hay thấy ở một số doanh nhân tự cho là mình thành đạt, thậm chí nhìn ông đi, hay cách mà ông đưa cánh tay lên khi diễn giải, tôi vẫn có cảm giác ông vừa rời phòng thí nghiệm, xốc lại cái áo khoác đã sờn và dắt chiếc xe đạp ra khỏi cổng cơ quan trên vẫn treo chiếc cặp lồng cơm đã xỉn mầu. Vậy c ...

Tài liệu được xem nhiều: