Danh mục

Tổng hợp 4 bài phân tích chân dung tập thể anh hùng làng Xô Man trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 726.14 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ thống nhân vật trong tác phẩm Rừng xà nu là biểu tượng của nhân dân anh hùng thời chống Mĩ. Họ là những cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, bé Hang… mỗi con người đều mang vẻ đẹp của sử thi huyền thoại. Họ bị hút vào một vấn đề lớn đó là vận mệnh của dân tộc, nhưng tất cả các thế hệ già trẻ, trai gái ấy đều có chung một phẩm chất cao đẹp: yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, khí phách hiên ngang bất khuất trước kẻ thù, trung thành tuyệt đối với cách mạng. Họ mang trong mình chủ nghĩa anh hùng của dân tộc Việt. Hi vọng tài liệu này sẽ mang lại những kiến thức giúp các bạn phân tích và cảm nhận tốt chân dung tập thể anh hùng trong truyện ngắn Rừng xà nu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng hợp 4 bài phân tích chân dung tập thể anh hùng làng Xô Man trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung ThànhLuyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương laiVĂN MẪU LỚP 12: RỪNG XÀ NU – NGUYỄN TRUNG THÀNHTỔNG HỢP 4 BÀI PHÂN TÍCH CHÂN DUNG TẬP THỂ ANH HÙNG LÀNG XÔ MANTRONG “TRUYỆN NGẮN RỪNG XÀ NU CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH”BÀI MẪU SỐ 1:Hệ thống nhân vật trong tác phẩm Rừng xà nu là biểu tượng của nhân dân anh hùng thờichống Mĩ. Họ là những cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, bé Hang… mỗi con người đều mang vẻ đẹp củasử thi huyền thoại. Họ bị hút vào một vấn đề lớn đó là vận mệnh của dân tộc, nhưng tất cả cácthế hệ già trẻ, trai gái ấy đều có chung một phẩm chất cao đẹp: yêu nước thiết tha, căm thù giặcsâu sắc, khí phách hiên ngang bất khuất trước kẻ thù, trung thành tuyệt đối với cách mạng. Họmang trong mình chủ nghĩa anh hùng của dân tộc Việt.Có thể nói “Rừng xà nu” là tác phẩm kết tinh được những vẻ đẹp truyền thống của TâyNguyên. Vẻ đẹp đó không chỉ được thể hiện qua biểu tượng của thiên nhiên mà còn biểu hiệntrực tiếp, cụ thể ở hình tượng con người. Con người được cuốn vào một vấn đề bức thiết đó làvận mệnh của cả dân tộc. Mỗi con người đã hòa nhập cái tôi vào vận mệnh chung của đất nước.Vận mệnh đã chi phối tính cách các nhân vật, nâng họ lên tầm vóc anh hùng.Cụ Mết là biểu tượng cho sức mạnh tinh thần, vật chất có tinh thần truyền thống và cộinguồn của Tây Nguyên. Cụ vừa là linh hồn của tác phẩm, vừa là linh hồn của làng Xô Man. Mộtcụ già sáu mươi tuổi, sáng suốt, mưu trí tiêu biểu cho thế hệ thứ nhất. Đó là con người “quắcthước”, “tiếng nói ồ ồ vang dội trong lồng ngực”, “bàn tay nặng trịch nắm lấy vai Tnú như mộtkim sắt”…Cụ Mết được xem là người nuôi dưỡng khát vọng tự do, là trụ cột của dân làng, là cầu nốigiữa dân làng với cách mạng. Lời cụ vang vang khắp núi rừng như lời phán truyền của lịch sử.Hiện lên trong tác phẩm không chỉ với dấu ấn phi phàm mà còn là một con người đời thường,một già làng thương bản, thương người Strá mình.Là biểu tượng của sức mạnh tinh thần, vật chất có tính truyền thống và cội nguồn của dântộc Tây Nguyên. Chính vì vậy, ông là cây xà nu lớn nhất, vững chãi nhất của núi rừng TâyNguyên.Mai và Dít là hiện thân cho hình ảnh người phụ nữ thời đại mới ở Tây Nguyên. NguyễnTrung Thành đã dành trọn tình cảm yêu mến xen lẫn khâm phục khi nói về Mai và Dít, phẩmchất anh hùng đã được hình thành trong họ từ nhỏ. Họ là những vụ nữ Tây Nguyên tiêu biểu chothời đại mới.Bé Heng là tương lai của cách mạng, là đại diện thế hệ cây xà nu non của núi rừng. Hìnhảnh bé không thể thiếu trong một bức phù điêu về hình tượng nhân dân anh hùng. Em là cây xànu kiên cường, bất khuất nối tiếp truyền thống anh hùng của làng Xô Man, mang trong mình baosinh lực và nhựa sống, hứa hẹn sẽ trở thành cây xà nu mạnh mẽ và bất tử.Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!Trang | 1Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương laiTnú là nhân vật trung tâm, người anh hùng, người con vinh quang của làng Xô Man củangười Strá được Nguyễn Trung Thành khắc họa bằng những đường nét độc đáo, giàu chất sử thi.Anh là tiêu biểu cho số phận và con đường đi lên của dân tộc Tây Nguyên.Nhân vật là linh hồn của tác phẩm, chuyển tải chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Những kìtích của mỗi nhân vật trong rừng xà nu đều thể hiện tư tưởng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cáchmạng, chân lí của thời đại. Lòng yêu nước, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc của họ mãi là khúc cahùng tráng không chỉ có tác dụng biểu dương cho tinh thần chiến đấu của quân và dân ta trongnhững năm kháng chiến mà còn có tác dụng bồi dưỡng tâm hồn, khí phách cho thế hệ mai sauTruy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!Trang | 2Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương laiBÀI MẪU SỐ 2:Nguyễn Trung Thành là nhà văn quân đội, quê ở Quảng Nam. Năm 1950, đang học bậctrung học phổ thông, ông gia nhập quân đội và lên hoạt động ở chiến trường chính của Liên khuV (Tây Nguyên). Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông làm phóng viên báo Quân đội nhândân Liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc. Trong cả hai cuộc kháng chiến ông gắn bó mậtthiết với chiến trường Tây Nguyên. Nhà văn gần gũi thấu hiểu cuộc sống và tinh thần quật khởi,hiên ngang, bất khuất, yêu chuộng hào bình hang hái tham gia cách mạng của đồng bào dân tộc ítngười ở nơi này. Đó cũng là nguyên do quan trọng dẫn đến thành công của tiểu thuyết đầu tayĐất nước đứng lên và truyện ngắn Rừng xà nu (Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu, 1995). Đặcbiệt, ở truyện ngắn Rừng xà nu, nhà văn thể hiện rất thành công phẩm chất anh hùng của cácnhân vật: cụ Mết, anh Quyết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng…Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu bối cảnh lịch sử trong truyện. Cuộc chiến tranh cục bộbắt đầu ở miền Nam nước ta (1965). Thủy quân lục chiến Mĩ ồ ạt đổ bộ vào bờ biển Chu Lai(Quảng Nam). Kẻ thù quyết tiêu diệt bằng được lực lượng cách mạng. Chúng dùng mọi âm mưu,thủ đoạn – nhất là chém giết không thương tiếc – để gây đau đớn, tổn thất nặng nề cho đồng bàomiền Nam. Do đó, muôn người như một, thà chết chứ không chịu làm nô lệ, nhân dân miền Namđứng dậy dùng bạo lực trả lời bạo lực.Tại một làng nhỏ ở Tây Nguyên, toàn thể dân làng “tức nước vỡ bờ” nên đồng tâm hiệplực nổi dậy tiêu diệt kẻ thù: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” (lời nhân vật cụ Mết).Mặt khác, chúng ta còn cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước rất sâu nặng quathiên truyện Rừng xà nu. Đó là tình cảm yêu thương, gắn bó với bản làng, với núi rừng TâyNguyên của dân làng Xô Man. Đó là lòng căm thù giặc sâu sắc, không khuất phục trước kẻ thù.Đó là lòng trung thành với cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng. Nhiềungười đi theo cách mạng mà không hề sợ gian khổ, hi sinh, mất mát.Hơn nữa, trong thiên truyện, nhiều nhân vật có phẩm chất anh hùng hiện lên rất cao đẹp.Ở đâ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: