Đất nước là một đề tài khá phổ biến trong thơ ca. Mỗi tác giả có một cách nhìn và cảm nhận về đất nước khác nhau. Với Nguyễn Khoa Điềm tư tưởng đất nước của nhân dân được nhà thơ thể hiện khá sâu sắc trong bài Đất nước. Sau đây mời các bạn tham khảo tài liệuTổng hợp 6 bài cảm nhận về tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm hiểu hơn cách nhìn nhận mới mẻ về đất nước của nhà thơ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng hợp 6 bài cảm nhận về tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa ĐiềmMời các bạn cùng tham khảo trích đoạn nội dung của một phần tài liệu dưới đây để hiểu rõ hơn về tư tưởng đất nước của nhân dân mà nhà thơNguyễn Khoa Điềm muốn gửi gắm đến người đọc:BÀI MẪU SỐ 1:Đề tài đất nước trong thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ là một đề tài rộng lớn, ở mỗi nhà thơ có cách cảm nhận riêng mang dấu ấn trải nghiệm riệng của bản thân, đặc biệt là các cây bút trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường như: Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo,… Tiêu biểu trong đó là tư tưởng đất nước của nhân dân được thể hiện một cách sâu sắc trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm.Bài thơ mở đầu bằng chín câu thơ lý giải cội nguồn đất nước để trả lời cho câu hỏi đất nước có từ bao giờ:Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa… mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó…Đất nước ra đời trước khi con người có mặt trên trái đất này vì thế không ai biết được cụ thể nó có từ bao giờ, chỉ biết rằng “khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”. Nguyễn Khoa Điềm đã mượn mô típ quen thuộc của truyện cổ tích “ngày xửa ngày xưa” để nói lên lịch sử hình thành của đất nước đã từ lâu lắm rồi. Đồng thời nhà thơ còn gắn sự ra đời của đất nước với văn hóa hình thành từ lâu đời, đó là những phong tục tập quán rất quen thuộc trong nếp sinh hoạt truyền thống của dân tộc ta. Phong tục ăn trầu xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày với hình ảnh “miếng trầu là đầu câu chuyện”, trong các sự kiện quan trọng của đời người như đám hỏi, đám cưới, đám tang. Bên cạnh đó còn có tục búi tóc sau đầu, hình ảnh cái kèo, cái cột thành tên. Đất nước còn lớn lên cùng với hành trình lịch sử dựng nước, giữ nước và lao động sản xuất để xây dựng đất nước. Hình ảnh nhân dân ta trồng tre để đánh giặc đã rất quen thuộc trong sự tích Thánh Gióng. Công cuộc lao động sản xuất vất vả để làm ra hạt gạo, phải trải qua một nắng hai sương, qua các công đoạn sản xuất: xay, giã, giần, sàng cũng được nhắc đến trong đoạn thơ. Đất nước ra đời cũng gắn với đời sống sinh hoạt tình nghĩa với hình ảnh gia đình, vợ chồng thủy chung. Đây là chính là yếu tố gợi lên sự gần gũi , gắn bó nhất, thiêng liêng nhất trong các yếu tố hình thành nên một đất nước, một dân tộc. Câu thơ kết “Đất Nước có từ ngày đó” như một hình thức quy nạp. Như vậy, cội nguồn đất nước gắn với những hình ảnh bình dị, quen thuộc, bình thường nhất.Đăng nhập và tải tài liệu về máy để xem được nội dung đầy đủ các bạn nhé.