Danh mục

Tổng luận Chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp

Số trang: 48      Loại file: pdf      Dung lượng: 759.69 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (48 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tổng luận nhằm giới thiệu tổng quát kinh nghiệm thực hiện các biện pháp ưu đãi thuế nghiên cứu và phát triển của các nước OECD và một số nước khác, và việc sử dụng công cụ này để đạt được các mục tiêu chính sách nghiên cứu và phát triển cụ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng luận Chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp Lời giới thiệu Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng một tập hợp các biện pháp trực tiếp và gián tiếp để hỗ trợ cho nghiên cứu và phát triển (NC&PT). Nhiều nước đã sử dụng hoặc phát triển các công cụ tài chính để hỗ trợ NC&PT trong các doanh nghiệp. Việc áp dụng các biện pháp khuyến khích bằng thuế đối với NC&PT doanh nghiệp đã nổi lên như một công cụ chính sách ngày càng phổ biến trong thập kỷ qua. Tính đến năm 2011, đã có 26 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) áp dụng các khuyến khích thuế để hỗ trợ NC&PT doanh nghiệp, tăng từ 18 quốc gia vào năm 2004. Khuyến khích thuế đối với NC&PT doanh nghiệp cũng được áp dụng tại các nước khác ngoài OECD, như Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Singapo và Nam Phi. Công cụ khuyến khích NC&PT bằng thuế được coi là có nhiều ưu điểm hơn so với hỗ trợ trực tiếp cho NC&PT, kể cả mua sắm công hay tài trợ. Đây là công cụ dựa trên nguyên tắc thị trường nhằm mục tiêu vào việc làm giảm chi phí biên cho các công ty tiến hành các hoạt động NC&PT, và để cho các công ty tự quyết định lựa chọn lĩnh vực đầu tư NC&PT. Khuyến khích bằng thuế đối với NC&PT được hy vọng là sẽ dẫn đến một sự gia tăng ở đầu tư tư nhân vào NC&PT, điều này đến lượt mình sẽ dẫn đến một sự gia tăng ở kết quả đổi mới và cuối cùng là tăng trưởng về dài hạn. Chính sách này còn có những tác động gián tiếp, như làm tăng mức lương của các nhà nghiên cứu, tác động đến địa điểm tiến hành các hoạt động nghiên cứu và đến các quyết định khởi sự NC&PT. Nếu được thiết kế hợp lý, các biện pháp khuyến khích bằng thuế có thể đóng góp cho sự nâng cao mức độ đầu tư tổng thể vào NC&PT doanh nghiệp. CỤC THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA biên soạn tổng quan mang tựa đề: 'Chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp' nhằm giới thiệu tổng quát kinh nghiệm thực hiện các biện pháp ưu đãi thuế NC&PT của các nước OECD và một số nước khác, và việc sử dụng công cụ này để đạt được các mục tiêu chính sách NC&PT cụ thể. Phần I tài liệu đề cập đến vai trò của các biện pháp ưu đãi thuế như một công cụ chính sách thúc đẩy NC&PT; phần II của tài liệu đề cập đến các vấn đề cần xem xét khi thiết kế các biện pháp khích lệ bằng thuế. Việc thiết kế các khuyến khích bằng thuế đối với NC&PT phù hợp với bối cảnh hệ thống thuế doanh nghiệp và thành tích hoạt động đổi mới sáng tạo ở cấp quốc gia là trọng tâm mà tài liệu này muốn đề cập đến. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả. CỤC THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA 1 I. CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI THUẾ THÚC ĐẨY NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Cả lý thuyết kinh tế và phân tích thực nghiệm đều nhấn mạnh đến vai trò then chốt của nghiên cứu và phát triển (NC&PT) trong tăng trưởng kinh tế. NC&PT dưới các hình thức nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng hay phát triển thực nghiệm, được định nghĩa là 'những công việc sáng tạo, được thực hiện một cách có hệ thống để làm tăng kho kiến thức... và việc sử dụng kho kiến thức đó để phát minh các ứng dụng mới'. NC&PT tạo ra công nghệ, một dạng tri thức được sử dụng để nâng cao năng suất của các yếu tố sản xuất, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các mối quan tâm xã hội như sức khỏe và môi trường, và cuối cùng cải thiện mức sống. Điều cần làm rõ đó là các quá trình sáng tạo và phổ biến công nghệ trong một nền kinh tế và vai trò của chính phủ trong các quá trình đó. Về lý thuyết, tăng trưởng kinh tế dài hạn bị chi phối bằng sự tích lũy các yếu tố sản xuất dựa trên cơ sở tri thức, như NC&PT và nguồn nhân lực, điều này giúp giữ cho mức lợi nhuận biên thu được từ đầu tư vốn khỏi bị tụt xuống thấp hơn mức có khả năng sinh lợi. Phân tích kinh nghiệm xác nhận rằng NC&PT làm tăng năng suất đa yếu tố (MFP) 1 (OECD, 2001). So sánh chéo giữa các nước cho thấy, gia tăng ở NC&PT nhà nước, tư nhân, và nước ngoài tất cả đều đóng góp cho sự gia tăng TFP. Các nước OECD, nơi có tỷ trọng chi tiêu doanh nghiệp cho NC&PT so với GDP đã tăng mạnh trong giai đoạn từ những năm 1980 đến những năm 1990 đã chứng kiến những gia tăng lớn nhất ở TFP. Ở đây có một mối liên quan giữa việc thực hiện NC&PT và năng lực của các quốc gia, các ngành, công ty trong việc nhận dạng và áp dụng các công nghệ mới. Tại các nước lớn, NC&PT giúp gia tăng tỷ lệ đổi mới, trong khi tại các nước nhỏ hơn, NC&PT chủ yếu tạo điều kiện cho chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Nghiên cứu các nước dẫn đến nhận định rằng, cứ 1% gia tăng ở kho NC&PT dẫn đến một sự gia tăng trung bình ở kết quả đầu ra là vào khoảng 0,05-0,15% (OECD, 2001). Cường độ NC&PT và thành tích tăng trưởng của các nước có xu hướng tương quan với tỷ trọng các hoạt động NC&PT được cung cấp tài chính bởi các doanh nghiệp. Sự bất lực thị trường thường khiến cho doanh nghiệp đầu tư dưới mức vào nghiên cứu. Do các hiệu ứng lan tỏa và các yếu tố ngoại lai khác, suất lợi tức tư nhân từ đầu tư NC&PT thấp hơn so với suất lợi tức xã hội. Các nghiên cứu kinh tế học phát hiện ra rằng suất lợi tức xã hội từ NC&PT có thể cao hơn gấp 5 lần so với suất lợi tức tư nhân (Salter, 2000). Công nghệ không hoàn toàn thích hợp trong một nền kinh tế thị trường, bởi một khi nó được tạo ra, nó có thể phổ biến rộng rãi và được sử dụng bởi các công ty khác. Điều này là do các hiệu ứng lan tỏa tồn tại giữa các dự án NC&PT khác nhau trong các khu vực nhà nước và tư nhân, giữa các công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực, giữa các ngành công nghiệp khác nhau, và giữa các quốc gia. 1 Năng suất đa yếu tố (Multifactor Productivity) còn được gọi là Năng suất các yếu tố tổng hợp (Total Factor Productivity hay TFP). Trong tài liệu này chúng tôi sử dụng thuật ngữ TFP thay cho MFP. 2 Thông tin bất đối xứng và sự cạnh tranh không hoàn hảo là những khiếm khuyết thị trường dẫn đến nhữn ...

Tài liệu được xem nhiều: