Tổng lược và nhận xét khảo cứu dân ca Bình-TrịThiên qua báo chí và nửa sau thế kỷ XX
Số trang: 21
Loại file: pdf
Dung lượng: 244.53 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Qua hơn 30 bài nghiên cứu, giới thiệu về dân ca Việt Nam sưu tập theo tiêu chí Hát, Hò dân gian, chúng tôi đã tuyển chọn ra được 20 bài phù hợp với mục đích của khảo cứu để tổng lược và nhận xét. Ở đây chúng tôi không làm công việc “tóm tắt nội dung” của các bài chuyên khảo để tổng kết mà chỉ nêu dẫn, nhận xét những vấn đề như quan điểm, thái độ của tác giả bài viết đối với dân ca, những phát kiến, phương pháp nghiên cứu, tiếp cận trong điều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng lược và nhận xét khảo cứu dân ca Bình-TrịThiên qua báo chí và nửa sau thế kỷ XXTổng lược và nhận xét khảo cứu dân ca Bình-Trị- Thiên qua báo chí và nửa sau thế kỷ XX Qua hơn 30 bài nghiên cứu, giới thiệu về dân ca Việt Nam s ưu tập theo tiêuchí Hát, Hò dân gian, chúng tôi đã tuyển chọn ra được 20 bài phù hợp với mụcđích của khảo cứu để tổng lược và nhận xét. Ở đây chúng tôi không làm công việc“tóm tắt nội dung” của các bài chuyên khảo để tổng kết mà chỉ nêu dẫn, nhận xétnhững vấn đề như quan điểm, thái độ của tác giả bài viết đối với dân ca, nhữngphát kiến, phương pháp nghiên cứu, tiếp cận trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử nửasau thế kỷ XX... theo quan điểm riêng của mình. Bình - Trị - Thiên là tên ghép của 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và ThừaThiên-Huế nhưng cũng như Nghệ An, Hà Tĩnh (gọi ghép là Nghệ - Tĩnh), khônghẳn chỉ vì trong quá khứ, do điều kiện lịch sử, địa lý đã nhiều lần là một đơn vịhành chính; mà sự gắn kết này, nổi trội lên là do tính chất tương đồng về văn hóa.Bởi vậy mà đôi lúc người ta thường gọi cả khu vực ba tỉnh Bình -Trị -Thiên là XứHuế. Tính chất đồng văn được biểu hiện rõ nhất trong hệ thống dân ca - nhạc cổcủa xứ này. Đặc biệt là Quảng Trị và Thừa Thiên, được xem như chỉ là một. Nhìnchung, dân ca Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên trên cơ bản là đồng nhất. Vớinhững đặc điểm về điều kiện, hoàn cảnh địa lý, lịch sử, cùng các yếu tố phong tụctập quán, ngữ âm giọng nói...đã tạo ra trong ngôn ngữ âm nhạc cổ truyền khu vựcnày nét độc đáo, đặc trưng, khu biệt khác hẳn với phong cách dân ca từ ĐèoNgang trở ra và từ Hải Vân trở vào. Giai đoạn trước năm 1975, bài viết mang tính chất bình luận, nghiên cứu vềdân ca Bình - Trị - Thiên thật quá ít ỏi. Những bài được đăng tải trên các tạp chí,tập san sớm hơn cả có lẽ là của nhạc sĩ Nguyễn Viêm, Phạm Duy, Lê VănHảo...nhưng cũng mới chỉ là những bài viết sơ lược về một thể loại, hoặc một sốthể loại dân ca của vùng đất này. Hò là một trong số thể loại dân ca tiêu biểu Bình-Trị-Thiên được các tácgiả nghiên cứu khá nhiều. Trong bài Dân ca Việt Nam [1] đăng trên Nguyệt san Văn Hữu năm1960 của Phạm Duy, sau khi đề cập sơ bộ về sự san định dân ca, thì phần chủ yếulà giới thiệu những điệu hò Trị-Thiên như Hò ru con, Hò hụi, Hò ô, Hò mái nhì,mái xấp v.v...Tác giả bài viết đã đưa ra một số nhận xét bước đầu về các loại Hòđáng lưu ý, chẳng hạn: Hò mái xấp và Hò mái nhì đã quy định rõ ràng là ngườiHò Con phải Xô hai lần Lớp Mái. (Chữ xấp nghĩa l à xấp đôi, xấp hai ; chữnhì cũng nghĩa là hai ; hò mái xấp và hò mái nhì nghĩa là hai lần lớpmái); và: Hò Đưa Linh đã đóng vai trò trung gian giữa hai loại dân ca và lễ cacủa miền Trung...phần hơi Nam thì còn lưu luyến hương vị Hò, phần hơi Bắc thìđã bị ảnh hưởng Nhạc Cúng, Nhạc Lễ, Nhạc L ên Đồng, mang đủ hai tính cách âmdương của nhạc miền Trung... Có những vấn đề lại đầy tính khẳng định, chủ quan:Nét nhạc xây dựng trên âm giai lơ lớ của người Chàm đem từ Nam Dương vàomiền Trung. Những điệu Hò giới thiệu trong bài viết được tác giả gọi là Những điệu hòmiền Trung, thực chất chỉ là các điệu hò Trị - Thiên và mặc dù có một vài nhận xétvề âm nhạc: Với nét nhạc lượn quanh 4 nốt: rè sol do ré (nốt la chênh chỉ phớtqua) và với nhịp điệu theo nhịp thơ, HÒ THAI lững lơ, đợi chờ” nhưng chủ yếuvẫn là bình giảng các lời hò như cách thức trong văn học bình dân mà thôi.Phần đầu bài viết, tác giả Phạm Duy có đặt vấn đề việc san định dân ca, nhưng lạitỏ ra lúng túng khi phân loại, sắp đặt các điệu hò miền Trung trong bài viết củamình. Ông lại càng sai lầm hơn khi xếp thể loại Lý vào hệ thống Hò, và còn khẳngđịnh lại trong phần kết luận: HÒ MIỀN TRUNG với những bài RU, HÁT LÝ,NGÂM, HÒ NỆN, HÒ Ô, HÒ MÁI XẤP, HÒ MÁI NHÌ, HÒ GIÃ GẠO, HÒ THAI,HÒ ĐƯA LINH...một thời qua đã cắm rễ vào đời sống thực của người dân”. Lê Văn Hảo là một tác giả có bài nghiên cứu ở hầu hết các thể loại dân catiêu biểu của Việt Nam. Cố nhiên, là trên góc độ dân tộc văn hóa học, nhưng đốivới những thời kỳ mà đội ngũ nghiên cứu âm nhạc quá ít ỏi, thưa thớt, thì nhữngkhảo cứu của ông cũng đã tỏ ra xứng đáng để lấp đầy những chổ thiếu hụt tronglĩnh vực nghiên cứu âm nhạc cổ truyền. Với thể loại Hò Bình - Trị - Thiên, từ năm1963 ông đã đề cập đến trong bài Vài nét về Hò - dân ca miền Trung và miềnNam”, năm 1978 lại có Góp phần tìm hiểu Hò Binh-Trị-Thiên” và năm 1979 làHò Bình-Trị-Thiên” [2]. Có thể nói đây là một khảo cứu đầy đủ về hệ thống hòBình-Trị-Thiên không những về mặt sinh hoạt, môi trường diễn xướng...mà bướcđầu đã có sự phân loại, hệ thống hóa các nhóm Hò tương quan như hệ thống Hòhụi, Hò khoan, Hò đưa linh, mái nhì... cũng như những dẫn chứng, thí dụ bằng nốtnhạc. Tuy vậy, khảo cứu cả một hệ thống Hò vốn rất phong phú của khu vực Bình-Trị-Thiên bằng một bài báo, thì không thể tránh được tình trạng “tổng quan”,phiến diện; sử dụng, nhắc lại c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng lược và nhận xét khảo cứu dân ca Bình-TrịThiên qua báo chí và nửa sau thế kỷ XXTổng lược và nhận xét khảo cứu dân ca Bình-Trị- Thiên qua báo chí và nửa sau thế kỷ XX Qua hơn 30 bài nghiên cứu, giới thiệu về dân ca Việt Nam s ưu tập theo tiêuchí Hát, Hò dân gian, chúng tôi đã tuyển chọn ra được 20 bài phù hợp với mụcđích của khảo cứu để tổng lược và nhận xét. Ở đây chúng tôi không làm công việc“tóm tắt nội dung” của các bài chuyên khảo để tổng kết mà chỉ nêu dẫn, nhận xétnhững vấn đề như quan điểm, thái độ của tác giả bài viết đối với dân ca, nhữngphát kiến, phương pháp nghiên cứu, tiếp cận trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử nửasau thế kỷ XX... theo quan điểm riêng của mình. Bình - Trị - Thiên là tên ghép của 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và ThừaThiên-Huế nhưng cũng như Nghệ An, Hà Tĩnh (gọi ghép là Nghệ - Tĩnh), khônghẳn chỉ vì trong quá khứ, do điều kiện lịch sử, địa lý đã nhiều lần là một đơn vịhành chính; mà sự gắn kết này, nổi trội lên là do tính chất tương đồng về văn hóa.Bởi vậy mà đôi lúc người ta thường gọi cả khu vực ba tỉnh Bình -Trị -Thiên là XứHuế. Tính chất đồng văn được biểu hiện rõ nhất trong hệ thống dân ca - nhạc cổcủa xứ này. Đặc biệt là Quảng Trị và Thừa Thiên, được xem như chỉ là một. Nhìnchung, dân ca Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên trên cơ bản là đồng nhất. Vớinhững đặc điểm về điều kiện, hoàn cảnh địa lý, lịch sử, cùng các yếu tố phong tụctập quán, ngữ âm giọng nói...đã tạo ra trong ngôn ngữ âm nhạc cổ truyền khu vựcnày nét độc đáo, đặc trưng, khu biệt khác hẳn với phong cách dân ca từ ĐèoNgang trở ra và từ Hải Vân trở vào. Giai đoạn trước năm 1975, bài viết mang tính chất bình luận, nghiên cứu vềdân ca Bình - Trị - Thiên thật quá ít ỏi. Những bài được đăng tải trên các tạp chí,tập san sớm hơn cả có lẽ là của nhạc sĩ Nguyễn Viêm, Phạm Duy, Lê VănHảo...nhưng cũng mới chỉ là những bài viết sơ lược về một thể loại, hoặc một sốthể loại dân ca của vùng đất này. Hò là một trong số thể loại dân ca tiêu biểu Bình-Trị-Thiên được các tácgiả nghiên cứu khá nhiều. Trong bài Dân ca Việt Nam [1] đăng trên Nguyệt san Văn Hữu năm1960 của Phạm Duy, sau khi đề cập sơ bộ về sự san định dân ca, thì phần chủ yếulà giới thiệu những điệu hò Trị-Thiên như Hò ru con, Hò hụi, Hò ô, Hò mái nhì,mái xấp v.v...Tác giả bài viết đã đưa ra một số nhận xét bước đầu về các loại Hòđáng lưu ý, chẳng hạn: Hò mái xấp và Hò mái nhì đã quy định rõ ràng là ngườiHò Con phải Xô hai lần Lớp Mái. (Chữ xấp nghĩa l à xấp đôi, xấp hai ; chữnhì cũng nghĩa là hai ; hò mái xấp và hò mái nhì nghĩa là hai lần lớpmái); và: Hò Đưa Linh đã đóng vai trò trung gian giữa hai loại dân ca và lễ cacủa miền Trung...phần hơi Nam thì còn lưu luyến hương vị Hò, phần hơi Bắc thìđã bị ảnh hưởng Nhạc Cúng, Nhạc Lễ, Nhạc L ên Đồng, mang đủ hai tính cách âmdương của nhạc miền Trung... Có những vấn đề lại đầy tính khẳng định, chủ quan:Nét nhạc xây dựng trên âm giai lơ lớ của người Chàm đem từ Nam Dương vàomiền Trung. Những điệu Hò giới thiệu trong bài viết được tác giả gọi là Những điệu hòmiền Trung, thực chất chỉ là các điệu hò Trị - Thiên và mặc dù có một vài nhận xétvề âm nhạc: Với nét nhạc lượn quanh 4 nốt: rè sol do ré (nốt la chênh chỉ phớtqua) và với nhịp điệu theo nhịp thơ, HÒ THAI lững lơ, đợi chờ” nhưng chủ yếuvẫn là bình giảng các lời hò như cách thức trong văn học bình dân mà thôi.Phần đầu bài viết, tác giả Phạm Duy có đặt vấn đề việc san định dân ca, nhưng lạitỏ ra lúng túng khi phân loại, sắp đặt các điệu hò miền Trung trong bài viết củamình. Ông lại càng sai lầm hơn khi xếp thể loại Lý vào hệ thống Hò, và còn khẳngđịnh lại trong phần kết luận: HÒ MIỀN TRUNG với những bài RU, HÁT LÝ,NGÂM, HÒ NỆN, HÒ Ô, HÒ MÁI XẤP, HÒ MÁI NHÌ, HÒ GIÃ GẠO, HÒ THAI,HÒ ĐƯA LINH...một thời qua đã cắm rễ vào đời sống thực của người dân”. Lê Văn Hảo là một tác giả có bài nghiên cứu ở hầu hết các thể loại dân catiêu biểu của Việt Nam. Cố nhiên, là trên góc độ dân tộc văn hóa học, nhưng đốivới những thời kỳ mà đội ngũ nghiên cứu âm nhạc quá ít ỏi, thưa thớt, thì nhữngkhảo cứu của ông cũng đã tỏ ra xứng đáng để lấp đầy những chổ thiếu hụt tronglĩnh vực nghiên cứu âm nhạc cổ truyền. Với thể loại Hò Bình - Trị - Thiên, từ năm1963 ông đã đề cập đến trong bài Vài nét về Hò - dân ca miền Trung và miềnNam”, năm 1978 lại có Góp phần tìm hiểu Hò Binh-Trị-Thiên” và năm 1979 làHò Bình-Trị-Thiên” [2]. Có thể nói đây là một khảo cứu đầy đủ về hệ thống hòBình-Trị-Thiên không những về mặt sinh hoạt, môi trường diễn xướng...mà bướcđầu đã có sự phân loại, hệ thống hóa các nhóm Hò tương quan như hệ thống Hòhụi, Hò khoan, Hò đưa linh, mái nhì... cũng như những dẫn chứng, thí dụ bằng nốtnhạc. Tuy vậy, khảo cứu cả một hệ thống Hò vốn rất phong phú của khu vực Bình-Trị-Thiên bằng một bài báo, thì không thể tránh được tình trạng “tổng quan”,phiến diện; sử dụng, nhắc lại c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa việt nam lịch sử việt nam sự phát triển của việt nam nguồn gốc nước việt nam hình thành nước việt namGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 379 0 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 275 1 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 196 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 135 0 0 -
189 trang 130 0 0
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 122 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 116 0 0 -
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 2
97 trang 109 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 108 0 0