Bài viết này tổng hợp và phân tích thực trạng khung pháp lý, các chính sách hiện nay trên thế giới có liên quan đến công tác phòng chống bạo lực học đường. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan các văn bản pháp luật về phòng ngừa bạo lực học đường trên thế giới: Khuyến nghị cho Việt NamTỔNG QUAN CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG NGỪABẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI:KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM PGS. TS. Trần Thành Nam1 ThS. Nguyễn Phương Hồng Ngọc2 Tóm tắt: Bài viết này tổng hợp và phân tích thực trạng khung pháp lý, các chính sách hiện nay trên thế giới có liên quan đến công tác phòng chống bạo lực học đường. Thông qua tổng quan, chúng tôi thấy rằng: (1) một số quốc gia có các chính sách rõ ràng và cụ thể ở cấp quốc gia, kết nối các bên liên quan để phòng ngừa một hình thức bạo lực học đường cụ thể, (2) một số quốc gia trên thế giới tuy không có luật cụ thể nào dành riêng cho việc phòng chống bạo lực học đường nhưng có các luật có liên quan, (3) một số quốc gia đã sửa đổi các luật hiện hành, đưa ra các kiểu tội phạm mới vào, (4) một số quốc gia thông qua luật xây dựng cơ quan chuyên trách xử lý vấn đề, (5) một số quốc gia đưa ra luật yêu cầu các trường học thiết lập và thực hiện các chính sách chống bắt nạt, chỉ định hành vi bị nghiêm cấm, xác định các nhóm dễ bị tổn thương, cung cấp hướng dẫn chi tiết về việc điều tra các sự việc, cung cấp hoặc giới thiệu nạn nhân đến các dịch vụ tư vấn hoặc hỗ trợ, và tư vấn về đào tạo nhân viên để giúp phòng ngừa, xác định và phản ứng với bắt nạt, (6) một số quốc gia còn thiếu khung pháp lý, chính sách và luật quy định rõ ràng về an toàn trong trường học, (7) một số quốc gia vẫn chưa có chiến lược toàn quốc gia trong việc phòng chống vấn đề này. Bài viết cũng tổng hợp một số chính sách về phòng chống bạo lực ở Việt Nam và khuyến nghị cho việc xây dựng chính sách tại Việt Nam được đưa ra thảo luận. Từ khóa: Bbạo lực học đường, Phòng ngừa, Văn bản pháp luật.1. Đặt vấn đề Bạo lực học đường (BLHĐ) đã và đang là một vấn đề toàn cầu. Con số thốngkê về tỉ lệ qua các nghiên cứu đã khẳng định BLHĐ không phải vấn đề của riêngquốc gia nào, mà nó xuất hiện ở tất cả các quốc gia với tỉ lệ và mức độ khác nhau.Theo báo cáo về tình hình BLHĐ toàn cầu năm 2017 của Tổ chức Giáo dục, Khoa1 Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Email: namtran@vnu.edu.vn2 Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC 4.0 561học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UnitedNations Educational, Scientific and CulturalOrganization, UNESCO), có khoảng 246 triệu trẻ em và thanh thiếu niên có trảinghiệm với BLHĐ ở một số hình thức mỗi năm. Ước tính tỉ lệ trẻ em và thanh thiếuniên bị ảnh hưởng bởi bắt nạt học đường khác nhau giữa các quốc gia và nghiên cứudao động từ dưới 10% đến hơn 65%1. Theo báo cáo năm 2018 của Quỹ Nhi đồng Liênhợp quốc (United Nations Children’s Fund, UNICEF) trên toàn cầu, một nửa tổng sốhọc sinh từ 13 – 15 tuổi được thống kê báo cáo các em có trải nghiệm bị bạo lực bởibạn bè ở trong và xung quanh trường. Số liệu thống kê cho thấy có khoảng 1/3 họcsinh ở độ tuổi này có trải nghiệm bị bắt nạt và cũng có một tỉ lệ tương tự học sinhtham gia vào đánh nhau. Hơn nữa, có khoảng 720 triệu trẻ em ở độ tuổi đi học sốngở các quốc gia nơi các em không được pháp luật bảo vệ hoàn toàn khỏi hình phạt vềthể chất ở trường2. BLHĐ ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh của đời sống, bản thân học sinh,phụ huynh, giáo viên và cả nhà trường. Bạo lực ở trẻ em và thanh thiếu niên cóảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến sức khỏe thể chất, tinh thần (lo âu, trầmcảm, vấn đề giấc ngủ, tự hại, v.v.), tự sát và ảnh hưởng về mặt xã hội cho nạn nhân(Hunter và cộng sự, 2014; Gini & Pozzoli, 2013; Van Geel và cộng sự; 2015; Nixon vàcộng sự, 2011; Hager và cộng sự, 2016; Arseneault và cộng sự, 2010, v.v.). Tác độngcủa BL có thể kéo dài theo suốt cuộc đời. Về mặt kinh tế, ước tính rằng các tác độngvà chi phí kinh tế toàn cầu do hậu quả của BL thể chất, BL tâm lý và BL tình dục đốivới trẻ em có thể lên tới 7 nghìn tỷ đô la. Chi phí khổng lồ này cao hơn khoản đầutư cần thiết để ngăn chặn phần lớn vấn đề BL đó (Pereznieto và cộng sự, 2014). Chiphí này gồm: chăm chữa về tinh thần và thể chất, phí công an, tài sản bị hư hại, phíbắt giữ, phí cai nghiện, phí do bỏ học và lớn lên không có việc (Bagley & Pritchard,1998). BL đã làm cho môi trường học tập trở nên không an toàn, nhiều học sinhsợ hãi khi đi đến trường và ở trường tới mức nghỉ học ít nhất một lần trong tháng(Noaks & Noaks, 2000). Trong các giải pháp cho BLHĐ, một giải pháp không thể thiếu là các chínhsách, văn bản pháp luật phòng chống BLHĐ. Văn bản pháp luật không chỉ là kim chỉnam cho quy định xử lý mà còn là việc thực thi các hoạt động phòng chống BL trongtrường học. Bài viết này tổng hợp và phân tích các ...