Danh mục

Tổng quan hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu khoa học Tây Nguyên giai đoạn 2015-2020

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.54 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam hoạt động theo chức năng: Nghiên cứu cơ bản, phát triển công nghệ, tổ chức cung ứng dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực sinh học, hóa học, môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu khoa học Tây Nguyên giai đoạn 2015-2020KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVNDOI: 10.15625/vap.2020.00129 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2015-2020 Nguyễn Hữu Toàn Phan Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Email: nhtphan@gmail.com Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Côngnghệ Việt Nam hoạt động theo chức năng: Nghiên cứu cơ bản, phát triển công nghệ, tổchức cung ứng dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực sinh học,hóa học, môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Cácnhiệm vụ cụ thể của Viện bao gồm: Điều tra nghiên cứu khu hệ động, thực vật TâyNguyên tạo cơ sở khoa học phục vụ việc sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên sinhvật; Nghiên cứu những vấn đề về khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực sinh học:công nghệ gen, công nghệ tế bào động vật, công nghệ tế bào thực vật, công nghệ vi sinh,công nghệ nấm và các lĩnh vực khác có liên quan; Nghiên cứu các hoạt chất sinh học từđộng, thực vật, bán tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học cao phục vụ cho các lĩnhvực dược liệu, mỹ phẩm, nông nghiệp; Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, côngnghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường, phục vụ phát triểnbền vững ở Việt Nam; Xây dựng bảo tàng, tổ chức sưu tầm, xây dựng và quản lý bộ sưutập mẫu vật đạt chuẩn quốc gia; Tổ chức trưng bày, phổ biến kiến thức, tuyên truyền giáodục về thiên nhiên và bảo vệ môi trường; Tổ chức thực hiện dịch vụ khoa học và côngnghệ có trình độ cao trong lĩnh vực sinh học và các lĩnh vực khác có liên quan; Đào tạonguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực sinh học và các lĩnhvực khác có liên quan; Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sinh học và các lĩnh vựckhác có liên quan; Quản lý về tổ chức, bộ máy; Quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viênchức của đơn vị theo quy định của Nhà nước và của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệViệt Nam; Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của Nhà nước và thực hiệncác nhiệm vụ khác do Chủ tịch giao. Các hướng hoạt động nghiên cứu chính của Viện bao gồm: Đa dạng sinh học và cácchất có hoạt tính sinh học; Công nghệ sinh học và xây dựng, phát triển Bảo tàng Sinh học. Những kết quả chính của Viện đã đạt được trong giai đoạn 2015-2020 về lĩnh vực đadạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học được báo cáo như sau:1. Các đề tài, dự án được triển khai Trong giai đoạn 05 năm (2016-2020), theo hướng đa dạng sinh học và các chất cóhoạt tính sinh học, Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên triển khai thực hiện 02 đề tàithuộc chương trình Tây Nguyên 2016-2020, 02 đề tài Nafosted, 01 dự án thành phần thuộcdự án “Xây dựng Bộ sưu tập mẫu vật quốc gia về thiên nhiên Việt Nam”, 01 đề tài cấpViện Hàn lâm thuộc hướng VAST04 và một số đề tài khác:96 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC a. Đề tài TN18/T08: “Nghiên cứu phát triển, sử dụng và bảo tồn bền vững 05 loài Lan(Dendrobium nobile, Dendrobium trankimianum, Paphiopedilum villosum, Phaiusbaolocensis và Phaius tankervilleae) đặc hữu, quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, phục vụphát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng - Tây Nguyên”. b. Đề tài TN18/C09: “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài dược liệu chủ lựccủa Tây Nguyên, tạo ra một số sản phẩm có giá trị cao từ một vài loài dược liệu chủ lực,bản địa quý hiếm của Tây Nguyên”. c. Đề tài Nafosted: “Nghiên cứu đa dạng chi Thạch tùng (Huperzia Bernhardi) ởViệt Nam”. d. Đề tài Nafosted: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học một số loàithuộc chi Vông đỏ (Alchornea) ở Việt Nam”. e. Dự án thành phần thuộc Dự án sưu tầm bộ mẫu vật quốc gia về thiên nhiên Việt Nam:Xây dựng bộ mẫu động vật (trên đất liền) Trung Trung Bộ - Tây Nguyên, Việt Nam. f. Đề tài cấp Viện Hàn lâm (VAST04): “Nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tínhsinh học của cây thông mộc lá nhám (Aralia dasyphylla Miq.) họ Nhân sâm (Araliaceae)và tạo chế phẩm có khả năng kháng ung thư hoặc kháng viêm hoặc kháng khuẩn”. g. Đề tài cấp tỉnh Lâm Đồng “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà dược liệutúi lọc từ cây lan gấm tại Đà Lạt - Lâm Đồng”.2. Đa dạng sinh học2.1. Những nghiên cứu về họ Lan (Orchidaceae Juss.) Nhóm nghiên cứu của Viện kết hợp với các chuyên gia trong nước và quốc tế đến từNga, Trung Quốc… đã tiến hành điều tra, khảo sát thành phần loài các loài lan ở khu vựcTây Nguyên và một số vùng lân cận (các địa điểm thu thập mẫu trải dài từ độ cao 300 m(vùng Cát Tiên) cho đến trên 2.000 m (đỉnh núi Bidoup, Ngọc Linh, Chư Yang Sin), từrừng ...

Tài liệu được xem nhiều: