Danh mục

Tổng quan khái niệm Tính xác thực trong nghiên cứu du lịch

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 210.40 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cho rằng chúng ta cần tiếp tục hướng đến một nhận thức toàn diện và cởi mở về tính xác thực trong du lịch để có thể định hướng và khai thác hiệu quả hơn nữa tiềm năng dồi dào của loại hình du lịch sinh thái nhân văn, văn hóa tộc người. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan khái niệm "Tính xác thực" trong nghiên cứu du lịchK y u công trình khoa h c 2015 - Ph n IITỔNG QUAN KHÁI NIỆM TÍNH XÁC THỰC TRONGNGHIÊN CỨU DU LỊCHThs. NCS. Phạm Trần Thăng LongBộ môn Du lịch, Trường Đại học Thăng LongTóm tắt: Du lịch và du lịch văn hóa nói riêng đang cho thấy là một trong nhữngngành phát triển mạnh mẽ nhất không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai. Trên con đườngthịnh vượng đó, một đặc tính được nhiều nhà nghiên cứu và thực hành về du lịch tin là mộttrong những chìa khóa mở cánh cửa số phận của ngành du lịch là tính xác thực. Bài viết nàyđi vào tìm hiểu và giới thiệu một cách tổng quan về tính xác thực trong du lịch, với tính chấtlà một giá trị và một khái niệm có tính nền tảng trong hoạt động sáng tạo và quản lý du lịch.Từ quan điểm xã hội học – nhân học xã hội, bài viết nhấn mạnh nhận định về tính xác thựctrong du lịch là một sản phẩm xã hội và một phần thiết yếu trong trong quá trình định hình vàkhẳng định của phát triển du lịch văn hóa cộng đồng. Từ đó, bài viết cho rằng chúng ta cầntiếp tục hướng đến một nhận thức toàn diện và cởi mở về tính xác thực trong du lịch để có thểđịnh hướng và khai thác hiệu quả hơn nữa tiềm năng dồi dào của loại hình du lịch sinh tháinhân văn, văn hóa tộc người.Từ khóa: du lịch văn hóa, khách du lịch thế hệ thứ ba, phát triển du lịch bền vững,tính xác thực, trải nghiệm du lịch.1. Đặt vấn đềMột ngày đầu tháng 10 năm 2015, tôi nhận được một món quà từ một người bạn trở vềtừ chuyến đi công tác tại Sapa. Đó là một chú voi nhỏ nhồi bông để trưng bày. Một sản phẩmlưu niệm dành cho khách du lịch thông thường, nhưng chú voi này lại thật ấn tượng đối vớitôi. Ngoài sự trân trọng tôi dành cho tình cảm của người bạn mình, chú voi dành cho tôi đếntừ một bàn tay của một người phụ nữ Hmông như lời kể của người tặng quà, với chất liệu vảimay là loại vải đặc trưng của dân tộc Hmông. Nhưng con voi lại hiếm khi, nếu không phải làchưa khi nào, là loài vật gắn với văn hóa của người Hmông cả - mà có lẽ là con ngựa. Vậy thìthứ đồ lưu niệm thú vị mà tôi có được ra đời từ ý tưởng nào và nó có vai trò gì trong hoạtđộng du lịch tại địa phương?Những câu hỏi đó cùng với hình ảnh con voi mang một trong những hình ảnh đặc trưngcủa người Hmông cũng khiến tôi nhớ về một nghiên cứu trước đây mà tôi có may mắn đượctham gia trong một khoảng thời gian. Đó là một cuộc khảo sát thực địa phục vụ cho luận án tiếnsỹ triết học về khoa học xã hội với chủ đề “Sự thương lượng về tính xác thực: nền kinh tế vănhóa của thị trường du lịch tộc người ở bản người Thái trắng, vùng núi Tây Bắc Việt Nam”(Achariya 2012). Trong nghiên cứu này, lịch sử hình thành và phát triển du lịch văn hóa – tộcngười của người Thái trắng ở Bản Lác, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được làm rõ thông qua lăngkính khái niệm về “tính xác thực” (authenticity) để khẳng định một trong nhiều luận điểm:thông qua sự thỏa thuận về tính xác thực và nhóm dân tộc và sự giải thích về những bản sắc mớinhư của người Thái trắng ở Mai Châu mà những mối quan hệ thông thường giữa chủ dịch vụ khách du lịch có thể được xác định lại và được biến đổi thành mối quan hệ chủ nhà – khách giađình mang tính xác thực, gần gũi, lâu dài trong điều kiện thị trường. Và đó là một trong nhữngđiều kiện quan trọng đảm bảo tính bền vững của du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa – tộc người.Trư ng Đ i h c Thăng Long311K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n IITheo cách đó, chúng ta đang nói về tính xác thực trong du lịch, điều có thể có được từmón hàng nào đó như là đồ lưu niệm với một (hoặc một vài) dấu hiệu đặc trưng nào đó nhưtrường hợp con voi ở trên, hoặc từ trải nghiệm thực tế như là việc ở cùng gia đình (homestay)tại Bản Lác, để có thể chứng kiến sự phát triển trong du lịch. Nhưng sự phát triển đó có ổnđịnh và chắc chắn không khi mỗi người lại có thể có những nhận định khác nhau về điều gì làtính xác thực, đặc biệt khi xem xét trong bối cảnh du lịch văn hóa. Và khi mà tổ chức du lịchthế giới (WTO) đã tuyên bố rằng du lịch văn hóa là một trong những ngành phát triển nhanhnhất trong thời gian gần đây, xuất phát từ việc ngày càng nhiều người cố gắng nhận biết vềnền văn hóa truyền thống của mình và từ sự phát triển về giáo dục.Với suy nghĩ về ý nghĩa và vai trò quan trọng của khái niệm “tính xác thực” trong lịchsử phát triển ngành du lịch và lĩnh vực nghiên cứu du lịch, bài viết này được thực hiện nhằmgiới thiệu ngắn gọn một tổng quan về khái niệm tính xác thực và sự phát triển của các quanniệm về tính xác thực trong du lịch. Trên cơ sở đó, bài viết tiếp tục khẳng định tính xác thựccó những ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động du lịch trong tất cả các khía cạnh như cung ứngdịch vụ, tiếp thị và quảng bá, xây dựng chiến lược và quản lý.Tuy nhiên sự tồn tại của tínhxác thực không phải là bất biến và hoàn toàn khách quan mà nó là một kết quả của tương tácxã hội trong cộng đồng điểm đến và giữa họ với khách du lịch, những cộng đồng xung quanhvà xã hội nói chung (Achariya 20 ...

Tài liệu được xem nhiều: