Tổng quan lý thuyết về ảnh hưởng của thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 397.52 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích của nghiên cứu này là: (1) Tổng quan lý thuyết các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức; (2) Phát hiện khe hổng nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của tổ chức;..
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan lý thuyết về ảnh hưởng của thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC A THEORETICAL OVERVIEW OF THE IMPACT OF SUPPLY CHAIN MANAGEMENT PRACTICES ON THE COMPETITIVE ADVANTAGE AND AND ORGANIZATIONAL PERFORMANCE ThS. Phạm Thị Kim Loan Trường Đại học Bạc Liêu Email: ptkloan25@gmail.com Tóm tắt Mục đích của nghiên cứu này là: (1) Tổng quan lý thuyết các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức; (2) Phát hiện khe hổng nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của tổ chức; (3) Đề xuất khung lý thuyết về ảnh hưởng của quản trị chuỗi cung ứng đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức tại Việt Nam trong bối cảnh quốc tế. Kết quả dự kiến của nghiên cứu sẽ đề xuất một mô hình dùng để đánh giá sự ảnh hưởng của thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng đến lợi thế cạnh canh và hiệu quả hoạt động của tổ chức tại Việt Nam. Từ khóa: Quản trị chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, tổ chức. Abstract The purpose of this study is (1) to provide an overview of the previous theories on on the impact of supply chain management practices on competitive advantage and organizational performance, (2) to identify research gaps concerning the relationship between supply chain management practices, competitive advantage and organizational performance, (3) and to propose a theoretical framework for the impact of supply chain management practices on competitive advantage and organizational performance in Vietnam in the international context. The expected results of the study will provide a model for assessing the impact of supply chain management practices on competitive advantage and organizational performance in Vietnam. Keywords: Supply chain management practices, Competitive advantage, Organizational performance. 1. Đặt vấn đề Trong nhiều năm qua, lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng đã và đang được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, đặc biệt là nghiên cứu về mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức (Suhong Li và cộng sự, 2006; Lina Anatan, 2014). Các nhà nghiên cứu kỳ vọng rằng khi tổ chức càng quản lý có hiệu quả chuỗi cung ứng thì càng có lợi thế cạnh tranh, kết quả là càng nâng cao được hiệu quả hoạt động của tổ chức cả về thị phần và lợi nhuận (Suhong Li và cộng sự, 2006). Các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến việc quản trị chuỗi cung ứng ngay từ những năm 1990 khi môi trường kinh doanh không chỉ giới hạn ở phạm vi một khu vực, một quốc gia mà còn mở rộng ra toàn cầu, chính vì thế thách thức đối với doanh nghiệp không chỉ đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng mà còn đưa sản phẩm và dịch vụ đến đúng thời điểm khách hàng cần với chi phí là tối thiểu. Các tổ chức bắt đầu nhận ra rằng nếu chỉ quan tâm đến quản lý hoạt động của đơn vị mình thì tổ chức không thể nào duy trì được lợi thế cạnh tranh. Sự hiểu biết về thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng đã trở thành điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua toàn cầu. Tuy nhiên, những năm gần đây hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào nghiên cứu chuỗi cung ứng ở các nước phát triển như Hoa Kỳ và Úc, và rất ít nghiên cứu được thực hiện ở Châu Á (Lina Anatan, 2014). Ngày nay, môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, không chỉ trong phạm vi một lãnh thổ, một quốc gia mà còn đặt các doanh nghiệp vào vị thế phải cạnh tranh toàn cầu thông qua lợi thế cạnh 315 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp thành công không chỉ dựa vào khả năng của bản thân mình mà còn dựa vào khả năng và sự sẵn sàng cộng tác với các doanh nghiệp khác trong chuỗi cung ứng thông qua quá trình chia sẻ giá trị. Do đó, cần có nghiên cứu tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Khi xét môi trường kinh doanh ở Việt Nam, nơi còn hạn chế về khung lý thuyết hỗ trợ cho nghiên cứu ảnh hưởng của thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức, tác giả nhận thấy có một khoảng trống trong các tài liệu có liên quan đến ba thành phần này. Đây là hướng nghiên cứu đáng được thực hiện nhằm lấp đầy các khoảng trống kiến thức về mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức có xem xét các yếu tố bất định từ môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Các lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu Các lý thuyết nền khác nhau được các nhà nghiên cứu sử dụng làm nền tảng cho mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức. 2.1.1. Thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng Quá trình toàn cầu hóa đã tăng cường sự cạnh tranh trong thị trường và gia tăng áp lực đối với các tổ chức trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm/dịch vụ đến ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan lý thuyết về ảnh hưởng của thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC A THEORETICAL OVERVIEW OF THE IMPACT OF SUPPLY CHAIN MANAGEMENT PRACTICES ON THE COMPETITIVE ADVANTAGE AND AND ORGANIZATIONAL PERFORMANCE ThS. Phạm Thị Kim Loan Trường Đại học Bạc Liêu Email: ptkloan25@gmail.com Tóm tắt Mục đích của nghiên cứu này là: (1) Tổng quan lý thuyết các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức; (2) Phát hiện khe hổng nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của tổ chức; (3) Đề xuất khung lý thuyết về ảnh hưởng của quản trị chuỗi cung ứng đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức tại Việt Nam trong bối cảnh quốc tế. Kết quả dự kiến của nghiên cứu sẽ đề xuất một mô hình dùng để đánh giá sự ảnh hưởng của thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng đến lợi thế cạnh canh và hiệu quả hoạt động của tổ chức tại Việt Nam. Từ khóa: Quản trị chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, tổ chức. Abstract The purpose of this study is (1) to provide an overview of the previous theories on on the impact of supply chain management practices on competitive advantage and organizational performance, (2) to identify research gaps concerning the relationship between supply chain management practices, competitive advantage and organizational performance, (3) and to propose a theoretical framework for the impact of supply chain management practices on competitive advantage and organizational performance in Vietnam in the international context. The expected results of the study will provide a model for assessing the impact of supply chain management practices on competitive advantage and organizational performance in Vietnam. Keywords: Supply chain management practices, Competitive advantage, Organizational performance. 1. Đặt vấn đề Trong nhiều năm qua, lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng đã và đang được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, đặc biệt là nghiên cứu về mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức (Suhong Li và cộng sự, 2006; Lina Anatan, 2014). Các nhà nghiên cứu kỳ vọng rằng khi tổ chức càng quản lý có hiệu quả chuỗi cung ứng thì càng có lợi thế cạnh tranh, kết quả là càng nâng cao được hiệu quả hoạt động của tổ chức cả về thị phần và lợi nhuận (Suhong Li và cộng sự, 2006). Các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến việc quản trị chuỗi cung ứng ngay từ những năm 1990 khi môi trường kinh doanh không chỉ giới hạn ở phạm vi một khu vực, một quốc gia mà còn mở rộng ra toàn cầu, chính vì thế thách thức đối với doanh nghiệp không chỉ đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng mà còn đưa sản phẩm và dịch vụ đến đúng thời điểm khách hàng cần với chi phí là tối thiểu. Các tổ chức bắt đầu nhận ra rằng nếu chỉ quan tâm đến quản lý hoạt động của đơn vị mình thì tổ chức không thể nào duy trì được lợi thế cạnh tranh. Sự hiểu biết về thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng đã trở thành điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua toàn cầu. Tuy nhiên, những năm gần đây hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào nghiên cứu chuỗi cung ứng ở các nước phát triển như Hoa Kỳ và Úc, và rất ít nghiên cứu được thực hiện ở Châu Á (Lina Anatan, 2014). Ngày nay, môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, không chỉ trong phạm vi một lãnh thổ, một quốc gia mà còn đặt các doanh nghiệp vào vị thế phải cạnh tranh toàn cầu thông qua lợi thế cạnh 315 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp thành công không chỉ dựa vào khả năng của bản thân mình mà còn dựa vào khả năng và sự sẵn sàng cộng tác với các doanh nghiệp khác trong chuỗi cung ứng thông qua quá trình chia sẻ giá trị. Do đó, cần có nghiên cứu tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Khi xét môi trường kinh doanh ở Việt Nam, nơi còn hạn chế về khung lý thuyết hỗ trợ cho nghiên cứu ảnh hưởng của thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức, tác giả nhận thấy có một khoảng trống trong các tài liệu có liên quan đến ba thành phần này. Đây là hướng nghiên cứu đáng được thực hiện nhằm lấp đầy các khoảng trống kiến thức về mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức có xem xét các yếu tố bất định từ môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Các lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu Các lý thuyết nền khác nhau được các nhà nghiên cứu sử dụng làm nền tảng cho mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức. 2.1.1. Thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng Quá trình toàn cầu hóa đã tăng cường sự cạnh tranh trong thị trường và gia tăng áp lực đối với các tổ chức trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm/dịch vụ đến ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế thương mại Quản trị chuỗi cung ứng Quan hệ đối tác chiến lược với nhà cung cấp Chiến lược trì hoãn Quản trị mối quan hệ khách hàngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Những quy định trong luật cạnh tranh
40 trang 244 0 0 -
Giáo trình QUẢN TRỊ CHUỔI CUNG ỨNG
179 trang 238 0 0 -
Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất tại Việt Nam
17 trang 206 0 0 -
Tài liệu học tập Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 2
99 trang 156 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết chuỗi cung ứng (áp dụng tại công ty Vinamilk)
18 trang 139 0 0 -
Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phúc Nguyên và TS. Lê Thị Minh Hằng
126 trang 124 0 0 -
42 trang 108 0 0
-
Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Những tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN tới nền kinh tế Việt Nam
29 trang 104 0 0 -
16 trang 92 0 0
-
15 trang 84 0 0