Tổng quan lý thuyết về bất hoàn hảo tài chính và mô hình cân bằng động tổng thể ngẫu nhiên
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 393.10 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tổng hợp cơ sở lý thuyết hiện tại về mô hình DSGE trong đó chúng tôi tập trung xem xét cách thức mô hình hóa và kết hợp bất hoàn hảo tài chính trong mô hình. Từ đó chúng tôi đề xuất một số gợi ý cho Việt Nam trong việc xây dựng mô hình phục vụ cho công tác phân tích chính sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan lý thuyết về bất hoàn hảo tài chính và mô hình cân bằng động tổng thể ngẫu nhiên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ BẤT HOÀN HẢO TÀI CHÍNH VÀ MÔ HÌNH CÂN BẰNG ĐỘNG TỔNG THỂ NGẪU NHIÊN ThS. Nguyễn Ngọc Thụy Vy Đại học Ngoại Thương – Cơ sở II tại TP.Hồ Chí Minh nguyenngocthuyvy.cs2@ftu.edu.vn TÓM TẮT Mô hình cân bằng động tổng thể ngẫu nhiên – DSGE là công cụ phân tích chính sách chủ yếu của các ngân hàng trung ương và định chế tài chính lớn trên thế giới. Thế hệ mô hình trước khủng hoảng không xét đến bất hoàn hảo tài chính và đã thất bại trong việc dự báo diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Thất bại này chính là động cơ để các nhà nghiên cứu tiếp tục cải tiến mô hình. Hiện nay mô hình DSGE đang được phát triển theo hướng bổ sung bất hoàn hảo tài chính nhằm nắm bắt tốt hơn biến động trong nền kinh tế thực. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tổng hợp cơ sở lý thuyết hiện tại về mô hình DSGE trong đó chúng tôi tập trung xem xét cách thức mô hình hóa và kết hợp bất hoàn hảo tài chính trong mô hình. Từ đó chúng tôi đề xuất một số gợi ý cho Việt Nam trong việc xây dựng mô hình phục vụ cho công tác phân tích chính sách. Từ khóa: Bất hoàn hảo tài chính, DSGE, mô hình cân bằng động tổng thể ngẫu nhiên 1. Giới thiệu Trong vòng ba thập kỷ vừa qua, đã có một sự thay đổi nhanh chóng, vượt bậc trong việc xây dựng các mô hình kinh tế vĩ mô. Sự thay đổi này bắt đầu tư bài nghiên cứu của Kydland và Prescott (1982) với việc đưa ra mô hình chu kỳ kinh doanh thực - RBC (Real Business Cycle), một hình thức của mô hình cân bằng động tổng thể ngẫu nhiên - DSGE (Dynamic Stochastic General Equilibrium). Mặc dù gặp nhiều ý kiến trái chiều tại thời điểm ra đời, mô hình DSGE ngày càng được chấp nhận rộng rãi và trở thành công cụ phân tích tiêu chuẩn trong nhiều lĩnh vực kinh tế đặc biệt là kinh tế vĩ mô và kinh tế quốc tế để giải quyết các vấn đề về chu kỳ kinh doanh, tăng trưởng, chính sách tiền tệ và chính sách ổn định tài chính. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã buộc các nhà thiết kế chính sách xem xét lại khung lý thuyết cũng như mô hình sử dụng trong phân tích chính sách vĩ mô. Chế độ lạm phát mục tiêu cùng mô hình cân bằng động tổng thể ngẫu nhiên theo trường phái New Keynesian – DSGE – NK với giả định thị trường tài chính hoàn hảo không đủ khả năng nắm bắt những biến động phức tạp của nền kinh tế, đặc biệt khi những biến động đó có liên quan đến khu vực tài chính. Sau khủng hoảng, dòng lý thuyết nghiên cứu về bất hoàn hảo trong thị trường tài chính (financial frictions) hồi sinh mạnh mẽ với những hướng phát triển đa dạng như trong kinh tế học vĩ mô, lưu chuyển vốn quốc tế, định giá tài sản và hoạch định chính sách (Adler, 2014). Trong kinh tế học vĩ mô, Bernanke, Gertler và Gilchrist (1999) – BGG và Kiyotaki và Moore (1997) – KM là các nghiên cứu tiên phong trong việc mô hình hóa bất hoàn hảo tài chính. Các nghiên cứu này tập trung vào vai trò của thông tin bất cân xứng trong hợp đồng tín dụng giữa người cho vay và người đi vay trong việc khuếch đại biến động của nền kinh tế trước các cú sốc. Tuy nhiên cả BGG (1999) và KM (1997) mới chỉ mô hình hóa bất hoàn hảo tài chính bên phần cầu tín dụng mà chưa xét đến vai trò của các trung gian tài chính bên phần cung tín dụng. Giả định trên không phù hợp với thực tế khi đa số tín dụng được cung cấp thông qua các trung gian tài chính. Thế hệ mô hình tiếp theo cố gắng kết hợp không chỉ bất hoàn hảo tài chính mà cả khu vực trung gian tài chính vào mô hình DSGE – NK tiêu chuẩn nhằm phục vụ cho mục tiêu phân tích chính sách. 46 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Mô hình DSGE hiện đang được cải thiện và sử dụng rộng rãi trong ngân hàng trung ương (NHTW) và các định chế tài chính lớn trên thế giới như SIGMA (Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ - FED), BEQM (NHTW Anh), NAWM (NHTW Châu Âu – ECB), BoC-GEM (NHTW Canada), QUEST (Ủy Ban Châu Âu - EC), GIMF (Quỹ Tiền Tệ Thế Giới – IMF) và OECD Fiscal (Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế - OECD). Kể cả các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia và Philippines cũng đã xây dựng thành công mô hình DSGE hữu ích cho phân tích chính sách.1 Tại Việt Nam, theo hiểu biết của tác giả, chúng ta chưa có một mô hình tổng thể trong thiết kế chính sách. Thiếu sự hậu thẫu của một mô hình tổng thể, các chính sách ban hành có thể thiếu đồng bộ, mang đến kết quả ngoài dự tính gây khó khăn cho công tác quản lý và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của công chúng. Nỗ lực đầu tiên trong việc xây dựng mô hình DSGE cho Việt Nam đến từ bài báo của hai nhà nghiên cứu thuộc Quỹ Tiền Tệ Thế Giới, Dizioli và Schmittmann (2015). Tuy nhiên, mô hình DSGE Dizioli và Schmittnann (2015) đề xuất chỉ ở dạng căn bản, hoàn toàn không bao gồm bất hoàn hảo tài chính hay khu vực trung gian tài chính. Chính vì vậy việc tiếp tục phát triển mô hình DSGE cho Việt Nam là cần thiết. Bài nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu tổng hợp và phân tích cơ sở lý thuyết hiện tại về mô hình DSGE trong đó tập trung vào cách thức mô hình hóa và kết hợp bất hoàn hảo tài chính. Với hiểu biết có được về tình hình phát triển hiện tại của mô hình DSGE trên thế giới, bài nghiên cứu đề xuất một số gợi ý cho Việt Nam trong việc xây dựng mô hình DSGE phù hợp cho mục tiêu phân tích chính sách. Trong bài nghiên cứu tổng hợp này, Phần 2 được dành để lần lượt phân tích cơ sở lý thuyết về mô hình DSGE, Phần 3 về bất hoàn hảo tài chính và cách thức mô hình hóa bất hoàn hảo tài chính và Phần 4 để kết luận. 2. Mô hình DSGE 2.1. Tổng quan về mô hình DSGE Mô hình DSGE được phát triển từ mô hình chu kỳ kinh doanh thực - RBC (Real Business Cycle) đề xuất bởi Kydland và Prescott (1982) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan lý thuyết về bất hoàn hảo tài chính và mô hình cân bằng động tổng thể ngẫu nhiên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ BẤT HOÀN HẢO TÀI CHÍNH VÀ MÔ HÌNH CÂN BẰNG ĐỘNG TỔNG THỂ NGẪU NHIÊN ThS. Nguyễn Ngọc Thụy Vy Đại học Ngoại Thương – Cơ sở II tại TP.Hồ Chí Minh nguyenngocthuyvy.cs2@ftu.edu.vn TÓM TẮT Mô hình cân bằng động tổng thể ngẫu nhiên – DSGE là công cụ phân tích chính sách chủ yếu của các ngân hàng trung ương và định chế tài chính lớn trên thế giới. Thế hệ mô hình trước khủng hoảng không xét đến bất hoàn hảo tài chính và đã thất bại trong việc dự báo diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Thất bại này chính là động cơ để các nhà nghiên cứu tiếp tục cải tiến mô hình. Hiện nay mô hình DSGE đang được phát triển theo hướng bổ sung bất hoàn hảo tài chính nhằm nắm bắt tốt hơn biến động trong nền kinh tế thực. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tổng hợp cơ sở lý thuyết hiện tại về mô hình DSGE trong đó chúng tôi tập trung xem xét cách thức mô hình hóa và kết hợp bất hoàn hảo tài chính trong mô hình. Từ đó chúng tôi đề xuất một số gợi ý cho Việt Nam trong việc xây dựng mô hình phục vụ cho công tác phân tích chính sách. Từ khóa: Bất hoàn hảo tài chính, DSGE, mô hình cân bằng động tổng thể ngẫu nhiên 1. Giới thiệu Trong vòng ba thập kỷ vừa qua, đã có một sự thay đổi nhanh chóng, vượt bậc trong việc xây dựng các mô hình kinh tế vĩ mô. Sự thay đổi này bắt đầu tư bài nghiên cứu của Kydland và Prescott (1982) với việc đưa ra mô hình chu kỳ kinh doanh thực - RBC (Real Business Cycle), một hình thức của mô hình cân bằng động tổng thể ngẫu nhiên - DSGE (Dynamic Stochastic General Equilibrium). Mặc dù gặp nhiều ý kiến trái chiều tại thời điểm ra đời, mô hình DSGE ngày càng được chấp nhận rộng rãi và trở thành công cụ phân tích tiêu chuẩn trong nhiều lĩnh vực kinh tế đặc biệt là kinh tế vĩ mô và kinh tế quốc tế để giải quyết các vấn đề về chu kỳ kinh doanh, tăng trưởng, chính sách tiền tệ và chính sách ổn định tài chính. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã buộc các nhà thiết kế chính sách xem xét lại khung lý thuyết cũng như mô hình sử dụng trong phân tích chính sách vĩ mô. Chế độ lạm phát mục tiêu cùng mô hình cân bằng động tổng thể ngẫu nhiên theo trường phái New Keynesian – DSGE – NK với giả định thị trường tài chính hoàn hảo không đủ khả năng nắm bắt những biến động phức tạp của nền kinh tế, đặc biệt khi những biến động đó có liên quan đến khu vực tài chính. Sau khủng hoảng, dòng lý thuyết nghiên cứu về bất hoàn hảo trong thị trường tài chính (financial frictions) hồi sinh mạnh mẽ với những hướng phát triển đa dạng như trong kinh tế học vĩ mô, lưu chuyển vốn quốc tế, định giá tài sản và hoạch định chính sách (Adler, 2014). Trong kinh tế học vĩ mô, Bernanke, Gertler và Gilchrist (1999) – BGG và Kiyotaki và Moore (1997) – KM là các nghiên cứu tiên phong trong việc mô hình hóa bất hoàn hảo tài chính. Các nghiên cứu này tập trung vào vai trò của thông tin bất cân xứng trong hợp đồng tín dụng giữa người cho vay và người đi vay trong việc khuếch đại biến động của nền kinh tế trước các cú sốc. Tuy nhiên cả BGG (1999) và KM (1997) mới chỉ mô hình hóa bất hoàn hảo tài chính bên phần cầu tín dụng mà chưa xét đến vai trò của các trung gian tài chính bên phần cung tín dụng. Giả định trên không phù hợp với thực tế khi đa số tín dụng được cung cấp thông qua các trung gian tài chính. Thế hệ mô hình tiếp theo cố gắng kết hợp không chỉ bất hoàn hảo tài chính mà cả khu vực trung gian tài chính vào mô hình DSGE – NK tiêu chuẩn nhằm phục vụ cho mục tiêu phân tích chính sách. 46 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Mô hình DSGE hiện đang được cải thiện và sử dụng rộng rãi trong ngân hàng trung ương (NHTW) và các định chế tài chính lớn trên thế giới như SIGMA (Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ - FED), BEQM (NHTW Anh), NAWM (NHTW Châu Âu – ECB), BoC-GEM (NHTW Canada), QUEST (Ủy Ban Châu Âu - EC), GIMF (Quỹ Tiền Tệ Thế Giới – IMF) và OECD Fiscal (Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế - OECD). Kể cả các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia và Philippines cũng đã xây dựng thành công mô hình DSGE hữu ích cho phân tích chính sách.1 Tại Việt Nam, theo hiểu biết của tác giả, chúng ta chưa có một mô hình tổng thể trong thiết kế chính sách. Thiếu sự hậu thẫu của một mô hình tổng thể, các chính sách ban hành có thể thiếu đồng bộ, mang đến kết quả ngoài dự tính gây khó khăn cho công tác quản lý và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của công chúng. Nỗ lực đầu tiên trong việc xây dựng mô hình DSGE cho Việt Nam đến từ bài báo của hai nhà nghiên cứu thuộc Quỹ Tiền Tệ Thế Giới, Dizioli và Schmittmann (2015). Tuy nhiên, mô hình DSGE Dizioli và Schmittnann (2015) đề xuất chỉ ở dạng căn bản, hoàn toàn không bao gồm bất hoàn hảo tài chính hay khu vực trung gian tài chính. Chính vì vậy việc tiếp tục phát triển mô hình DSGE cho Việt Nam là cần thiết. Bài nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu tổng hợp và phân tích cơ sở lý thuyết hiện tại về mô hình DSGE trong đó tập trung vào cách thức mô hình hóa và kết hợp bất hoàn hảo tài chính. Với hiểu biết có được về tình hình phát triển hiện tại của mô hình DSGE trên thế giới, bài nghiên cứu đề xuất một số gợi ý cho Việt Nam trong việc xây dựng mô hình DSGE phù hợp cho mục tiêu phân tích chính sách. Trong bài nghiên cứu tổng hợp này, Phần 2 được dành để lần lượt phân tích cơ sở lý thuyết về mô hình DSGE, Phần 3 về bất hoàn hảo tài chính và cách thức mô hình hóa bất hoàn hảo tài chính và Phần 4 để kết luận. 2. Mô hình DSGE 2.1. Tổng quan về mô hình DSGE Mô hình DSGE được phát triển từ mô hình chu kỳ kinh doanh thực - RBC (Real Business Cycle) đề xuất bởi Kydland và Prescott (1982) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bất hoàn hảo tài chính Mô hình cân bằng động tổng thể ngẫu nhiên Mô hình kinh tế vĩ mô Thị trường tài chính Lưu chuyển vốn quốc tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 964 34 0 -
2 trang 513 13 0
-
2 trang 343 13 0
-
293 trang 288 0 0
-
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 224 0 0 -
Ứng dụng mô hình ARIMA-GARCH để dự báo chỉ số VN-INDEX
9 trang 150 1 0 -
88 trang 128 1 0
-
Blockchain – khởi nguồn của một nền kinh tế mới: lời mở đầu
93 trang 115 0 0 -
2 trang 100 0 0
-
Thị trường bảo hiểm Việt Nam: sự phát triển, cơ hội và thách thức
8 trang 87 0 0