Danh mục

Tổng quan một số đặc điểm tự nhiên phục vụ cho việc đề xuất phương án cải tạo, phục hồi môi trường cụm mỏ Bình Hóa - Tân Hạnh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 544.59 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tổng quan một số đặc điểm tự nhiên phục vụ cho việc đề xuất phương án cải tạo, phục hồi môi trường cụm mỏ Bình Hóa - Tân Hạnh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trình bày đánh giá tổng quan đặc điểm tự nhiên của cụm mỏ làm cơ sở đề xuất phương án PHMT thích hợp. Các đặc điểm cụm mỏ được đánh giá trong bài là: i) đánh giá trữ lượng của cụm hồ; ii) đánh giá tính bền vững của công trình; iii) đánh giá chất lượng nước hồ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan một số đặc điểm tự nhiên phục vụ cho việc đề xuất phương án cải tạo, phục hồi môi trường cụm mỏ Bình Hóa - Tân Hạnh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 TỔNG QUAN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN PHỤC VỤ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI M I TRƯỜNG CỤM MỎ BÌNH HÓA-TÂN HẠNH, THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI Bùi Thanh Hoàng1, Trịnh Hồng Phương2 1 Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam 2 Khoa Địa chất và Khoáng sản, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh Email: thphuong@hcmunre.edu.vn TÓM TẮT Cụm mỏ đá xây dựng Bình Hóa - Tân Hạnh đã được UBND tỉnh Đồng Nai cấp phép khai thác thuộc địa phận các xã Bình Hóa và xã Tân Hạnh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai bao gồm 4 mỏ đá là Tân Hạnh, Tân Hạnh 1A, Bình Hóa và Bình Hóa 1A với tổng diện tích 72,86 ha và cote kết thúc khai thác là -60 m. Theo quy định, các mỏ này đã ngừng hoạt động vào năm 2010 và phương án cải tạo, phục hồi môi trường của 4 mỏ đã được phê duyệt nhưng riêng lẻ. Vì vậy việc xác định phương án cải tạo, PHMT cho cụm mỏ là cần thiết. Tuy nhiên, để đề xuất được phương án PHMT cho cụm mỏ cần tìm hiểu đặc điểm chung của toàn cụm. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tổng quan đặc điểm tự nhiên của cụm mỏ làm cơ sở đề xuất phương án PHMT thích hợp. Các đặc điểm cụm mỏ được đánh giá trong bài là: i) đánh giá trữ lượng của cụm hồ; ii) đánh giá tính bền vững của công trình; iii) đánh giá chất lượng nước hồ. Từ khóa: cụm mỏ Bình Hóa - Tân Hạnh, tính bền vững, cải tạo phục hồi môi trường. 1. GIỚI THIỆU Thành phố Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, phía nam giáp huyện Long Thành, phía đông giáp huyện Trảng Bom, phía tây giáp Thị xã Tân Uyên, thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương và Quận 9 - Thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên 264,08km2, dân số 1.250.800 người (2017). Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 10, mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm từ khoảng 25,4 °C đến 27,2 °C. Biên Hòa có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp với nền đất lý tưởng, thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, có nguồn tài nguyên khoáng sản với trữ lượng khai thác đáng kể, nhất là tài nguyên khoáng sản về vật liệu xây dựng. Trong những năm qua, ngành khai khoáng ở Biên Hòa đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai với các mỏ Tân Bản, cụm Bình Hóa - Tân Hạnh, Long Bình Tân, Tân Vạn, Tân Đông Hiệp,… Trong đó cụm Bình Hóa Tân Hạnh gồm 4 mỏ là Tân Hạnh, Tân Hạnh 1A, Bình Hóa và Bình Hóa 1A với tổng diện tích 72,86 ha thuộc xã Hóa An và xã Tân Hạnh, cách trung tâm Biên Hòa 4 km về phía đông. Tuy nhiên, theo quy định cụm mỏ Bình Hóa - Tân Hạnh đã kết thúc khai thác vào năm 2010 với cote kết thúc khai thác là -60 m. Trước khi kết thúc khai thác, 4 mỏ này đã tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường với phương án là làm hồ nước. Bốn mỏ này tuy có cùng phương án phục hồi môi trường nhưng lại thực hiện riêng rẻ, tức ở đây hiện có 4 hồ nước nằm sát nhau, gây khó khăn 471 The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 cho công tác quản lý và đảm bảo an toàn, đồng thời không sử dụng được hết tối đa mặt bằng sau khai thác của khu vực. Vì vậy việc đề xuất phương án phục hồi môi trường chung cho cụm mỏ Bình Hóa - Tân Hạnh để sử dụng mặt bằng trong tương lai là hết sức cần thiết. Để làm được điều đó, trước hết, phải tìm hiểu kỹ về đặc điểm điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực mới đề xuất được phương án phù hợp cho cụm mỏ. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung đánh giá đặc điểm tự nhiên của khu vực và cụm mỏ, giới hạn ở ba nội dung là: i) đánh giá trữ lượng của cụm hồ; ii) đánh giá tính bền vững của công trình; iii) đánh giá chất lượng nước hồ. 2. HIỆN TRẠNG VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa hình Địa hình nguyên thủy của cụm mỏ đá Bình Hóa - Tân Hạnh là địa hình dạng đồi thấp, tương đối bằng phẳng, ít cây cối, độ cao tuyệt đối trung bình khoảng 10 m. Hiện nay, trong phạm vi cụm mỏ, địa hình đã bị biến đổi do quá trình khai thác đá, tạo thành các moong sâu với 4 đến 5 tầng khai thác. Nơi sâu nhất trong mỏ đã đạt tới cote - 66 m (hố thu nước của các khai trường) tương ứng với độ sâu 69m so với địa hình xung quanh. 2.2. Đặc điểm khí tượng Thành phố Biên Hòa nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Đông Nam Bộ. Hàng năm, khí hậu thay đổi theo hai mùa rõ rệt: mùa mưa thườ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: