Danh mục

TỔNG QUAN ODA Ở VIỆT NAM 15 NĂM (1993-2008)

Số trang: 12      Loại file: doc      Dung lượng: 92.50 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam diễn ra tại Pa-ri, Thủ đô nước Pháp cách đây 15 năm đã mở ra một trang sử mới trong quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỔNG QUAN ODA Ở VIỆT NAM 15 NĂM (1993-2008) TỔNG QUAN ODA Ở VIỆT NAM 15 NĂM (1993-2008) Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam diễn ra tại Pa-ri,Thủ đô nước Pháp cách đây 15 năm đã mở ra một trang sử mới trong quanhệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế. Mốiquan hệ này ra đời trong bối cảnh nào? Vai trò và tác động của nguồn vốnODA đối quá trình phát triển của Việt Nam trong thời gian qua ra sao? Cóthể rút ra những kinh nghiệm và bài học gì về công tác thu hút và sử dụngnguồn vốn ODA? Triển vọng của nguồn vốn này trong tương lai sau2010?,... sẽ là những nội dung chủ yếu được đề cập trong bài viết này. Đổi mới đã mang lại cơ hội cho hợp tác phát triển Thực hiện công cuộc Đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo từnăm 1986, trong những năm đầu của thập kỷ 90, Việt Nam đã không nhữngthoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và kéo dài mà còntạo ra những bước tiến vượt bậc với việc cải thiện tình hình chính trị đốingoại, xử lý các khoản nợ nước ngoài thông qua Câu lạc bộ chủ nợ Pa-ri,kinh tế trong nước đạt mức tăng trưởng cao, đời sống của nhân dân đượccải thiện rõ rệt. Đây là bối cảnh dẫn đến cơ hội để Việt Nam và cộngđồng tài trợ quốc tế nối lại quan hệ hợp tác phát triển. Hội nghị bàn trònvề viện trợ dành cho Việt Nam được tổ chức tại Pa-ri dưới sự chủ trì củaNgân hàng Thế giới (WB) vào tháng 11 năm 1993 là điểm khởi đầu cho quátrình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam. Sau hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựuphát triển kinh tế và tiến bộ xã hội vượt bậc, được dư luận trong nước vàquốc tế thừa nhận rộng rãi: Nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độbình quân 7,5%/năm, mức đói nghèo giảm từ trên 50% vào đầu những năm90 xuống còn trên 10% vào năm 2008, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàndiện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổchức Thương mại Thế giới (WTO), được bầu là Ủy viên không thườngtrực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam là thành viên tích cựccủa ASEAN, APEC, và nhiều Diễn đàn, tổ chức quốc tế khác,... Nhữngthành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua có phần đóng gópquan trọng của viện trợ phát triển như một phần trong sự nghiệp phát triểncủa Việt Nam. Cam kết cung cấp vốn ODA năm sau cao hơn năm trước Theo tập quán tài trợ quốc tế, hàng năm các nhà tài trợ tổ chức Hộinghị viện trợ quốc tế để vận động tài trợ cho các quốc gia đang phát triển.Đối với Việt Nam, sau Hội bàn tròn về viện trợ phát triển dành cho ViệtNam diễn ra lần đầu tiên vào năm 1993, các hội nghị viện trợ tiếp theođược đổi tên thành Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho ViệtNam (gọi tắt là Hội nghị CG) và Việt Nam từ vị thế là khách mời đã trởthành Đồng chủ trì Hội nghị CG cùng với Ngân hàng Thế giới. Địa điểm tổchức Hội nghị CG cũng thay đổi từ việc tổ chức tại nước tài trợ như tạiPháp, Nhật Bản,... sang về tổ chức tại Việt Nam. Hội nghị CG thường niên thực sự là diễn đàn đối thoại giữa Chínhphủ và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế về chiến lược, kế hoạch và chínhsách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó quan hệ hợp tác pháttriển và việc cung cấp, sử dụng viện trợ phục vụ sự nghiệp phát triển kinhtế - xã hội và xóa đói giảm nghèo là một nội dung gắn kết chặt chẽ, khôngtách rời. Ngoài Hội nghị CG thường niên, còn tổ chức Hội nghị CG giữa kỳkhông chính thức tại các địa phương, tạo điều kiện cho các nhà tài trợ gầnvới người dân và nắm bắt được nhu cầu phát triển cần được hỗ trợ củahọ. Là diễn đàn đối thoại về chính sách và viện trợ, song không khí chungcủa tất cả các Hội nghị CG cho đến nay là dựa trên tinh thần quan hệ đốitác và mang tính xây dựng, trong đó các nhà tài trợ tôn trọng vai trò làm chủvà lãnh đạo quốc gia của Việt Nam trong quá trình phát triển. Trong thời gian qua, cộng đồng tài trợ tại Việt Nam đã được mở rộngrất nhiều và hiện có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và23 nhà tài trợ đa phương1 đang hoạt động thường xuyên tại Việt Nam.1 a) Các nhà tài trợ song phương: Ai-xơ-len, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Ca-na-đa, Cô-oét, Đan Mạch, Đức, Hà Lan,Hàn Quốc, Hungari, I-ta-lia, Lúc-xem-bua, Mỹ, Na-uy, Nhật Bản, Niu-di-lân, Ôt-xtrây-lia, Phần Lan, Pháp,Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Xin-ga-po.b) Các nhà tài trợ đa phương gồm:- Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ: nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế(IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB), Quỹ Phát triển Bắc Âu(NDF), Quỹ Phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID - trước đây là Quỹ OPEC),Quỹ Kuwait;- Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ: Ủy ban châu Âu (EC), Cao uỷ Liên hợp quốc về người tỵ nạn(UNHCR), Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Chương trình Phát triển công nghiệp của Liên hợpquốc (UNIDO), Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình phối hợp của Liên hợpquốc ...

Tài liệu được xem nhiều: