Việt Nam đã có lịch sử phát triển đô thị từ rất lâu đời. Đến thập kỷ 90, số lượng đô thị đã lên đến khoảng 500 đô thị. Kể từ đó đến nay, số lượng đô thị tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Phát triển và tăng trưởng đô thị ở nước ta nhìn chung là muộn và chậm hơn so với một số nước trong khu vực. Sự phát triển đô thị không đồng đều giữa các vùng và chênh lệch nhiều giữa các khu vực khác nhau. Thực trạng chung hiện nay là các đô thị đều bị quá tải, tăng sức ép ở tất cả các mặt hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan phát triển đô thị Việt Nam CHIẾN LƯƠC PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ Từ tầm nhìn tới tăng trưởng và xóa ₫ói giảm nghèo PHIÊN HỌP TOÀN THỂ II: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM KTS Trần Ngọc Chính Vụ trưởng Vụ Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng, Bộ Xây dựng 24 — 26 tháng 11 năm 2004 Hà Nôi, Viêt Nam Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam Thưa các quý vị! Đô thị hoá là xu hướng tất yếu của toàn cầu; quá trình đô thị hoá gắn liền với sự phát triển về kinh tế - xã hội, nhưng cũng dễ làm biến động về môi trường tự nhiên và mất cân bằng sinh thái. Nếu không có các giải pháp hữu hiệu thì quá trình đô thị hoá cũng dẫn đến sự gia tăng số lượng người nghèo tại các đô thị. Tại Hội nghị này, tôi xin trao đổi về chiến lược phát triển đô thị gắn với xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Thưa các quý vị! Hệ thống đô thị Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử được hình thành gắn liền với các điều kiện tự nhiên, điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội , hợp thành một cấu trúc không gian tuyến-điểm, từ Bắc xuống Nam, dọc theo bờ biển Đông (Thái Bình Dương) và từ Tây sang Đông dọc theo lưu vực các dòng sông lớn là nguồn gốc tạo nên những đồng bằng rộng lớn, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, nguồn nước dồi dào, là động lực quan trọng phát triển kinh tế và đô thị Việt Nam. Trong những năm vừa qua đi đôi với việc phát triển kinh tế-xã hội là quá trình đô thị hoá với tốc độ nhanh phù hợp với tiến trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước. I. Thực trạng phát triển đô thị Việt nam 1. Tổng quan về phát triển đô thị ở Việt Nam Dân số đô thị hiện nay khoảng 21 triệu người chiếm 25,8% tổng dân số toàn quốc là 81 triệu người. Tỷ lệ đô thị hóa trong giai đoạn phát triển bình quân hàng năm gần 2% là tỷ lệ rất đáng khích lệ. Mạng lưới đô thị Việt Nam ngày càng được mở rộng và phát triển. Hiện nay, cả nước có 703 đô thị, trong đó: 2 đô thị có quy mô dân số trên 3 triệu người, 15 đô thị có quy mô dân số từ 25 vạn đến 3 triệu người, 74 đô thị có quy mô dân số từ 5 vạn đến 25 vạn người và các đô thị còn lại có quy mô dân số dưới 5 vạn người. Nhiều khu công nghiệp tập trung, nhiều khu đô thị mới và khu kinh tế cửa khẩu được hình thành góp phần mở rộng mạng lưới đô thị quốc gia, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng đô thị. Năm năm qua, các đô thị Việt Nam đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, đồng thời trở thành những nhân tố tích cực trong quá trình phát triển, đảm nhiệm được vai trò là trung tâm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề mới; là trung tâm phát triển và chuyển giao công nghệ trong vùng, trung tâm giao lưu thương mại trong và ngoài nước, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế đối ngoại; là trung tâm dịch vụ, phát triển văn hoá, giáo dục, nâng cáo dân trí và phát triển nguồn lực; giữ vai trò trong việc tăng thu ngân sách cho Nhà nước và đi đầu trong việc đảm bảo an ninh, quốc phòng. Do tác động của sự phát triển nền kinh tế thị trường và các chính sách khuyến khích phát triển đô thị, công tác quy hoạch được quan tâm tạo cơ sở cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo ở đô thị. Việc quy hoạch chỉnh trang các khu dân cư Phiên hop toàn thể II: Phát triển ₫ô thi ở Viêt Nam Trần Ngoc Chính - 1 Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam nông thôn được lập đã phần nào đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, cải tạo, xây dựng các khu dân cư nông thôn, hạn chế việc di dân tự do ra đô thị. Về quản lý đô thị đã có chuyển biến tích cực, nhận thức về đô thị và quản lý đô thị trong nền kinh tế thị trường đã được nâng cao; nhiều văn bản pháp luật về quản lý đô thị thuộc nhiều lĩnh vực đã được ban hành khá đồng bộ; việc triển khai các biện pháp cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý đô thị đã đạt được một số kết quả; những kết quả trên đã tác động tích cực tới công tác xoá đói giảm nghèo của các đô thị. 2. Các lợi thế và nguồn lực phát triển đô thị Việt Nam (1) Về điều kiện thiên nhiên: Hệ thống đô thị Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời, tại những địa điểm đã quy tụ được nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế và xã hội. Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, đất đai phong phú, nguồn nước dồi dào, nhiều vùng khoáng sản có trữ lượng tập trung lớn,v.v. đây là cơ sở rất thuận lợi và là nguồn lực quan trọng đối với việc hình thành cơ sở kinh tế- tạo động lực để mở rộng và phát triển đô thị trong quá trình ...