Từ những năm 90 trở lại đây, nghề nuôi cá rô phi phát triển mạnh mẽ. Cá rô phi là loài cá dễ nuôi, ít dịch bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao, giá thành sản xuất thấp nên các quốc gia đang phát triển đặc biệt chú trọng phát triển nuôi cá rô phi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan tình hình nuôi và tiêu thụ cá rô phi trên thế giới KHOAHỌCCÔNGNGHỆ>>>THÀNHTỰUKHCN KHOAHỌCCÔNGNGHỆ>>>THÀNHTỰUKHCNTổng quan tình hình nuôi và tiêu thụ cá rô phi trên thế giớiI. MỞ ĐẦUTừ những năm 90 trở lại đây, nghề nuôi cá rô phi phát triển mạnh mẽ. Cá rô phi là loàicá dễ nuôi, ít dịch bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao, giá thành sản xuất thấpnên các quốc gia đang phát triển đặc biệt chú trọng phát triển nuôi cá rô phi. Thêm vàođó, thịt cá rô phi có chất lượng thơm ngon, không có xương dăm nên được người tiêudùng ưa chuộng.Các nỗ lực nhằm phát triển nghề nuôi cá rô phi ở nước ta trong thời gian qua đã đạtđược nhiều thành tựu khả quan như nghiên cứu cải thiện di truyền, quy trình sản xuấtgiống và nuôi thương phẩm Tuy nhiên, vẫn chưa có một giải pháp hoàn chỉnh vềgiống, quy trình nuôi sạch, tiêu thụ sản phẩm, chế biến, tiếp cận thị trường, xuấtkhẩu v.v. để xây dựng và phát triển bền vững nghề nuôi cá rô phi ở Việt Nam. Bàiviết này nhằm cung cấp thông tin khái quát về tình hình nuôi, tiêu thụ cá rô phi trên thếgiới và một số giải pháp tiếp cận để phát triển nghề nuôi cá rô phi ở Việt Nam.II. TÌNH HÌNH NUÔI CÁ RÔ PHI TRÊN THẾ GIỚICá rô phi là loài cá được nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau những loài cá chép(Fitzsimmons, K và Gonznlez, P, 2005). Sản lượng cá rô phi nuôi không ngừng tăng lênvà ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn cung cấp dinh dưỡngcho người nghèo, nghề nuôi cá rô phi cũng được cho là một sinh kế tốt nhất cho nôngdân thoát khỏi đói nghèo. Trong tương lai, cá rô phi sẽ là sản phẩm thay thế cho cácloài cá thịt trắng đang ngày càng cạn kiệt (WFC 2003). Sản lượng cá rô phi đã tăng lênhơn 4 lần từ năm 1990 đến 2003. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia có sản lượng cá rôphi đứng đầu thế giới (710.000 tấn).Hình 1. Sản lượng cá rô phi trên thế giới qua các năm(Ghi chú: Giá trị sản lượng cá rô phi năm 2004 là ước tính)Hình 2. Sản lượng cá rô phi theo các nước và lãnh thổ nuôi (sản lượng cá rô phicủa thế giới là 1.650.000 tấn trong năm 2003) (theo Fitzsimmons, K. và Gonzalez, P.,2005)Châu ÁTrung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về nuôi và tiêu thụ cá rô phi. Các hình thứcnuôi rất đa dạng, từ những ao nhỏ sau nhà, nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến chođến thâm canh và siêu thâm canh. Quốc gia này có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cá rôphi nhanh nhất thế giới, tăng gần 3 lần trong năm 2000 so với năm 1999 (tương ứng13.492 tấn và 5.728 tấn).Sản lượng cá rô phi của Philippin, Ðài Loan trung bình đạt 110.000 tấn/năm. Cá rô phicủa Ðài Loan xuất sang Mỹ, Nhật dưới dạng sản phẩm nguyên con đông lạnh và philê, còn Philippin chủ yếu xuất sang thị trường Nhật với sản phẩm sashimi và phi lê.Các công ty nuôi cá rô phi ở Ðài Loan có xu hướng chuyển hướng đầu tư vào TrungQuốc do các điều kiện trong đại lục thuận lợi hơn nên giá thành sản xuất sẽ thấp hơn.Các sản phẩm xuất khẩu của Thái Lan là cá nguyên con đông lạnh và phi lê đông lạnh.Nghề nuôi cá rô phi ở Inđônêxia và Việt Nam đang phát triển, sản lượng đạt được mỗinăm khoảng 30.000 tấn, phần lớn tiêu thụ nội địa.Châu MỹMỹ là quốc gia có ngành công nghiệp nuôi cá rô phi phát triển mạnh mặc dù sản lượngkhông nhiều (7.500 tấn, 2003 ). Quốc gia sản xuất cá rô phi nhiều nhất châu Mỹ làMêhicô (110.000 tấn, 2003) kế đến là Braxin (75.000 tấn, 2003). Hai quốc gia này cóthị trường nội địa mạnh, đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ cao ở Sao Paulo, Rio de Janeiro(Braxin). Braxin là quốc gia có tiềm năng phát triển nuôi cá rô phi do hội tụ các điềukiện thuận lợi về nguồn nước, khí hậu nên giá thành sản xuất thường thấp dẫn đếntăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm cá rô phi của nước này trên thị trường thếgiới.Ecuađo, một quốc gia sản xuất tôm nổi tiếng nhưng trong những năm gần đây đangđối mặt với dịch bệnh (chủ yếu là bệnh đốm trắng-WSSV) đã chuyển sang phát triểnnuôi cá rô phi ở những ao nuôi tôm nhằm cải thiện môi trường, khi môi trường tốt hơnhọ lại tiến hành nuôi tôm. Chu kỳ nuôi xen kẽ tôm-cá đã chứng tỏ được hiệu quả. Mộtquốc gia khác là Pêru tuy mới phát triển nuôi cá rô phi (dự tính sản lượng đạt 3.000 tấnvào năm 2005) nhưng có nhiều triển vọng trong tương lai.Châu PhiCá rô phi có nguồn gốc từ châu Phi, tuy nhiên nghề nuôi cá rô phi lại chỉ mới bắt đầuphát triển ở châu lục này. Ai Cập là nhà sản xuất cá rô phi lớn nhất, đạt sản lượng200.000 tấn (năm 2003), chiếm 90% sản lượng cá rô phi của châu lục. Trong đó, cómột sản lượng đáng kể cá được khai thác từ tự nhiên. Zămbia có kế hoạch mở rộngnuôi cá rô phi theo mô hình tổng hợp heo cá, loài được nuôi là cá rô phi địa phươngOreochromis andersonii và cá rô phi toàn đực dòng Ai Cập. Với hình thức nuôi này,mặc dù mang lại hiệu quả nhưng chất lượng cá nuôi không đảm bảo yêu cầu vệ sinh.Ghana và Nigiêria vừa thành lập nhiều trang trại có quy mô lớn và được quản lý tốt.Mục tiêu là tạo ra sản phẩm ...