Thông tin tài liệu:
1/ ĐỊNH NGHĨA CÁC DANH TỪ SAU ĐÂY : suicide, tentative de suicide, idéé suicidaire, suicidaire, suicidant, suicidé ?Suicide : tự giết hại chính mình (tự tử, tự sát) Suicidé : người đã có hành động gây chết người (người tự tử, người tự sát), người chết sau một tự tử thành công.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỔNG QUAN TỰ TỬ ( SUICIDE) TỰ TỬ ( SUICIDE)1/ ĐỊNH NGHĨA CÁC DANH TỪ SAU ĐÂY : suicide, tentative desuicide, idéé suicidaire, suicidaire, suicidant, suicidé ? Suicide : tự giết hại chính mình (tự tử, tự sát) Suicidé : người đã có hành động gây chết người (người tự tử, người tự sát), người chết sau một tự tử thành công. Tentative de suicide (suicide attempt) (toan tự tử : hành vi có mục đích tự sát nhưng không thành công. Đó là sự thể hiện một ý định tự tử bằng hành động (passage à lacte), một acting out. Đó là phương tiện duy nhất mà bệnh nhân có để thể hiện một xung đột thật sự (un conflit authentique) Suicidant : người sống sót sau một toan tính tự tử, người thực hiện một toan tính tự tử Idée suicidaire (suicidal thought) (ý định tự tử) = idéation suicidaire. Khoảng 2/3 các người tự tử nói lên trước đó ý định tự tử của mình Suicidaire : người có ý định tự tử hoặc bày tỏ đe dọa sẽ tự tử. 2/ THÁI Đ Ộ XỬ TRÍ THÍCH HỢP ĐỐI VỚI MỘT BỆNH NHÂNMƯU TOAN TỰ TỬ ? điều trị nội khoa những tình trạng đe dọa đến mạng sống, trước khi đánh giá tâm thần (psychiatric evaluation). điều quan trọng là trong khi tiến hành điều trị, cần duy trì m ột thái độ không phê phán (nonjudgmental approach). trừng phạt hoặc chế diễu đều không có tác dụng điều trị và cũng không phải là cách cư xử thích hợp của những người làm nghề y tế . hầu hết những bệnh nhân mưu toan tự tử ít nhất đều là những kẻ nhập nhằng (ambivalent) giữa ý muốn sống hoặc chết. làm mất phẩm giá hoặc đối xử thô bạo những bệnh nhân như thế, đặc biệt bởi những người làm nghề y tế, là những kẻ b iểu hiện cho uy quyền của y khoa, sẽ làm trầm trọng thêm lòng tự trọng vốn đã thấp và có thể làm cho điều trị tâm thần sau này sẽ khó khăn hơn.3/ NH ỮNG ĐIỀU CẦN THẬN TRỌNG ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN TỰTỬ ? Bởi vì một vài b ệnh nhân có thể lập lại toan tính tự tử trong lúc ở phòng cấp cứu, do đó vài biện pháp phòng ngừa là cần thiết. Những biện pháp phòng ngừa bao gồm lục soát bệnh nhân và thu hồi các vũ khí, thuốc men hoặc những nguyên nhân khác có khả năng gây tự sát, theo dõi b ệnh nhân sát, thu hồi bất cứ vật dụng nào có tiềm năng nguy hiểm ở ngay chung quanh bệnh nhân (kim chích, dao mổ, đồ dùng bằng thủy tinh, dao cạo) và không cho phép bệnh nhân đi bất cứ nơi đâu (ví dụ vào buồng tắm) mà không có người đi kèm. Khi nhân viên không thể theo dõi thường xuyên thì biện pháp cầm giữ bằng phương pháp vật lý (physical restraint) có thể cần đến để bảo vệ các bệnh nhân tự tử thể nặng khỏi phải tự hại mình.4/ KỂ NHỮNG PHƯƠNG TIỆN ĐƯ ỢC SỬ DỤNG ĐỂ TỰ TỬ ? Treo cổ (pendaison) Hỏa khí (armes à feu) Uống thuốc độc (intoxication) Trong số các phương tiện sử dụng, uống thuốc tự tử đứng hàng đầu, đặcbiệt là trong các môi trường thành thị (70% các toan tính tự tử).Các phương tiện đ ược sử dụng hoặc được dự kiến sử dụng bởi bệnh nhânthể hiện ý chí muốn thành công hành động tự tử của mình. Một ngườitreo cổ mà dây treo bị nới lỏng sẽ được nhìn với sự thận trọng hơn là mộtbệnh nhân chỉ uống vài viên thuốc trước sự hiện diện của những ngườichung quanh, cũng như trường hợp một bệnh nhân thoát nạn không hềhấn gì sau khi nhảy cửa sổ từ nhiều tầng lầu.5/ TAI NẠN PHẢI CHĂNG CŨNG CÓ THỂ LÀ TOAN TÍNH TỰTỬ ? điều quan trọng cần ghi nhớ là những nạn nhân của tai nạn có thể là do họ có ý định tự tử. những tai nạn chỉ có một nạn nhân như một chiếc xe hơi đâm vào một cấu trúc béton với tốc độ cao, một người đi bộ bị đụng bởi một chiếc xe chạy nhanh hoặc một người té ngã, là nhũng thí dụ cổ điển về những toan tính tự tử dưới hình thức chấn thương do tai nạn. sau khi điều trị, cần đánh giá ý định tự tử. Có thể bàn luận với các thành viên trong gia đình hoặc hội chẩn với BS chuyên khoa tâm thần.6/ NH ỮNG RỐI LOẠN TẤM THẦN NÀO LIÊN KẾT VỚI TOANTÍNH TỰ TỬ ? Trong gần 25% trường hợp, có thể phát hiện một bệnh lý tâm thần thật sự. bệnh trầm uất thể nặng (major depression), nghiện rượu hoặc ma túy, bệnh tâm thần phân liệt và những rối loạn tư duy khác, các rối loạn nhân cách (personality disorders), hoảng sợ (panic disorder), rối loạn thích ứng (adjustment disorders) và những hợp chứng thực thể não bộ (organic brain syndromes). trầm uất thể nặng có thể dẫn tới tự tử với tỷ lệ 15%. 15% trong số những bệnh nhân bị trầm cảm u sầu (dépression mélancolique ) chết vì tự tử. hầu hết các người chết vì tự tử (30-70%) đã bị trầm uất (déprimé) trước khi thực hiện hành động. t ...