Danh mục

Tổng quan về đầu tư điện gió, mặt trời và đề xuất cho Việt Nam

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 772.52 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực tế tại các quốc gia phát triển năng lượng tái tạo cho thấy nhà đầu tư dự án điện gió và mặt trời rất đa dạng. Mỗi nhà đầu tư có nguồn lực và mục tiêu khác nhau khi đầu tư vào lĩnh vực này. Bên cạnh nguồn vốn, con người, các yếu tố khách quan thuộc về thể chế chính sách, trình độ phát triển công nghệ, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của nhà đầu tư trong việc lựa chọn công nghệ và quy mô dự án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan về đầu tư điện gió, mặt trời và đề xuất cho Việt Nam PHÂN BAN NGUỒN ĐIỆN | 237 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ ĐIỆN GIÓ, MẶT TRỜI VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM Đỗ Thị Hiệp Đại học Điện lực Tóm tắt: Thực tế tại các quốc gia phát triển năng lượng tái tạo cho thấy nhà đầu tư dự án điện gió và mặt trời rất đa dạng. Mỗi nhà đầu tư có nguồn lực và mục tiêu khác nhau khi đầu tư vào lĩnh vực này. Bên cạnh nguồn vốn, con người, các yếu tố khách quan thuộc về thể chế chính sách, trình độ phát triển công nghệ, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của nhà đầu tư trong việc lựa chọn công nghệ và quy mô dự án. Bằng việc tổng hơp, phân tích các nghiên cứu liên quan đến hành vi của nhà đầu tư điện gió và mặt trời trên thế giới, đặc biệt tại Đức, tác giả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dự án điện gió và mặt trời. Trong đó, yếu tố chính sách được phân tích kĩ nhằm hiểu được ảnh hưởng khác nhau của mỗi loại cơ chế, công cụ chính sách đến từng nhóm nhà đầu tư. Căn cứ vào đó người làm chính sách có thể điều chỉnh cơ chế, công cụ chính sách định hướng nhà đầu tư đạt được mục tiêu phát triển. Với thực tế phát triển điện gió và mặt trời ở Việt Nam, tác giả đề xuất một số công cụ thúc đẩy phát triển đầu tư lĩnh vực này. Từ khóa: nhà đầu tư, dự án điện gió, dự án điện mặt trời, chính sách năng lượng. Abstract: Renewable energy development countries show that investors in wind and solar power projects are very diverse. Each investor has different resources and goals when investing in this area. In addition to capital resource, people, objective factors of policy institutions, technology development level, natural conditions have a significant influence on the decision of the investor on the choice of technology and scale of projects. By compiling and analyzing studies related to the behavior of wind and solar investors in the world, particular in Germany, the author evaluates the factors that influence on the decision of investment in wind and solar power projects. In particular, policies are carefully analyzed to understand the different effects of each type of policy instrument to investor groups. Since then, policymakers have been able to adjust their policy-driven tools to achieve their target. With the actual development of wind and solar power in Vietnam, the author proposes some tools to promote investment in this field. Keywords: investors, wind power projects, photovoltaic projects, energy policy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển nguồn điện từ năng lượng gió và mặt trời là xu hướng trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Khai thác điện gió và mặt trời ở Việt Nam mới ở giai đoạn khởi động, do vậy đầu tư vào các nguồn năng lượng này là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với các nhà đầu tư. Đó là cơ hội bởi vì nhà đầu tư không phải lo giải quyết đầu ra do nhu cầu năng lượng ở Việt Nam ngày càng tăng. Điện năng cần sản xuất đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế với tăng trưởng GDP bình 238 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 quân ở mức 7.0%/năm giai đoạn 2016 – 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh, 2016). Mặc dù có cơ hội lớn nhưng nguồn điện gió và mặt trời ở Việt Nam vẫn đang bước những bước rất chậm và ngắn. Dẫn đến điều này một phần bởi các nhà đầu tư còn hạn chế về nguồn lực, mặt khác thách thức đầu tư vào phân khúc này khá lớn, nhiều rào cản. Tính đến cuối năm 2016, Việt Nam chỉ có 159.2 MW điện gió được lắp đặt và chưa có điện mặt trời hòa lưới điện quốc gia [EVN, 2016]. Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng trước thực tế nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày một cạn kiệt, không những thế con người đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường từ các nguồn điện hóa thạch, để đảm bảo an ninh cung cấp điện, tận dụng được lợi thế công nghệ điện gió và mặt trời ngày một rẻ và hoàn thiện, tránh sự tăng giá của nguồn năng lượng hóa thạch trong tương lai, tăng điện gió và mặt trời, giảm điện từ năng lượng hóa thạch trong cơ cấu nguồn điện là chính sách hợp lý. Chúng ta không phủ nhận sản xuất điện từ gió và mặt trời ảnh hưởng lớn đến ổn định cung cấp điện. Tuy nhiên, nghiên cứu trên thế giới cho thấy vấn đề này có thể dần khắc phục bằng các giải pháp công nghệ. Để từng bước tích hợp nguồn điện gió và mặt trời vào hệ thống cung cấp điện, trước hết các quốc gia cần đề ra các con số mục tiêu trung và dài hạn. Đức là một trong những quốc gia đi đầu về phát triển nguồn điện gió và mặt trời trên thế giới. Mục tiêu của quốc gia này là nâng tỷ trọng điện năng từ nguồn điện tái tạo trong tổng điện năng tiêu thụ chiếm 40 - 45% vào năm 2025, 55 – 60% vào năm 2035 và ít nhất 80% vào năm 2050 (EEG, 2014). Việt Nam đặt mục tiêu đưa công suất nguồn điện mặt trời lên khoảng 850 MW vào năm 2020, khoảng 4,000 MW vào năm 2025 và 12,000 MW vào năm 2030. Tương tự, đưa tổng công suất nguồn điện gió lên 800 MW, 2,000 MW và 6,000 MW lần lượt vào các năm 2020, 2025 và 2030 (428/QĐ-TTg). Bài toán đặt ra là Việt Nam cần làm gì để thu hút nhà đầu tư điện gió và mặt trời nhằm đạt được mục tiêu đề ra cả về tổng công suất và tỷ trọng đóng góp của các loại công nghệ. Tiếp cận vấn đề từ kinh nghiệm thực tế tại các quốc gia có điện gió và mặt trời chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu nguồn điện, nghiên cứu sẽ từng bước tìm giải đáp cho các câu hỏi sau: 1. Có những nhóm nhà đầu tư điện gió và mặt trời nào? Mục tiêu và nguồn lực của họ ra sao? 2. Hiện có những loại công nghệ và quy mô điện gió và điện mặt trời nào? 3. Các yếu tố thuộc về môi trường đầu tư ảnh hưởng như thế nào đến từng nhóm nhà đầu tư? 4. Xu hướn ...

Tài liệu được xem nhiều: