Danh mục

Tổng quan về hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật giai đoạn 2016-2020

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 738.31 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật được thành lập theo Quyết định số 65/CT ngày 05/03/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Viện có chức năng “Điều tra nghiên cứu và sử dụng các tài nguyên động vật, thực vật nhiệt đới, các hệ sinh thái đặc trưng nhằm góp phần giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng lãnh thổ và cả nước, bảo vệ môi trường sống, đào tạo cán bộ trong lĩnh vực sinh thái học và tài nguyên sinh vật”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan về hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật giai đoạn 2016-2020 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC DOI: 10.15625/vap.2020.00133 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT GIAI ĐOẠN 2016-2020 Nguyễn Văn Sinh Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Email: nvsinh@gmail.com I. GIỚI THIỆU Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật được thành lập theo Quyết định số 65/CT ngày 05/03/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Viện có chức năng “Điều tra nghiên cứu và sử dụng các tài nguyên động vật, thực vật nhiệt đới, các hệ sinh thái đặc trưng nhằm góp phần giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng lãnh thổ và cả nước, bảo vệ môi trường sống, đào tạo cán bộ trong lĩnh vực sinh thái học và tài nguyên sinh vật”. Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (STTNSV) đã trở thành một viện nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực đa dạng sinh học và bảo tồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong Viện đã cung cấp cơ sở khoa học quan trọng cho việc xây dựng các chính sách bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Tiến tới kỷ niệm 45 năm thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, bài viết này tổng quan về các hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện STTNSV trong 5 năm gần đây. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIAI ĐOẠN 2016-2020 2.1. Nhân lực Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật hiện có đội ngũ cán bộ nghiên cứu được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt. Trong giai đoạn 2016-2020, số lượng nghiên cứu viên cao cấp tăng từ 5 lên 12, nghiên cứu viên chính tăng từ 18 lên 34, số lượng cán bộ có trình độ tiến sĩ tăng từ 49 lên 55. Số cán bộ biên chế được giao đến tháng 12 năm 2019: 107, số cán bộ hợp đồng theo Nghị định 68: 6; theo học hàm/học vị: giáo sư: 3, phó giáo sư: 9, tiến sĩ: 55, thạc sĩ: 36, cử nhân/kỹ sư: 10. Số lượng cán bộ được gửi đi đào tạo ở nước ngoài trong giai đoạn 2016-2020 là 19 người, trong đó có 13 người đã trở về công tác tại Viện. Viện STTNSV cũng ưu tiên cho cán bộ trẻ là chủ nhiệm các đề tài cấp cơ sở để tích lũy kinh nghiệm. Nhằm tạo động lực phấn đấu trong công tác nghiên cứu, Viện STTNSV đã xây dựng và cập nhật các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ và công bố công trình để xét thi đua khen thưởng và xếp loại cán bộ, viên chức hàng năm. 2.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ Trong giai đoạn 2016-2020, trung bình mỗi năm Viện STTNSV thực hiện khoảng 90 nhiệm vụ khoa học công nghệ với tổng kinh phí trung bình khoảng 26 tỉ đồng/năm: Năm 2016: 82 nhiệm vụ, kinh phí: 21.758 triệu đồng; Năm 2017: 68 nhiệm vụ, kinh phí: 21.985 129 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN triệu đồng; Năm 2018: 82 nhiệm vụ, kinh phí: 25.930 triệu đồng; Năm 2019: 104 nhiệm vụ, kinh phí: 33.773 triệu đồng; Đến tháng 6/2020: 106 nhiệm vụ, kinh phí: 27.369 triệu đồng. Viện STTNSV đã và đang chủ trì thực hiện một số đề tài cấp quốc gia như: 1 đề tài thuộc Chương trình 562, 1 đề tài thuộc Chương trình Tây nguyên 2016-2020, 1 dự án thành phần thuộc Dự án Sưu tập bộ mẫu vật Quốc gia về thiên nhiên Việt Nam, 2 nhiệm vụ thuộc chương trình sự nghiệp bảo vệ môi trường, 6 đề tài thuộc chương trình điều tra cơ bản và mỗi năm trung bình chủ trì khoảng 25 đề tài do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ. Hàng năm, Viện STTNSV cũng chủ trì thực hiện hơn 20 đề tài, nhiệm vụ cấp Viện Hàn lâm, 2 đề tài cấp tỉnh và khoảng 32 nhiệm vụ cấp cơ sở và hỗ trợ cán bộ trẻ. Hầu hết các nhiệm vụ khoa học công nghệ đều đảm bảo tiến độ và được nghiệm thu đạt trở lên. Trong giai đoạn 2016-2019, đã có hơn 200 nhiệm vụ đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên. 2.3. Kết quả hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học Trong giai đoạn 2016-2020, Viện STTNSV đã và đang hợp tác với hơn 40 đối tác là các cơ quan, tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học, giám định động vật hoang dã. Các chương trình hợp tác song phương, trao đổi hàn lâm và các dự án viện trợ phi chính phủ đã góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của cán bộ Việt Nam, tăng cường hội nhập quốc tế và huy động nguồn vốn hỗ trợ bổ sung cho công tác nghiên cứu, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu và giám định động vật hoang dã của Viện STTNSV. Hình 1. Hai loài thực vật c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: