Danh mục

Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính

Số trang: 6      Loại file: docx      Dung lượng: 18.00 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Kiểm toán báo cáo tài chính làm những gì? Quy trình kiểm toán diễn ra như thế nào? Bài viết sau đây sẽ tóm lược tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính – một loại hình kiểm toán phổ biến nhất hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Kiểm toán báo cáo tài chính làm những gì? quy trình kiểm  toán diễn ra như thế nào? Sau đây IAC sẽ tóm lược tổng quan về kiểm toán báo cáo tài   chính – một loại hình kiểm toán phổ biến nhất hiện nay. I. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KIỂM TOÁN BCTC 1. Khái niệm: Kiểm toán BCTC là việc kiểm toán để  kiểm tra và xác nhận tính trung thực và hợp lý của   BCTC cũng như  việc BCTC có được trình bày phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế  toán được thừa nhận hay không. Thước đo để  đánh giá kiểm toán BCTC là hệ  thống chuẩn  mực kế toán và kiểm toán. 2. Đối tượng: Đối tượng kiểm toán BCTC là các BCTC (bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả  hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ  và Bản thuyết minh BCTC) và các bảng   khai thác theo luật định. 3. Mục tiêu: Mục tiêu tổng quát: được hiểu là tìm kiếm bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến về  tính trung thực, hợp lý của thông tin trình bày trên Bảng khai tài chính. Mục tiêu kiểm toán chung: là việc xem xét đánh giá tổng thể  số  tiền ghi trên các chu  trình, trên cơ sở các cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý về những thông tin   thu được qua khảo sát thực tế ở đơn vị được kiểm toán (đồng thời xem xét cả tới các  mục tiêu chung khác bao gồm mục tiêu có thực, đầy đủ  trọn vẹn, mục tiêu về  tính   chính xác cơ học, mục tiêu về định giá hay phân loại trình bày, mục tiêu về quyền và   nghĩa vụ). 4. Nguyên tắc cơ bản của kiểm toán BCTC: Tuân thủ pháp luật; Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp: Độc lập, chính trực, khách quan, năng lực   chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp; Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn; KTV phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp. II. CÁC CHU TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC 1. Kiểm toán BCTC bao gồm các chu trình cơ bản sau: Kiểm toán chu trình bán hàng­ thu tiền. Kiểm toán chu trình mua hàng­ thanh toán. Kiểm toán chu trình Hàng tồn kho. Kiểm toán chu trình lương và phải trả người lao động. Kiểm toán chu trình TSCĐ và XD cơ bản. 2. Mối quan hệ giữa các chu trình được thể hiện qua sơ đồ: Qua đó có thể thấy chu trình hàng tồn kho có quan hệ với tất cả các chu trình khác, chỉ khác ở  góc độ  trực tiếp hay gián tiếp. Đặc biệt là mối quan hệ  mật thiết với chu trình Mua hàng­   thanh toán, tiền lương nhân viên, bán hàng­ thu tiền. Đó là những chu trình, những đầu mối   quan trọng với cả  khách hàng và công ty kiểm toán. Cụ  thể  hơn, trong công tác kế  toán tại  doanh nghiệp, kết quả của hàng tồn kho không chỉ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên Bảng cân  đối kế toán mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với  kiểm toán, kết quả kiểm toán chu trình hàng tồn kho giúp các kiểm toán viên có thể kết hợp,   đối chiếu và kiểm tra kết quả của các chu trình khác (mua hàng, tiền lương..) từ đó tiết kiệm  được thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả công tác. Chính từ những đặc điểm nêu trên, các  kiểm toán viên luôn xác định kiểm toán hàng tồn kho là trọng tâm khi tiến hành kiểm toán  Báo cáo tài chính. III – PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN: Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng của hoạt động kiểm toán nói chung do đó để thực   hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán tài chính cũng sử dụng các phương pháp   kiểm toán chứng từ (kiểm toán các quan hệ cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic) và   kiểm toán ngoài chứng từ (Kiểm kê, thực nghiệm, điều tra). Do mỗi loại kiểm toán có chức năng cụ  thể  khác nhau, đối tượng kiểm toán khác nhau và   quan hệ  chủ  thể, khách thể  kiểm toán khác nhau nên cách thức kết hợp các phương pháp   kiểm toán cơ bản trên cũng khác nhau. Trong kiểm toán tài chính, các phương pháp kiểm toán  cơ bản được triển khai theo hướng kết hợp lại hoặc chi tiết hơn tuỳ tình huống cụ thể trong   suốt quá trình kiểm toán. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, người ta chia các phương pháp kiểm toán thành hai loại: 1. Thử nghiệm cơ  bản: Là thủ  tục kiểm toán được thiêt kê nhăm phát hi ́ ́ ̀ ện các sai sót trọng   yếu ở câp đô c ́ ̣ ơ sở dẫn liệu. Các thử nghiệm cơ bản bao gồm: Kiểm tra chi tiết (cac nhóm giao d ́ ịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh); Thủ tục phân tích cơ bản. 2. Thử  nghiệm kiểm soát: Là thủ  tục kiểm toán được thiêt kê nhăm đánh giá tính h ́ ́ ̀ ưu hiêu ̃ ̣   ̉ cua ho ạt động kiểm soát trong viêc ngăn ng ̣ ừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng  yếu ở câp đô c ́ ̣ ơ sở dẫn liệu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: