Tổng quan về nghiên cứu Hedyotis diffusa Willd. và Hedyotis corymbosa Linn. Rubiaceae
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 582.83 KB
Lượt xem: 27
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Tổng quan về nghiên cứu Hedyotis diffusa Willd. và Hedyotis corymbosa Linn. Rubiaceae đã sử dụng phương pháp tổng quan hệ thống (systematic review) các tài liệu cũng như công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để tạo ra một cái nhìn khái quát về chi Hedyotis tại Việt Nam, đồng thời làm rõ các đặc điểm về hình thái thực vật, môi trường sống, thành phần hoá học, tác động dược lý của H.diffusa và H.corymbosa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan về nghiên cứu Hedyotis diffusa Willd. và Hedyotis corymbosa Linn. Rubiaceae TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU HEDYOTIS DIFFUSA WILLD. VÀ HEDYOTIS CORYMBOSA LINN. RUBIACEAE Nguyễn Lan Hương Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh. GVHD: ThS.DS. Thái Hồng Đăng TÓM TẮT Chi Hedyotis (Họ cà phê Rubiaceae) là một chi lớn trên thế giới đặc biệt phân bố khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam với hơn 72 loài đã được ghi nhận (Hộ 2010)(Cường et al. 2013). Từ lâu một số loài trong chi đã được y học cổ truyền sử dụng chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau, đặc biệt phải kể đến 2 loài cùng chi là Hedyotis diffusa Willd. (HD) và Hedyotis corymbosa Linn. (HC) Vì hình thái thực vật và công dụng có phần tương đồng nhau nên việc xác định chính xác một trong hai loài này khá khó khăn, trong khi hai loài này rất thường bị nhầm lẫn hoặc đánh tráo ngoài thị trường, dẫn đến việc sử dụng nhầm lẫn, khó kiểm soát chất lượng nguyên liệu và không đạt được tác dụng dược lý mong muốn. Bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tổng quan hệ thống (systematic review) các tài liệu cũng như công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để tạo ra một cái nhìn khái quát về chi Hedyotis tại Việt Nam, đồng thời làm rõ các đặc điểm về hình thái thực vật, môi trường sống, thành phần hoá học, tác động dược lý của H.diffusa và H.corymbosa. Đặc biệt tổng hợp những chất đánh dấu (marker) đặc trưng và một số phương pháp kỹ thuật để phân biệt 2 loài này trên thực tế. Từ khoá: Chất đánh dấu (marker), Hedyotis, H.diffusa, H.corymbosa, Rubiaceae 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. Chi Hedyotis (Họ Cà Phê Rubiaceae) có khoảng 500-600 loài với các đặc điểm hình thái khác nhau và khu vực phân bố rộng khắp Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt tại các vùng có khí hậu Nhiệt đới và Cận Nhiệt đới như Trung Quốc hay Ấn Độ (Wikström et al. 2013), đã tạo nên sự đa dạng phong phú về chủng loại, đồng thời cũng là thử thách trong việc nghiên cứu các dược liệu thuộc chi này. Chỉ riêng tại Việt Nam đến nay đã ghi nhận được 72 loài (Hộ 2010)(Cường et al. 2013). Nhiều loài trong chi đã được nghiên cứu về lợi ích y học, nổi bật trong số đó có thể kể đến H.diffusa và H.corymbosa theo y học cổ truyền được sử dụng để trị đau nhức xương khớp, thấp khớp, sốt cao co giật, cơn ho hen suyễn, viêm amidan , rắn độc cắn, mụn nhọt ung bướu, viêm gan cấp tính (BYT 2017)(Lợi 2004); Còn trên tây y đã được chứng minh có khả năng kháng lại một số loại ung thư như ung thư đại trực tràng (Lin et al. 2013)(Cai et al. 2012)(Li et al. 2015c), ung thư gan (Li et al. 2016)(Zhao et al. 2021)(Chimkode et al. 871 2009)(Gupta et al. 2012), ung thư cổ tử cung (Zhang et al. 2015), ung thư vú (Dong et al. 2014)(Novitasari et al. 2018), ung thư tuyến tiền liệt (Hu et al. 2015)(Wazir et al. 2021), chống hình thành và tiêu diệt khối u (Shi et al. 2008)(Ma et al. 2019)(Moniruzzaman et al. 2015). Bảo vệ phổi (Lv et al. 2021)(Liu et al. 2018), bảo vệ thận(Ye et al. 2015). Chống các bệnh tâm thần kinh như Alzheimer hay trầm cảm (Park and Whang 2020)(Pawar et al. 2018). Ngoài ra còn thể hiện hoạt tính kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hoá (Kim et al. 2020)(Sari et al. 2019)(Lin et al. 2018) (Ahmad et al. 2005)…. Mặc dù từ lâu đã có rất nhiều công trình nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới về hai loài này, tuy nhiên tại Việt Nam vẫn còn là những nghiên cứu rời rạc chưa được hệ thống lại, gây khó khăn trong quá trình tìm kiếm – phân biệt và sử dụng. Trên thực tế vì hình thái thực vật và công dụng có phần tương đồng nhau nên việc xác định chính xác một trong hai loài này khá khó khăn, trong khi hai loài này rất thường bị nhầm lẫn hay đánh tráo ngoài thị trường, dẫn đến việc sử dụng nhầm lẫn, khó kiểm soát chất lượng nguyên liệu và không đạt được tác dụng dược lý mong muốn. Với mong muốn góp phần giải quyết tình trạng này, bài nghiên cứu là tổng quan tài liệu có hệ thống (systematic review) để một phần nào tạo ra cái nhìn khái quát về chi Hedyotis tại Việt Nam và góp phần phân biệt 2 loài này. 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 2.1. Phương pháp nghiên cứu Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp luận của một bài tổng quan tài liệu có hệ thống (Systematic literature review - SLR) để phân tích các nghiên cứu đã được công bố về chi Hedyotis (họ cà phê Rubiaceae), đặc biệt tập trung vào các loài có mặt tại Việt Nam. Tiến hành tổng hợp, sàng lọc các nghiên cứu tìm được để giải quyết hai vấn đề chính bao gồm tổng quan về chi Hedyotis tại Việt nam và đặc điểm của chi; Làm rõ một số đặc điểm dùng để phân biệt hai loài HD và HC, tổng hợp những tác động dược lý và ứng dụng của chúng trong y học. Toàn bộ quá trình có thể được chia thành bốn bước: - Bước 1: xác định vấn đề nghiên cứu. - Bước 2: tiến hành tìm kiếm các tài liệu nghiên cứu và ấn phẩm liên quan đã được công bố. - Bước 3: đánh giá và phân tích tài liệu tìm được. - Bước 4: trích xuất tài liệu và hoàn chỉnh bài tổng quan. Sử dụng phương pháp Shotgun và Snowball backward kết hợp để tìm kiếm bài báo gốc, bắt đầu từ các nguồn thông tin cấp hai như Pubmed, Googlescholar sàng lọc số lượng lớn các nghiên cứu sơ cấp. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Chi thực vật Hedyotis (Họ Cà Phê Rubiaceae) và các loài trong chi phân bố trên lãnh thổ Việt nam, cùng với hai loài cụ thể thường được sử dụng là Hedyotis diffusa Willd. và Hedyotis corymbosa Linn. 872 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 3.1. Tổng quan chi Hedyotis tại Việt Nam. Tại Việt Nam, theo tác giả Phạm Hoàng Hộ thì chi Hedyotis L. có 71 loài (Hộ 2010), phân bố nhiều nơi trên khắp đất nước; Còn theo tác giả Trần Ngọc Ninh chi này có 65 loài và 7 thứ (Ninh 2005); Gần đây nhóm các nhà khoa học Viện Sinh Thái và Tài Nguyên sinh vật, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ph ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan về nghiên cứu Hedyotis diffusa Willd. và Hedyotis corymbosa Linn. Rubiaceae TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU HEDYOTIS DIFFUSA WILLD. VÀ HEDYOTIS CORYMBOSA LINN. RUBIACEAE Nguyễn Lan Hương Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh. GVHD: ThS.DS. Thái Hồng Đăng TÓM TẮT Chi Hedyotis (Họ cà phê Rubiaceae) là một chi lớn trên thế giới đặc biệt phân bố khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam với hơn 72 loài đã được ghi nhận (Hộ 2010)(Cường et al. 2013). Từ lâu một số loài trong chi đã được y học cổ truyền sử dụng chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau, đặc biệt phải kể đến 2 loài cùng chi là Hedyotis diffusa Willd. (HD) và Hedyotis corymbosa Linn. (HC) Vì hình thái thực vật và công dụng có phần tương đồng nhau nên việc xác định chính xác một trong hai loài này khá khó khăn, trong khi hai loài này rất thường bị nhầm lẫn hoặc đánh tráo ngoài thị trường, dẫn đến việc sử dụng nhầm lẫn, khó kiểm soát chất lượng nguyên liệu và không đạt được tác dụng dược lý mong muốn. Bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tổng quan hệ thống (systematic review) các tài liệu cũng như công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để tạo ra một cái nhìn khái quát về chi Hedyotis tại Việt Nam, đồng thời làm rõ các đặc điểm về hình thái thực vật, môi trường sống, thành phần hoá học, tác động dược lý của H.diffusa và H.corymbosa. Đặc biệt tổng hợp những chất đánh dấu (marker) đặc trưng và một số phương pháp kỹ thuật để phân biệt 2 loài này trên thực tế. Từ khoá: Chất đánh dấu (marker), Hedyotis, H.diffusa, H.corymbosa, Rubiaceae 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. Chi Hedyotis (Họ Cà Phê Rubiaceae) có khoảng 500-600 loài với các đặc điểm hình thái khác nhau và khu vực phân bố rộng khắp Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt tại các vùng có khí hậu Nhiệt đới và Cận Nhiệt đới như Trung Quốc hay Ấn Độ (Wikström et al. 2013), đã tạo nên sự đa dạng phong phú về chủng loại, đồng thời cũng là thử thách trong việc nghiên cứu các dược liệu thuộc chi này. Chỉ riêng tại Việt Nam đến nay đã ghi nhận được 72 loài (Hộ 2010)(Cường et al. 2013). Nhiều loài trong chi đã được nghiên cứu về lợi ích y học, nổi bật trong số đó có thể kể đến H.diffusa và H.corymbosa theo y học cổ truyền được sử dụng để trị đau nhức xương khớp, thấp khớp, sốt cao co giật, cơn ho hen suyễn, viêm amidan , rắn độc cắn, mụn nhọt ung bướu, viêm gan cấp tính (BYT 2017)(Lợi 2004); Còn trên tây y đã được chứng minh có khả năng kháng lại một số loại ung thư như ung thư đại trực tràng (Lin et al. 2013)(Cai et al. 2012)(Li et al. 2015c), ung thư gan (Li et al. 2016)(Zhao et al. 2021)(Chimkode et al. 871 2009)(Gupta et al. 2012), ung thư cổ tử cung (Zhang et al. 2015), ung thư vú (Dong et al. 2014)(Novitasari et al. 2018), ung thư tuyến tiền liệt (Hu et al. 2015)(Wazir et al. 2021), chống hình thành và tiêu diệt khối u (Shi et al. 2008)(Ma et al. 2019)(Moniruzzaman et al. 2015). Bảo vệ phổi (Lv et al. 2021)(Liu et al. 2018), bảo vệ thận(Ye et al. 2015). Chống các bệnh tâm thần kinh như Alzheimer hay trầm cảm (Park and Whang 2020)(Pawar et al. 2018). Ngoài ra còn thể hiện hoạt tính kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hoá (Kim et al. 2020)(Sari et al. 2019)(Lin et al. 2018) (Ahmad et al. 2005)…. Mặc dù từ lâu đã có rất nhiều công trình nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới về hai loài này, tuy nhiên tại Việt Nam vẫn còn là những nghiên cứu rời rạc chưa được hệ thống lại, gây khó khăn trong quá trình tìm kiếm – phân biệt và sử dụng. Trên thực tế vì hình thái thực vật và công dụng có phần tương đồng nhau nên việc xác định chính xác một trong hai loài này khá khó khăn, trong khi hai loài này rất thường bị nhầm lẫn hay đánh tráo ngoài thị trường, dẫn đến việc sử dụng nhầm lẫn, khó kiểm soát chất lượng nguyên liệu và không đạt được tác dụng dược lý mong muốn. Với mong muốn góp phần giải quyết tình trạng này, bài nghiên cứu là tổng quan tài liệu có hệ thống (systematic review) để một phần nào tạo ra cái nhìn khái quát về chi Hedyotis tại Việt Nam và góp phần phân biệt 2 loài này. 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 2.1. Phương pháp nghiên cứu Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp luận của một bài tổng quan tài liệu có hệ thống (Systematic literature review - SLR) để phân tích các nghiên cứu đã được công bố về chi Hedyotis (họ cà phê Rubiaceae), đặc biệt tập trung vào các loài có mặt tại Việt Nam. Tiến hành tổng hợp, sàng lọc các nghiên cứu tìm được để giải quyết hai vấn đề chính bao gồm tổng quan về chi Hedyotis tại Việt nam và đặc điểm của chi; Làm rõ một số đặc điểm dùng để phân biệt hai loài HD và HC, tổng hợp những tác động dược lý và ứng dụng của chúng trong y học. Toàn bộ quá trình có thể được chia thành bốn bước: - Bước 1: xác định vấn đề nghiên cứu. - Bước 2: tiến hành tìm kiếm các tài liệu nghiên cứu và ấn phẩm liên quan đã được công bố. - Bước 3: đánh giá và phân tích tài liệu tìm được. - Bước 4: trích xuất tài liệu và hoàn chỉnh bài tổng quan. Sử dụng phương pháp Shotgun và Snowball backward kết hợp để tìm kiếm bài báo gốc, bắt đầu từ các nguồn thông tin cấp hai như Pubmed, Googlescholar sàng lọc số lượng lớn các nghiên cứu sơ cấp. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Chi thực vật Hedyotis (Họ Cà Phê Rubiaceae) và các loài trong chi phân bố trên lãnh thổ Việt nam, cùng với hai loài cụ thể thường được sử dụng là Hedyotis diffusa Willd. và Hedyotis corymbosa Linn. 872 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 3.1. Tổng quan chi Hedyotis tại Việt Nam. Tại Việt Nam, theo tác giả Phạm Hoàng Hộ thì chi Hedyotis L. có 71 loài (Hộ 2010), phân bố nhiều nơi trên khắp đất nước; Còn theo tác giả Trần Ngọc Ninh chi này có 65 loài và 7 thứ (Ninh 2005); Gần đây nhóm các nhà khoa học Viện Sinh Thái và Tài Nguyên sinh vật, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ph ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chi thực vật Hedyotis Loài Hedyotis diffusa Willd Loài Hedyotis corymbosa Lam Sản phẩm dược phẩm chất lượng Tài Nguyên sinh vậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Sơ đồ tư duy môn Địa lí lớp 12
28 trang 46 0 0 -
Cấu trúc tổ thành và đa dạng loài thực vật thân gỗ của rừng lá rộng thường xanh tỉnh Bình Phước
11 trang 26 0 0 -
Nghiên cứu nguồn tài nguyên môi trường và phát triển bền vững: Phần 2
313 trang 23 0 0 -
Thành phần loài tảo lục (Chlorophyta) ở hồ Tàu Voi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
7 trang 21 0 0 -
370 trang 20 0 0
-
Digital Terrain Modeling: Principles and Methodology - Chapter 7
25 trang 20 0 0 -
7 trang 18 0 0
-
Tài liệu Giáo dục địa phương môn Địa lí lớp 9
35 trang 18 0 0 -
Bài giảng: Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học
228 trang 17 0 0 -
Digital Terrain Modeling: Principles and Methodology - Chapter 15 (end)
22 trang 17 0 0