Tổng quan về quyền chọn (Bài 2)
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 160.30 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Thực trạng thị trường quyền chọn ngoại tệ và chứng khoán ở Việt Nam hiện nay Sau khi xem xét khái niệm và các đặc tính để phân loại quyền chọn. Ta hãy tìm hiểu các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn cũng như tầm quan trọng của quyền chọn và thị trường quyền chọn. 3. Các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn Các chủ thể tham gia thị trường giao dịch quyền chọn rất đa dạng, bao gồm các doanh nghiệp, các cá nhân, các tổ chức hoạt động...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan về quyền chọn (Bài 2) Tổng quan về quyền chọn (Bài 2) Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Thực trạng thị trường quyền chọn ngoại tệ và chứng khoán ở Việt Nam hiện nay Sau khi xem xét khái niệm và các đặc tính để phân loại quyền chọn. Ta hãy tìm hiểu các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn cũng như tầm quan trọng của quyền chọn và thị trường quyền chọn. 3. Các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn Các chủ thể tham gia thị trường giao dịch quyền chọn rất đa dạng, bao gồm các doanh nghiệp, các cá nhân, các tổ chức hoạt động tài chính như ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán…Dựa vào các mục đích tham gia thị trường của mỗi đối tượng, ta có thể phân ra thành các nhóm sau: Những người phòng ngừa rủi ro: Là những tổ chức tài chính và phi tài chính hay những cá nhân, tham gia thị trường quyền chọn do có nhu cầu giao dịch các loại tài sản cơ sở như ngoại tệ, chứng khoán, vàng, lãi suất…và có những lo ngại về sự biến động của giá cả hàng hóa, tỉ giá, lãi suất…làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, lợi ích của họ. Thông thường, họ tham gia thị trường với tư cách là những người mua các quyền chọn để bảo hiểm các rủi ro về sự biền động của giá cả, tỉ giá, lãi suất…Họ sẵn sàng bỏ ra một khoản phí cho hợp đồng quyền chọn để đổi lấy một mức tỉ giá, giá cả, lãi suất cố định. Các nhà đầu tư, đầu cơ: Là các cá nhân, các tổ chức tài chính và phi tài chính, tham gia vào thị trường với mục đích đầu cơ vào sự chênh lệch tỉ giá, giá cả, lãi suất … họ thường dựa vào các công cụ phân tích kỹ thuật để đưa ra các dự đoán về xu hướng tỉ giá, giá cả, lãi suất …Từ đó, thực hiện mua bán các quyền chọn thích hợp để thu lợi nhuận. Các tổ chức tài chính trung gian: Bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán…Ngoài mục đích tham gia vào thị trường cũng với tư cách là các nhà đầu tư hoặc những người có nhu cầu về bảo hiểm rủi ro. Ở các nước phát triển, nơi mà các giao dịch quyền chọn hầu như chỉ diễn ra trên các sàn giao dịch tập trung, với tư cách là các thành viên của sở giao dịch quyền chọn, họ đóng vai trò như một nhà môi giới các giao dịch quyền chọn trên thị trường, chỉ một số ít các tổ chức tài chính lớn như các tập đoàn tài chính khổng lồ mới có khả năng tự đứng ra phát hành quyền chọn cho thị trường. Đối với Việt Nam chúng ta, nơi mà một sàn giao dịch quyền chọn tập trung vẫn chưa hình thành, các tổ chức tài chính (ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán…) thường tự đứng ra phát hành quyền chọn khi có nhu cầu từ khách hàng, hoặc đóng vai trò như một trung gian tài chính cung cấp các hợp đồng quyền chọn cho khách hàng từ các nhà phát hành quyền chọn chính thức ở trong nước và nước ngoài để thu một khoản phí dịch vụ. 4. Tầm quan trọng của quyền chọn và thị trường quyền chọn Thị trường quyền chọn rất đa dạng, phong phú do các tài sản cơ sở của chúng rất đa dạng. Do phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu về quyền chọn ngoại tệ và quyền cổ phiếu nên chúng tôi chỉ tập trung phân tích tầm quan trọng của hai loại quyền chọn này, đặc biệt là trên thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán. a. Đối với doanh nghiệp: Quyền chọn như công cụ để quản trị rủi ro do nó có thể có mức tỉ giá, giá cả, lãi suất ở một mức cố định phù hợp với mỗi nhà đầu tư, là công cụ để phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư. Các cá nhân hay tổ chức với mức ngại rủi ro cao, có thể sử dụng options để chuyển phần lớn rủi ro này tới các nhà đầu cơ. Mỗi một biến động hay thay đổi của giá cả, tỉ giá, lãi suất đều sẽ gây ra các biến động cho chi phí đầu vào cũng như lợi nhuận đầu ra của doanh nghiệp, gây ra nhiều khó khăn cho việc hoạch định các dòng tiền ra vào doanh nghiệp, do sự không chắc chắn về giá cả, tỉ giá, lãi suất trong tương lai, tạo ra nhiều rủi ro cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nếu chúng biến động theo chiều hướng bất lợi cho doanh nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam, việc quản trị rủi ro dù đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm đến, nhưng hầu như các doanh nghiệp vẫn chưa quy định nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể cho những người đứng đầu doanh nghiệp khi những thiệt hại, hậu quả xảy đến cho doanh nghiệp hoặc chỉ xử lý chung chung, khiến nhiều vị đứng đầu doanh nghiệp sao nhãng vấn đề quản trị rủi ro cho tổ chức của mình, điều này sẽ càng trở nên nguy hại khi nước ta đã gia nhập WTO, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Doanh nghiệp thiếu hoặc có hệ thống quản lý rủi ro lỏng lẻo sẽ như là một anh lính ra ngoài trận mạc mà không có một tấm áo giáp bảo vệ hay mang trên mình tấm áo giáp rách rưới, mỏng manh, rất dễ dẫn đến tử trận trước những anh lính hùng mạnh với tấm áo giáp dày khác. Ở các nước, quản trị rủi ro là một trong những nhiệm vụ hàng đầu cho sự sinh tồn, phát triển của doanh nghiệp, và trách nhiệm, uy tín của người lãnh đạo doanh nghiệp thường gắn với khả năng quản trị rủi ro của anh ta. Nhưng đặt vấn đề ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam muốn quản trị, kiểm soát rủi ro thì họ phải thực hiện như thế nào, đâu là các công cụ, phương tiện để họ thực hiện điều đó khi nền kinh tế, tài chính Việt Nam còn non kém, nhận thức của các doanh nghiệp nhìn chung còn nhiều hạn chế. Do đó, việc thành lập và phát triển của thị trường options sẽ giúp các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thêm một phương thức, công cụ hữu hiệu để thực hiện chiến lược quản trị rủi ro của mình, giúp cố định được các chi phí đầu vào cũng như lợi nhuận đầu ra, đảm bảo sự ổn định, dễ dàng cho việc dự báo, tính toán các dòng tiền ra vào của doanh nghiệp, từ đó giúp cho việc lên kế hoạch, hoạch định các dự án kinh doanh dễ dàng hơn, hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại cho doanh nghiệp. b. Đối với nhà đầu tư (các cá nhân và tổ chức) Sử dụng quyền chọn như công cụ bảo hiểm: Hợp đồng quyền chọn có thể được sử dụng như một công cụ bảo hiểm hiệu quả đối với các rủi ro do sự biến động của tỉ giá, giá cả cổ phiếu. Trên thị trường ngoại hối: Đối với các nhà xuất nhập khẩu, một trong những điều làm họ lo lắng nhất là sự biến động của tỉ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan về quyền chọn (Bài 2) Tổng quan về quyền chọn (Bài 2) Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Thực trạng thị trường quyền chọn ngoại tệ và chứng khoán ở Việt Nam hiện nay Sau khi xem xét khái niệm và các đặc tính để phân loại quyền chọn. Ta hãy tìm hiểu các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn cũng như tầm quan trọng của quyền chọn và thị trường quyền chọn. 3. Các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn Các chủ thể tham gia thị trường giao dịch quyền chọn rất đa dạng, bao gồm các doanh nghiệp, các cá nhân, các tổ chức hoạt động tài chính như ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán…Dựa vào các mục đích tham gia thị trường của mỗi đối tượng, ta có thể phân ra thành các nhóm sau: Những người phòng ngừa rủi ro: Là những tổ chức tài chính và phi tài chính hay những cá nhân, tham gia thị trường quyền chọn do có nhu cầu giao dịch các loại tài sản cơ sở như ngoại tệ, chứng khoán, vàng, lãi suất…và có những lo ngại về sự biến động của giá cả hàng hóa, tỉ giá, lãi suất…làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, lợi ích của họ. Thông thường, họ tham gia thị trường với tư cách là những người mua các quyền chọn để bảo hiểm các rủi ro về sự biền động của giá cả, tỉ giá, lãi suất…Họ sẵn sàng bỏ ra một khoản phí cho hợp đồng quyền chọn để đổi lấy một mức tỉ giá, giá cả, lãi suất cố định. Các nhà đầu tư, đầu cơ: Là các cá nhân, các tổ chức tài chính và phi tài chính, tham gia vào thị trường với mục đích đầu cơ vào sự chênh lệch tỉ giá, giá cả, lãi suất … họ thường dựa vào các công cụ phân tích kỹ thuật để đưa ra các dự đoán về xu hướng tỉ giá, giá cả, lãi suất …Từ đó, thực hiện mua bán các quyền chọn thích hợp để thu lợi nhuận. Các tổ chức tài chính trung gian: Bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán…Ngoài mục đích tham gia vào thị trường cũng với tư cách là các nhà đầu tư hoặc những người có nhu cầu về bảo hiểm rủi ro. Ở các nước phát triển, nơi mà các giao dịch quyền chọn hầu như chỉ diễn ra trên các sàn giao dịch tập trung, với tư cách là các thành viên của sở giao dịch quyền chọn, họ đóng vai trò như một nhà môi giới các giao dịch quyền chọn trên thị trường, chỉ một số ít các tổ chức tài chính lớn như các tập đoàn tài chính khổng lồ mới có khả năng tự đứng ra phát hành quyền chọn cho thị trường. Đối với Việt Nam chúng ta, nơi mà một sàn giao dịch quyền chọn tập trung vẫn chưa hình thành, các tổ chức tài chính (ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán…) thường tự đứng ra phát hành quyền chọn khi có nhu cầu từ khách hàng, hoặc đóng vai trò như một trung gian tài chính cung cấp các hợp đồng quyền chọn cho khách hàng từ các nhà phát hành quyền chọn chính thức ở trong nước và nước ngoài để thu một khoản phí dịch vụ. 4. Tầm quan trọng của quyền chọn và thị trường quyền chọn Thị trường quyền chọn rất đa dạng, phong phú do các tài sản cơ sở của chúng rất đa dạng. Do phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu về quyền chọn ngoại tệ và quyền cổ phiếu nên chúng tôi chỉ tập trung phân tích tầm quan trọng của hai loại quyền chọn này, đặc biệt là trên thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán. a. Đối với doanh nghiệp: Quyền chọn như công cụ để quản trị rủi ro do nó có thể có mức tỉ giá, giá cả, lãi suất ở một mức cố định phù hợp với mỗi nhà đầu tư, là công cụ để phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư. Các cá nhân hay tổ chức với mức ngại rủi ro cao, có thể sử dụng options để chuyển phần lớn rủi ro này tới các nhà đầu cơ. Mỗi một biến động hay thay đổi của giá cả, tỉ giá, lãi suất đều sẽ gây ra các biến động cho chi phí đầu vào cũng như lợi nhuận đầu ra của doanh nghiệp, gây ra nhiều khó khăn cho việc hoạch định các dòng tiền ra vào doanh nghiệp, do sự không chắc chắn về giá cả, tỉ giá, lãi suất trong tương lai, tạo ra nhiều rủi ro cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nếu chúng biến động theo chiều hướng bất lợi cho doanh nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam, việc quản trị rủi ro dù đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm đến, nhưng hầu như các doanh nghiệp vẫn chưa quy định nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể cho những người đứng đầu doanh nghiệp khi những thiệt hại, hậu quả xảy đến cho doanh nghiệp hoặc chỉ xử lý chung chung, khiến nhiều vị đứng đầu doanh nghiệp sao nhãng vấn đề quản trị rủi ro cho tổ chức của mình, điều này sẽ càng trở nên nguy hại khi nước ta đã gia nhập WTO, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Doanh nghiệp thiếu hoặc có hệ thống quản lý rủi ro lỏng lẻo sẽ như là một anh lính ra ngoài trận mạc mà không có một tấm áo giáp bảo vệ hay mang trên mình tấm áo giáp rách rưới, mỏng manh, rất dễ dẫn đến tử trận trước những anh lính hùng mạnh với tấm áo giáp dày khác. Ở các nước, quản trị rủi ro là một trong những nhiệm vụ hàng đầu cho sự sinh tồn, phát triển của doanh nghiệp, và trách nhiệm, uy tín của người lãnh đạo doanh nghiệp thường gắn với khả năng quản trị rủi ro của anh ta. Nhưng đặt vấn đề ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam muốn quản trị, kiểm soát rủi ro thì họ phải thực hiện như thế nào, đâu là các công cụ, phương tiện để họ thực hiện điều đó khi nền kinh tế, tài chính Việt Nam còn non kém, nhận thức của các doanh nghiệp nhìn chung còn nhiều hạn chế. Do đó, việc thành lập và phát triển của thị trường options sẽ giúp các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thêm một phương thức, công cụ hữu hiệu để thực hiện chiến lược quản trị rủi ro của mình, giúp cố định được các chi phí đầu vào cũng như lợi nhuận đầu ra, đảm bảo sự ổn định, dễ dàng cho việc dự báo, tính toán các dòng tiền ra vào của doanh nghiệp, từ đó giúp cho việc lên kế hoạch, hoạch định các dự án kinh doanh dễ dàng hơn, hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại cho doanh nghiệp. b. Đối với nhà đầu tư (các cá nhân và tổ chức) Sử dụng quyền chọn như công cụ bảo hiểm: Hợp đồng quyền chọn có thể được sử dụng như một công cụ bảo hiểm hiệu quả đối với các rủi ro do sự biến động của tỉ giá, giá cả cổ phiếu. Trên thị trường ngoại hối: Đối với các nhà xuất nhập khẩu, một trong những điều làm họ lo lắng nhất là sự biến động của tỉ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu chứng khoán tài chính doanh nghiệp thị trường quyền chọn ngoại tệ quyền chọn chứng khoánGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 760 21 0 -
18 trang 458 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 433 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 419 12 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 369 10 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 367 1 0 -
3 trang 295 0 0
-
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 283 0 0 -
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 281 0 0 -
Bài giảng: Chương 2: Bảo hiểm hàng hải
94 trang 262 1 0