Danh mục

TỔNG QUÁT VỀ RĂNG MIỆNG - Các Nguyên Nhân và Phương Pháp Ðiều Trị Rối Loạn

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 161.78 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các Nguyên Nhân và Phương Pháp Ðiều Trị Rối Loạn về Khớp Thái Dương-Hàm DướiCác căn bệnh và chứng rối loạn về khớp thái dương-hàm dưới (tiếng Anh thường gọi tắt là "TMJ") "TMJ" đề cập tới một loạt vấn đề liên quan tới khớp thái dương-hàm dưới (TMJ), cơ nhai, hoặc cả hai.Bệnh và chứng rối loạn về khớp thái dương-hàm dưới có phổ biến không?Theo cuộc thăm dò ý kiến của Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ (tiếng Anh gọi tắt là NIH), hơn 10 triệu người ở Hoa Kỳ cho biết là họ mắc triệu chứng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỔNG QUÁT VỀ RĂNG MIỆNG - Các Nguyên Nhân và Phương Pháp Ðiều Trị Rối Loạn Các Nguyên Nhân và Phương Pháp Ðiều Trị Rối Loạn về Khớp Thái Dương-Hàm DướiCác căn bệnh và chứng rối loạn về khớp thái dương-hàm dưới (tiếng Anhthường gọi tắt là TMJ) TMJ đề cập tới một loạt vấn đề liên quan tới khớpthái dương-hàm dưới (TMJ), cơ nhai, hoặc cả hai.Bệnh và chứng rối loạn về khớp thái dương-hàm dưới có phổ biến không?Theo cuộc thăm dò ý kiến của Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ (tiếng Anh gọitắt là NIH), hơn 10 triệu người ở Hoa Kỳ cho biết là họ mắc triệu chứng của bệnhTMJ vào bất cứ thời điểm nhất định nào. Trong những người cho biết bị triệuchứng TMJ thì số phụ nữ ở thời kỳ sanh sản nhiều hơn một chút so với số đàn ông.Trong số người đến xin điều trị thì tỷ lệ phụ nữ tăng lên nhiều hơn nữa, và đối vớinhững ca nghiêm trọng hơn thì số bệnh nhân nữ vượt hẳn số bệnh nhân nam.Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất là gì?Các triệu chứng của bệnh TMJ bao gồm: chứng đau ở má và gần lỗ tai, cứng hàm(không há hoặc ngậm miệng lại được), và hàm kêu rắc lúc cử động. Chứng đau cóthể xuất hiện từng hồi hay thường xuyên. Các triệu chứng có thể sinh phát ở mộthoặc cả hai bên mặt và có thể lan đến cơ thể. Phần lớn người bị bệnh chỉ mắc triệuchứng nhẹ thôi, nhưng đối với một thiểu số đáng kể thì bệnh sẽ phát triển đến giaiđoạn đau liên hồi và hàm dưới bị giới hạn cử động đến mức nghiêm trọng. Cáctriệu chứng này có thể dẫn đến việc phải ăn kiêng cũng như ảnh hưởng nghiêmtrọng đến khả năng làm việc và sinh hoạt xã hội và gia đình bình thường.Liệu chúng ta có biết nguyên nhân gây bệnh TMJ hay không?Giống như tất cả các khớp khác, khớp TMJ và các mô xung quanh có thể bị ảnhhưởng bởi các dạng viêm khớp cũng như các chấn thương tự nhiên hay do tai nạngây ra. Một số bệnh nhân dễ bị mắc bệnh TMJ hơn người khác, và hiện nay đangcó một số cuộc nghiên cứu tìm hiểu xem điều này là vì các biến dị trong cơ cấucủa khớp thái dương-hàm dưới hay vì đặc điểm riêng khác. Người ta cũng đangnghiên cứu về lý do vì sao phụ nữ chiếm đa số trong các ca TMJ nghiêm trọng.Nếu mắc phải các triệu chứng này thì tôi nên làm gì?Bất cứ chứng đau và/hoặc loạn chức năng kéo dài nào thì nên được bác sĩ khámnghiệm để chẩn đoán đúng cách. Một điều quan trọng là phải xác định chắc chắnrằng những triệu chứng hàm đó không phải là dấu hiệu của bệnh bướu, bệnh thầnkinh hay các tình trạng sức khỏe khác. Trước tiên bạn nên đi khám bác sĩ gia đình,và từ đó có thể được giới thiệu đến bác sĩ chuyên thần kinh, bác sĩ chuyên trị bệnhthấp khớp, hoặc một bác sĩ chuyên khoa khác. Nếu còn thắc mắc, hãy hỏi ý kiếncủa một bác sĩ thứ hai. Việc mắc chứng hàm kêu rắc lúc cử động hay bị cứng hàmmà không đau đớn gì thì không nhất thiết có nghĩa là bạn đang hoặc sẽ bị bệnhTMJ. Nếu bạn được giới thiệu đến chuyên viên nha khoa để được điều trị, ViệnNghiên cứu Răng miệng và Sọ - mặt Quốc gia đề nghị nên tránh bất cứ phươngpháp điều trị nào xâm nhập các mô ở mặt, hàm hay khớp hoặc vĩnh viễn làm biếndạng hay đổi vị trí hàm và răng. Hãy nhớ là phần lớn các triệu chứng của bệnhTMJ sẽ tự hết theo thời gian.Các bệnh/lối roạn ở khớp TM được chẩn đoán và điều trị như thế nào?Sự hiểu biết của chúng tôi về bệnh TMJ chưa đủ chính xác để có thể chẩn đoánbệnh bằng các cuộc xét nghiệm như sinh thiết mô hay thử máu. Vào lúc này bác sĩlâm sàng chỉ có cách ghi nhận các triệu chứng, tiểu sử bệnh án, và thỉnh thoảngchụp X-quang. Có ít nhất 50 phương pháp điều trị khác nhau, và bác sĩ thườngchọn dùng phương pháp nào tùy theo chuyên môn của mình. Ða số phương phápđiều trị thường giúp cho phần lớn các bệnh nhân được đỡ bệnh lúc ban đầu, vàthậm chí bệnh nhân cũng có thể đỡ bệnh khi không được điều trị gì hết. Có mộtđiều rõ ràng là: không có một phương pháp trị bệnh TMJ nào phù hợp cho tất cảmọi người. Trong khi các ca nhẹ hơn thường được điều trị bằng các phương phápquá mạnh, có nhiều bệnh nhân đau đớn đến nỗi bị yếu sức mà lại không được điềutrị đầy đủ. Các chuyên viên họp tại Hội nghị Ðánh giá Kỹ thuật NIH được tổ chứcvào năm 1996, đã kết luận rằng phương pháp nên chọn nhất là điều trị bảo tồn vàtạm thời, đi kèm với các biện pháp giảm đau đầy đủ. Các cuộc nghiên cứu lâmsàng chưa chứng tỏ được tính an toàn và hiệu nghiệm của việc giải phẫu hàm, kểcả việc cấy hay thay thế toàn bộ hay từng phần của khớp. Nhiều trường hợp cấykhớp hàm không thành công đã dẫn đến những rắc rối nghiêm trọng.Liệu bảo hiểm của tôi có thanh toán cho các dịch vụ điều trị TMJ hay không?Người ta vẫn còn tranh cãi về vấn đề TMJ là tình trạng thuộc nha khoa hay y khoa.Hiện nay các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cũng như nhiều phương pháp điều trịchưa được khoa học chứng nhận. Các vấn đề này, cùng với một số bằng chứng chothấy rằng có bệnh nhân bị bệnh TMJ còn nặng hơn sau khi điều trị, khiến cho cáccông ty bảo hiểm cân nhắc việc nên thanh ...

Tài liệu được xem nhiều: