Tốt hay hoàn hảo?
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 96.20 KB
Lượt xem: 34
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ai cũng muốn hoàn thành công việc một cách hoàn hảo, tuy nhiên đôi lúc, sự hoàn hảo có thể mang lại nhiều vấn đề. “Hoàn hảo” thường đòi hỏi nhiều thời gian và hậu quả là nó khiến bạn bị chậm trễ. Khi bạn điều hành một doanh nghiệp nhỏ, bạn không có thời gian để làm tất cả mọi thứ trở nên hoàn hảo. Vào thời điểm công việc đó trở nên hoàn hảo thì cũng là lúc nó trở nên lỗi thời. Vì vậy, tiêu chí hoạt động dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tốt hay hoàn hảo? Tốt hay hoàn hảo? Ai cũng muốn hoàn thành công việc một cách hoàn hảo, tuy nhiên đôi lúc, sự hoàn hảo có thể mang lại nhiều vấn đề. “Hoàn hảo” thường đòi hỏi nhiều thời gian và hậu quả là nó khiến bạn bị chậm trễ. Khi bạn điều hành một doanh nghiệp nhỏ, bạn không có thời gian để làm tất cả mọi thứ trở nên hoàn hảo. Vào thời điểm công việc đó trở nên hoàn hảo thì cũng là lúc nó trở nên lỗi thời. Vì vậy, tiêu chí hoạt động dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay là “nhanh và tốt”. “Nhanh và tốt” giúp cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ thích ứng và năng động hơn với những biến động không ngừng của thị trường. 5 bí quyết sau đây giúp doanh nghiệp thay đổi qui trình làm việc bên trong công ty theo hướng “nhanh và tốt”. 1. Rút kinh nghiệm từ những sai lầm Trước khi đạt đến thành công, tất cả chúng ta phải trải qua những thất bại. Thất bại là thành công bị trì hoãn. Mà trì hoãn thì dĩ nhiên sẽ làm mất thời gian. Hãy nghiêm túc rút kinh nghiệm từ những thất bại để giúp bạn nhanh chóng trở lại đường đua với tốc độ tốt hơn trước. Đặt “một hàng rào an toàn” bằng những bài học xương máu để những sai sót không làm bạn mất thêm thời gian vì lặp đi lặp lại những sai lầm cũ. 2. Làm rõ những kỳ vọng Trước khi thay đổi qui trình làm việc, bạn phải xác định rõ các kỳ vọng của mình đối với công việc và nhân viên. Hoàn hảo là như thế nào? Tốt là như thế nào? Thế nào là nhanh và thế nào là chậm. Nếu thành viên trong nhóm của bạn không thoải mái với những điều 'hoàn hảo', hãy giúp họ nhận biết như thế nào là 'đủ tốt'. Khi xác định được rõ ràng những yêu cầu này, bạn sẽ biết được lúc nào công ty đạt được mục tiêu và lúc nào cần tiến lên bước tiếp theo. 3. Xác định những giới hạn Bạn phải biết khi nào cần nói 'không'. Ôm đồm tất cả mọi thứ sẽ không giúp bạn hay nhân viên làm việc hiệu quả. Bắt đầu mỗi tuần bằng cách xác định 3-5 điều mà bạn cần phải thực hiện trong tuần. Bạn không thể làm tất cả mọi thứ và nhân viên của bạn cũng vậy. Nhưng nếu bạn có ưu tiên và luôn nhìn vào thực tế, bạn có thể kiểm soát mọi thứ đang xảy ra chứ không phải liên tục xáo trộn tình hình. 4. Tăng cường truyền thông Khi bạn tăng tốc các hoạt động, bạn chắc chắn sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các nhân viên khác. Để tránh khả năng công việc bị ảnh hưởng dây chuyền, hãy đưa ra các yêu cầu, định mức và thời gian cụ thể cho mọi người. Thông tin rõ ràng sẽ giúp mọi quy trình làm việc trở nên thông suốt và nhanh chóng. 5. Tập trung vào hiệu quả Nhiều người luôn bận rộn với công việc nhưng thực sự họ làm việc không hiệu quả. Bạn đang làm việc với hết khả năng, nhưng trước hết hãy chắc chắn rằng bạn đang tiến lên phía trước vì một mục tiêu cụ thể. Hãy tự hỏi: Làm thế nào để tôi tiến nhanh và gần hơn đến mục tiêu cuối cùng? Thay đổi qui trình và phong cách làm việc không hề đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn quyết tâm cải thiện năng suất làm việc và tình hình kinh doanh thì hãy thử áp dụng những bí quyết vừa nêu
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tốt hay hoàn hảo? Tốt hay hoàn hảo? Ai cũng muốn hoàn thành công việc một cách hoàn hảo, tuy nhiên đôi lúc, sự hoàn hảo có thể mang lại nhiều vấn đề. “Hoàn hảo” thường đòi hỏi nhiều thời gian và hậu quả là nó khiến bạn bị chậm trễ. Khi bạn điều hành một doanh nghiệp nhỏ, bạn không có thời gian để làm tất cả mọi thứ trở nên hoàn hảo. Vào thời điểm công việc đó trở nên hoàn hảo thì cũng là lúc nó trở nên lỗi thời. Vì vậy, tiêu chí hoạt động dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay là “nhanh và tốt”. “Nhanh và tốt” giúp cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ thích ứng và năng động hơn với những biến động không ngừng của thị trường. 5 bí quyết sau đây giúp doanh nghiệp thay đổi qui trình làm việc bên trong công ty theo hướng “nhanh và tốt”. 1. Rút kinh nghiệm từ những sai lầm Trước khi đạt đến thành công, tất cả chúng ta phải trải qua những thất bại. Thất bại là thành công bị trì hoãn. Mà trì hoãn thì dĩ nhiên sẽ làm mất thời gian. Hãy nghiêm túc rút kinh nghiệm từ những thất bại để giúp bạn nhanh chóng trở lại đường đua với tốc độ tốt hơn trước. Đặt “một hàng rào an toàn” bằng những bài học xương máu để những sai sót không làm bạn mất thêm thời gian vì lặp đi lặp lại những sai lầm cũ. 2. Làm rõ những kỳ vọng Trước khi thay đổi qui trình làm việc, bạn phải xác định rõ các kỳ vọng của mình đối với công việc và nhân viên. Hoàn hảo là như thế nào? Tốt là như thế nào? Thế nào là nhanh và thế nào là chậm. Nếu thành viên trong nhóm của bạn không thoải mái với những điều 'hoàn hảo', hãy giúp họ nhận biết như thế nào là 'đủ tốt'. Khi xác định được rõ ràng những yêu cầu này, bạn sẽ biết được lúc nào công ty đạt được mục tiêu và lúc nào cần tiến lên bước tiếp theo. 3. Xác định những giới hạn Bạn phải biết khi nào cần nói 'không'. Ôm đồm tất cả mọi thứ sẽ không giúp bạn hay nhân viên làm việc hiệu quả. Bắt đầu mỗi tuần bằng cách xác định 3-5 điều mà bạn cần phải thực hiện trong tuần. Bạn không thể làm tất cả mọi thứ và nhân viên của bạn cũng vậy. Nhưng nếu bạn có ưu tiên và luôn nhìn vào thực tế, bạn có thể kiểm soát mọi thứ đang xảy ra chứ không phải liên tục xáo trộn tình hình. 4. Tăng cường truyền thông Khi bạn tăng tốc các hoạt động, bạn chắc chắn sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các nhân viên khác. Để tránh khả năng công việc bị ảnh hưởng dây chuyền, hãy đưa ra các yêu cầu, định mức và thời gian cụ thể cho mọi người. Thông tin rõ ràng sẽ giúp mọi quy trình làm việc trở nên thông suốt và nhanh chóng. 5. Tập trung vào hiệu quả Nhiều người luôn bận rộn với công việc nhưng thực sự họ làm việc không hiệu quả. Bạn đang làm việc với hết khả năng, nhưng trước hết hãy chắc chắn rằng bạn đang tiến lên phía trước vì một mục tiêu cụ thể. Hãy tự hỏi: Làm thế nào để tôi tiến nhanh và gần hơn đến mục tiêu cuối cùng? Thay đổi qui trình và phong cách làm việc không hề đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn quyết tâm cải thiện năng suất làm việc và tình hình kinh doanh thì hãy thử áp dụng những bí quyết vừa nêu
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phương pháp tính khấu hao hoạt động doanh nghiệp khấu hao tài sản cố định chi phí kinh doanh tài chính doanh nghiệp sản xuất kinh doanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 772 21 0 -
18 trang 462 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 439 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 423 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 384 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 372 10 0 -
3 trang 306 0 0
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 293 0 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 287 0 0 -
Bài giảng: Chương 2: Bảo hiểm hàng hải
94 trang 274 1 0