Danh mục

TPP - kỳ vọng và thách thức đối với ngành nông nghiệp Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 287.80 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày nội dung cơ bản của TPP liên quan đến ngành nông nghiệp; Hiệp định TPP - Kỳ vọng đối với ngành nông nghiệp; Hiệp định TPP - thách thức với lĩnh vực nông nghiệp; Để nông nghiệp Việt Nam không “gặp khó” khi tham gia TPP.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TPP - kỳ vọng và thách thức đối với ngành nông nghiệp Việt Nam TPP - KỲ VỌNG VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Phạm Thị Lộc Cục Kế hoạch và Đầu tưTóm tắt Khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Việt Nam cóthể thu lợi nhiều tỷ đô la, ngành nông nghiệp Việt Nam vừa có nhiều cơ hội,nhưng khi hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ cũng gặp không ít thách thức đòi hỏi phảicó những giải pháp thích hợp, kịp thời trong đường lối chính sách phát triển kinhtế của đất nước, từ đó phát huy được những lợi thế và khắc phục khó khăn đưangành nông nghiệp nước ta đứng vững trước làn sóng của TPP. Sau hơn 5 năm đàm phán, ngày 5/10/2015, tại Át-lan-ta (Hoa Kỳ), Bộtrưởng thương mại 12 nước1 đã đạt được thỏa thuận cuối cùng về Hiệp định Đốitác xuyên Thái Bình Dương (TPP2). So với toàn thế giới, hiện các thành viêntham gia đàm phán TPP chiếm 24,9% về diện tích; 11,1% về dân số; 37,7% vềGDP; chiếm khoảng 19,3% về xuất khẩu và khoảng 21,1% nhập khẩu toàn cầu.Với tiềm năng rộng lớn này, TPP được xem là Hiệp định thương mại lớn nhất thếgiới trong vòng 20 năm qua. Đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, đặc biệt làngành nông nghiệp - “bệ đỡ của kinh tế Việt Nam” đang đứng trước những cơhội và thách thức không hề nhỏ.1. Nội dung cơ bản của TPP liên quan đến ngành nông nghiệp Khi tham gia vào TPP, các bên sẽ xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế và chính sáchmang tính hạn chế khác để gia tăng thương mại hàng nông nghiệp trong khu vực,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao an ninh lương thực và hỗ trợ việc làm chongười nông dân và chủ trại nuôi gia súc của các nước TPP. Ngoài ra, các bên nhất trí thúc đẩy cải cách chính sách, bao gồm cả việcthông qua xóa bỏ trợ cấp xuất nông nghiệp; xây dựng các quy định về tín dụng1 Ô-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xin-ga-po, Hoa Kỳ và Việt Nam.2 Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement 639xuất khẩu và giới hạn khoảng thời gian cho phép áp dụng các hạn chế đối vớixuất khẩu lương thực nhằm bảo đảm hơn nữa an ninh lương thực trong khu vực... Các nước TPP chia sẻ mối quan tâm trong việc bảo đảm các quy định dựatrên căn cứ khoa học mang tính minh bạch, không phân biệt đối xử, và tái khẳngđịnh quyền của các nước trong việc bảo đảm an ninh lương thực và bảo vệ sứckhỏe vật nuôi và cây trồng tại nước mình. Các bên cũng nhất trí về các biện pháp khẩn cấp cần thiết để bảo vệ sứckhỏe con người, động thực vật có thể được thực hiện với điều kiện bên thực hiệnbiện pháp đó phải thông báo cho tất cả các bên về sự cần thiết mang tính khoahọc của biện pháp được áp dụng...2. Hiệp định TPP - Kỳ vọng đối với ngành nông nghiệp Khi Hiệp định TPP có hiệu lực, nông nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hộibởi hầu hết các mặt hàng nông nghiệp sẽ được giảm thuế còn 0% và một thời gianngắn sau đó toàn bộ các mặt hàng sẽ còn 0% thuế. Lợi thế cạnh tranh ở “sânchơi” này rất lớn, trong đó có mặt hàng Việt Nam sẽ duy trì lợi thế tốt, như thủysản và đồ gỗ (39% đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, 19% làvào thị trường Nhật Bản...). Khi vào TPP, thông thương thuận lợi sẽ thu hút được vốn đầu tư của cácquốc gia vào Việt Nam. Thuế bằng 0% thì nhiều kỳ vọng mở ra, trong khi nôngnghiệp đang rất thiếu vốn đầu tư nên sẽ là cơ hội để thu hút được vốn đầu tư trongthời gian tới. Hiện nay, vốn FDI vào nông nghiệp khá ít, giá trị vốn cam kết chỉchiếm 1,4% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Đây là cơ hội để đẩy nhanh thu hút đầutư, thu hút khoa học công nghệ, cách quản lý mới với nông nghiệp. TPP là cơ hộithúc đẩy tái cấu trúc nền nông nghiệp trong chương trình tái cơ cấu nền kinh tế. Kỳ vọng về thủy sản: là ngành nông nghiệp tận dụng được nhiều lợi thế khiViệt Nam gia nhập TPP, cụ thể là kỳ vọng gia tăng xuất khẩu. Nhật Bản, Hoa Kỳlà hai trong các quốc gia nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam, nhiềudoanh nghiệp đã nhận thấy thị trường này sẽ còn lớn hơn khi thuế nhập khẩugiảm về 0%. Đồng thời, thuế nhập khẩu đối với thị trường nhỏ hơn như Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po và Mê-hi-cô cũng sẽ giảm xuống, và “lối vào” các thị trường nàysẽ rộng mở hơn. Với tôm, mực, cá ngừ, hiện thuế xuất khẩu chỉ từ 1-10%.640 Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Trái ngược với các rủi ro trong đàmphán về SPS - TBT và lao động, nội dung về đầu tư lại hứa hẹn đem đến nhiều cơhội cho ngành nông nghiệp nước ta. Khi TPP có hiệu lực, hiệp định này sẽ thúcđẩy, gia tăng đầu tư của các nước thành viên (nhất là các nước phát triển như Mỹ,Australia, New Zealand, Singapore...) vào Việt Nam. Đặc biệt trong một số lĩnh vực Việt Nam mong muốn phát triển như các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: