Danh mục

TPP và sự cần thiết gia nhập TPP của Việt Nam nhìn từ góc độ kinh tế và địa chính trị

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 423.75 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này sau khi giới thiệu về TPP, là chia sẻ cùng bạn đọc những cái nhìn về TPP và sự cần thiết gia nhập TPP của Việt Nam từ góc độ kinh tế và địa chính trị, dựa trên những phân tích và nhận định của các chính trị gia, các học giả và chuyên gia kinh tế - luật hàng đầu, từ đó đưa ra một số khuyến nghị về hoạch định chính sách của Việt Nam trong bối cảnh TPP có hiệu lực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TPP và sự cần thiết gia nhập TPP của Việt Nam nhìn từ góc độ kinh tế và địa chính trị TPP VÀ SỰ CẦN THIẾT GIA NHẬP TPP CỦA VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KINH TẾ VÀ ĐỊA CHÍNH TRỊ THE TPP AND NECESSITY OF JOINING IN THIS AGREEMENT OF VIETNAM FROM ECONOMIC AND GEOPOLITICAL VIEWPOINT TS. Nguyễn Xuân Hiệp - Trường Đại học Tài chính - Marketing PGS,TS Bùi Thị Thanh - Trường Đại học Kinh tế TP. HCMTóm tắt Đến nay, mặc dù Hiệp định TPP đã được 12 quốc gia thành viên ký kết sau 21 vòngđàm phán chính thức, nhưng có không ít các chính trị gia, các học giả và các chuyên gia kinhtế - luật đưa ra những ý kiến bình luận khác nhau về các cơ hội và thách thức; về ai được, aimất và hoài nghi về tương lai của Hiệp định này khi có hiệu lực. Đây là những động lực,nhưng có thể cũng là những rào cản đối với Quốc hội của 12 quốc gia thành viên trong quátrình chính thức phê chuẩn Hiệp định này. Nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên đây, bài viết này sau khi giới thiệu về TPP, làchia sẻ cùng bạn đọc những cái nhìn về TPP và sự cần thiết gia nhập TPP của Việt Nam từgóc độ kinh tế và địa chính trị, dựa trên những phân tích và nhận định của các chính trị gia,các học giả và chuyên gia kinh tế - luật hàng đầu, từ đó đưa ra một số khuyến nghị về hoạchđịnh chính sách của Việt Nam trong bối cảnh TPP có hiệu lực.Từ khóa: TPP nhìn từ góc độ kinh tế và địa chính trị; sự cần thiết gia nhập TPP của ViệtNam; TPP và RCEP.Abstract Nowadays, although TPP has been signed by 12 member countries after 21 rounds offormal negotiations, many politicians, academics and economic - law experts still argueabout the opportunities and challenges, in which who gains and who loses as well as thedoubt about the future of this Agreement. These can be the motivation, and also be the barrierto the 12 member nations’ Assembly in the process of formally ratifying this Agreement. In order to clarifying the above issues, this article after the introduction about TPPwould share the glimpse of TPP and the necessity of Viet Nam joining TPP from economicand geopolitical views, which based on the analysis and judgment of politicians, academicsand economic - law experts. From that fact, this article will provide some recommendationsfor Vietnamese policy making in the context of TPP being affected.Key words: the TPP from economic and geopolitical views; the need to join the TPP ofVietnam; TPP and RCEP.1. TPP LÀ GÌ? TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) - Hiệp định đối táckinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương là hiệp định thương mại tự do đa phương, nhằmthiết lập một khu vực thương mại tự do chung giữa các nước thành viên khu vực châu Á TháiBình Dương. TPP được khởi nguồn từ Hiệp định Đối tác kinh tế chặt chẽ do nguyên thủ 3nước Chile, New Zealand và Singapore (P3) phát động đàm phán nhân dịp Hội nghị Cấp cao 471APEC 2002 tổ chức tại Mexico. Tháng 4 năm 2005, Brunei xin gia nhập với tư cách là thànhviên sáng lập trước khi vòng đàm phán cuối cùng kết thúc, biến P3 thành P4. Sau đó, nhiềuquốc gia khác lần lượt xin gia nhập và đến nay TPP có tổng số 12 quốc gia thành viên, gồm:Chile, New Zealand, Singapore, Brunei, Hoa Kỳ, Australia, Mexico, Việt Nam, Malaysia,Canada, Peru và Nhật Bản. Về bản chất TPP là hiệp định tự do thương mại (FTA) nhưng cao hơn hẳn FTA truyềnthống cả về phạm vi và mức độ cam kết tự do hóa thương mại. Đó là, ngoài những cam kết cótính chất truyền thống là cắt giảm thuế quan và loại bỏ các biện pháp phi thuế quan đối vớimột số hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, thì TPP được áp dụng đối với hầu hết các các loại hànghóa, dịch vụ thương mại với mức độ cam kết sâu, đồng thời mở rộng cho cả một số lĩnh vựcphi thương mại (như: lao động, công đoàn, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanhnghiệp nhà nước, liên kết chuỗi cung ứng vv..). Hơn nữa, TPP có “tính mở”, nghĩa là có cơchế kết nạp thêm thành viên mới trong tương lai và các bên có thể tiếp tục đàm phán nhữngvấn đề phát sinh sau khi Hiệp định có hiệu lực; đồng thời không chấp nhận sự phân biệt bằngcách dành một số ưu đãi cho các quốc gia đang phát triển so với các quốc gia phát triển nhưWTO. Nói cách khác, TPP là Hiệp định tiếp cận thị trường toàn diện, bảo đảm sự dịch chuyểntự do ở mức độ cao hơn của hàng hóa, dịch vụ, vốn và công nghệ thông qua việc cam kết loạibỏ nhanh thuế xuất khẩu, nhập khẩu và rào cản phi thuế quan; tạo lập môi trường kinh doanhbình đẳng, trong đó các quốc gia phải cạnh tranh sòng phẳng với nhau nhằm tạo ra sự pháttriển của nội khối và của từng thành viên trên cơ sở mở rộng quan hệ giữa các nước trongkhối, nâng cao sức cạnh tranh và sự minh bạch chính sách của các quốc gia thành viên. Vìnhững lý do trên, TPP được gọi là FTA thế hệ mới (thế hệ thứ 3) và được kỳ vọng sẽ là mộtthương mại “toàn diện” v ...

Tài liệu được xem nhiều: