Danh mục

Trà đạo Nhật Bản

Số trang: 19      Loại file: doc      Dung lượng: 170.00 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trà đạo hay còn gọi là Sado được biết đến như một loại nghệ thuật, thú vui thưởng thức thẩm mĩ độc đáo của nghệ thuật truyền thống nhật bản. Trà đạo được hình thành và phát triển do ảnh hưởng của phật giáo (phái thiền). Lúc đầu, trà được coi như một loại thuốc dùng để chữa bệnh. Mãi đến thế kỉ thứ XII, nó mới bắt đầu được sử dụng phổ biến. Mời các bạn tham khảo tài liệu để hiểu thêm về văn hóa trà đạo của Nhật Bản
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trà đạo Nhật Bản PHỤ LỤC I. Giới thiệu chung 1. Nguồn gốc trà đạo Nhật Bản 2. Trà với cuộc sống II. Lịch sử hình thành 1. Giai đoạn 1 2. Giai đoạn 2 3. Giai đoạn 3 III. Không gian trà đạo 1. Trà thất và cách bày trí đạo cụ trong trà thất 2. Trà viên 3. Tokonoma 4. Chabana 5. Kakejiku IV. Những đạo cụ được dùng trong việc pha chế và thưởng thức trà V. Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản VI. Nghệ thuật pha trà VII. Kết luận 1 I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Nguồn gốc của trà đạo Nhật Bản Từ xưa tới nay, uống trà là một sinh hoạt hàng ngày của nhiều dân tộc trên thế giới. Uống trà không những có lợi cho sức khoẻ mà còn là một thú vui tinh thần khi ngôi yên lặng để thưởng thức chén trà, ngẫm nghĩ về cuộc sống nhân sinh. Dần dần, việc thưởng thức trà trở thành một cách thức giúp con người trở lại với bản tính tự nhiên của mình. Đó là khái niệm cơ bản của trà đạo. Trà đạo hay còn gọi là sado được biết đến như một loại nghệ thuật, thú vui thưởng thức thẩm mĩ độc đáo của nghệ thuật truyền thống Nhật Bản. Trong văn hoá Nhật Bản, trà đạo được hình thành và phát triển do ảnh hưởng của Phật giáo (phái Thiền), từ những nghi lễ dâng trà cho đức Phật nhằm thể hiện sự thành kính và sự thư thái của tâm hồn. Lúc đầu, trà được coi như một loại thuốc dùng để chữa bệnh. Mãi đến thế kỉ thứ XII, nó mới bắt đầu được sử dụng phổ biến. Theo truyền thuyết của Nhật Bản, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141 - 1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai đã sáng tác ra cuốn Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký ( Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà. Từ đó, dần dần công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo (chado), một sản phầm đặc sắc thuần Nhật. 2. Trà với cuộc sống Từ uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến trình không ngưng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo với ý nghĩa đích thực của từ này. Hiển nhiên ở đây trà đạo, không đơn thuần là con đường, phép tắc uống trà, mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên 2 nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ. Tinh thần của trà đạo được biết đến thông qua bốn nguyên tắc: Hoà, kính, tinh, mịch( wa-kei-sei-jaku). Đây được coi là những tư tưởng căn bản của trà đạo. Hoà (wa) có nguồn gốc từ Khổng Giáo, là đức của con người và cuộc đời. Đó là sự thuận hòa, hài hòa, hòa bình, hòa hợp, hòa đồng..., chúng ta ai cũng đều rõ nội dung song quan niệm về hòa của trà đạo nhấn mạnh một số nét riêng. Hòa đòi hỏi mọi người trong trà thất tự chuẩn bị cho mình một tâm thế hài hòa với khung cảnh, kiềm chế lòng vị kỷ và sự nóng giận, làm sao cho tư duy và hành xử của mình hòa hợp với mọi người. Chữ hòa của trà đạo đề cao tính trang trọng và nét thanh bần vốn là tinh chất của cuộc đời bình dị, nhờ vậy tạo nên được khoảnh khắc tách biệt hẳn cuộc sống xô bồ hiện hữu bên ngoài. Mặt khác, hoà cũng đòi hỏi mọi người đồng thuận thực hành một số quy định như cúi người đến mức nào khi chào nhau, chuyện trò trong trà thất nên hướng vào những chủ đề gì, khách dự cần giữ im lặng đến lúc nào mới nên cất lời phá bầu không khí tĩnh mịch.... Ý nghĩa sâu xa của chữ hòa đó là sự bình đẳng xã hội của mọi người trong trà thất. Đã vào đây thì ai cũng như ai, không cần biết thân thế của mỗi người cao sang hay hèn kém. Sự bình đẳng này giúp cho mọi người ít nhất trong chốc lát cảm thấy mình hoàn toàn tự do, không chịu bất cứ sức ép nào và từ đâu đến. Bình đẳng không có nghĩa là hỗn độn mà đã thỏa thuận giữa các khách mời với nhau trước khi bước vào trà thất: Ai sẽ là người ngồi vào chỗ danh dự, mỗi người sẽ có phần việc gì...Do vậy, để tạo nên khung cảnh và tâm thế ấy, trà thất - cho dù làm riêng biệt hoặc thu xếp một nơi ngay trong nhà ở - đều phải tạo cho được vẻ giản dị, thanh bần. Do đó, có quy ước trà thất chỉ rộng bằng 4, 5 chiếc chiếu, trong một túp lều tranh là tốt nhất. Khách đến dự nếu là võ sĩ phải tự mình tháo kiếm gác ngoài hiên; những người quyền lực, giàu sang được khuyến cáo nên ăn mặc giản dị. Kính (Kei) thể hiện hòa trên bình diện ứng xử cá nhân. Nó cũng đòi hỏi trước hết trang trọng và khiêm cung. Tại chương Thưởng ngoạn nghệ thuật tá ...

Tài liệu được xem nhiều: