Danh mục

Trắc địa trong xây dựng

Số trang: 262      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.99 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung "Trắc địa - Ứng dụng trắc địa trong xây" viết về một số vấn đề cốt lõi của Trắc địa, bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bình đồ địa hình đang được ứng dụng nhiều trong tất cả các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công và sử dụng công trình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trắc địa trong xây dựngPGS.TS Phạm Văn Chuyên PGS.TS.PHẠM VĂNCHUYÊN TRẮC ĐỊA ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG HÀ NỘI NĂM 2024 1PGS.TS Phạm Văn Chuyên LỜI NÓI ĐẦU. Nội dung tài liệu viết về một số vấn đề cốt lõi của Trắc địa, bản đồ địa hình, bản đồ địachính, bình đồ địa hình đang được ứng dụng nhiều trong tất cả các giai đoạn khảo sát, thiết kế,thi công và sử dụng công trình. Đối tượng phục vụ của tài liệu này là sinh viên ngành xây dựng đang được đào tạo theokhung trình độ quốc gia Việt Nam thuộc bậc 6 là đào tạo cử nhân có năng lực thực hành. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp. Xin chân thành cám ơn và trân trọng giới thiệutài liệu với bạn đọc. Người biên soạn PGS.TS.Phạm Văn Chuyên Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. 2PGS.TS Phạm Văn Chuyên Chương 1 CÁC HỆ TỌA ĐỘ TRONG TRẮC ĐỊA1.1. KHÁI NIỆM. 1/ Đối tượng nghiên cứu của Trắc địa là mặt đất. 2/Mặt đất gồm có 29% lục địa và 71% là biển cả. Núi cao nhất gần 9km. Đáy biển sâu nhấtgần 11km. Gần đúng có thể coi Trái đất là hình cầu với bán kính 6371km. 3/ Mục đích của Trắc địa là xác định tọa độ của các điểm thuộc trái đất. 4/Vị trí điểm A trong không gian có thể được xác định bởi 3 yếu tố là: góc  A, độ dài dA, độcao HA(hình 1.1) Hình 1.1. 5/ Nội dung của Trắc địa gồm có: a/Thành lập các loại hệ tọa độ, các loại lưới khống chế mặt bằng và độ cao. b/ Đo đạc các yếu tố góc, dài, cao (để định vị điểm). c/ Biểu diễn tọa độ các điểm mặt đất thành bản đồ .1-2. MẶT THỦY CHUẨN VÀ ĐỘ CAO. 1/Độ cao H là một trong ba yếu tố (x, y, H) để định vị điểm trong không gian. Vậy độ caoH là gì? 2/ Độ cao (thủy chuẩn) của một điểm là khoảng cách theo phương dây dọi kể từ điểm ấyđến mặt thủy chuẩn (hình 1.2). HA = AA0. 3PGS.TS Phạm Văn Chuyên dây dọi Hình 1.2. Ví dụ đỉnh núi Everest cao 8.848 mét.. 3/ Phương dây dọi là phương của sợi dây treo vật nặng. 4/ Mặt thủy chuẩn (gêôit)là mặt nước biển trung bình yên tĩnh tưởng tượng kéo dài xuyênqua các lục địa làm thành một mặt cong khép kín có pháp tuyến tại mỗi điểm trùng với phươngdây dọi đi qua điểm ấy. 5/Việt Nam chọn gốc của mặt thủy chuẩn tại Hòn Dấu (Đồ Sơn – Hải Phòng.).1-3.ĐỊNH VỊ ĐIỂM THEO HỆ QUI CHIẾU QUỐC TẾ WGS-84. Từ năm 1984 thế giới sử dụng hệ qui chiếu WGS-84 để định vị điểm.Hiện nay việc đođạc GPS của Mỹ theo hệ này.1/ Mặt qui chiếu WGS-84. (Oab) Mặt qui chiếu WGS-84 có ba đặc điểm: 1/ Hình dạng: là elip khối hai trục (do hình elip quay quanh trục bé tạo thành). 2/ Kích thước: bán trục lớn a= 6 378 137 m,độ dẹt cực  = (a-b)/a = 1/298,257. 3/Định vị: 3a/Tâm O của mặt qui chiếu WGS-84 trùng với tâm của trái đất C. 3b/ Trục bé b của mặt qui chiếu WGS-84 trùng với trục quay thẳng đứng của tráiđất với tâm C. 3c/ Mặt phẳng xích đạo của mặt qui chiếu WGS-84 trùng với mặt phẳng xích đạocủa trái đất với tâm C. 3d/Mặt phẳng kinh tuyến gốc của mặt qui chiếu WGS-84 trùng với mặt phẳngkinh tuyến gốc của trái đất với tâm C.Mặt qui chiếu WGS-84 là cơ sở để xác định tọa độ điểm mặt đất trên toàn thế giới.2/Hệ tọa độ địa tâm WGS-84(OXYZ). 4PGS.TS Phạm Văn Chuyên 1/Mặt qui chiếu WGS-84 là cơ sở để thành lập hệ tọa độ địa tâm WGS-84 (CXYZ): 2/Hệ tọa độ địa tâm WGS-84 (CXYZ) được thành lập như sau: 2a/. Gốc O của hệ tọa độ trùng với tâm C của Trái đất . 2b/. Trục OZ của hệ tọa độ trùng với trục bé b của mặt quy chiếu WGS-84 , hướng lên trên Bắc Cực là chiều dương (+). 2c/. Trục OX của hệ tọa độ là giao tuyến giữa mặt phẳng xích đạo của mặt quy chiếu WGS-84 với mặt phẳng kinh tuyến gốc của mặt quy chiếu WGS-84 (Grinuyt, Luân Đôn, Anh). Hướng từ tâm O ra kinh tuyến gốc là chiều dương (+). 2d/. Trục OY của hệ tọa độ nằm trong mặt phẳng xích đạo của mặt quy chiếu WGS-84 và vuông góc với trục OX. Hướng từ tâm O ra phía Đông bán cầu là chiều dương (+). 3/Đặc điểm: ba trục OX, OY, OZ vuông góc với nhau từng đôi một. 4/Điểm A chiếu vuông góc xuống ba trục tọa độ được ba thành phần tọa độ đẻ định vịđiểm A là XA,YA, ZA. 5/Vi dụ:Điểm R (Tháp Rùa,Hà nội) có tọa độ địa tâm quốc tế WGS.84 là: X ...

Tài liệu được xem nhiều: