Danh mục

Trắc nghiệm chương 1: Tâm lí học là một khoa học

Số trang: 10      Loại file: doc      Dung lượng: 194.50 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Câu 1. Đối tượng của tâm lí học là các hiện tượng: A. Tâm vật lí; B. Tâm sinh lí; C. Tâm lí; D. Sinh lí Câu 2. Nhiệm vụ của tâm lí học là: A. Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí; B. Phát hiện các qui luật hình thành, phát triển tâm lí; C. Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lí; D. Cả A, B và C. Câu 3. Tâm lí học hoạt động do các nhà tâm lí học nước nào sáng lập? A. Vecthairno, Côlơ, Côpca (Đức); B. C.Rôgiơ, H.Maxlâu (Mĩ); C. G.Piagiê (Thuỵ Sĩ) và Brunơ (Anh); D. L.X.Vưgôtxki, X.L.Rubinstein, A.N.Lêônchiev, …(Liên Xô cũ)....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trắc nghiệm chương 1: Tâm lí học là một khoa học Chương 1 Tâm lí học là một khoa học Câu 1. Đối tượng của tâm lí học là các hiện tượng: A. Tâm vật lí; B. Tâm sinh lí; C. Tâm lí; D. Sinh lí Câu 2. Nhiệm vụ của tâm lí học là: A. Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí; B. Phát hiện các qui luật hình thành, phát triển tâm lí; C. Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lí; D. Cả A, B và C. Câu 3. Tâm lí học hoạt động do các nhà tâm lí học nước nào sáng lập? A. Vecthairno, Côlơ, Côpca (Đức); B. C.Rôgiơ, H.Maxlâu (Mĩ); C. G.Piagiê (Thuỵ Sĩ) và Brunơ (Anh); D. L.X.Vưgôtxki, X.L.Rubinstein, A.N.Lêônchiev, …(Liên Xô cũ). Câu 4. Dòng phái tâm lí học do các nhà tâm lí học xô viết sáng lập được gọi là tâm lí học hoạt động, vì coi: A. Tâm lí là sự phản ánh thế giới khách quan vào não thông qua hoạt động; B. Tâm lí người được nảy sinh, hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động; C. Tâm lí của mỗi người là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm lịch sử xã hội, nền văn hoá xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp; D. Cả A, B và C. Câu 5. Tâm lí người là bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xẩy ra: A.Với con người nên chúng gắn liền và điều khiển mọi hoạt động của con người; B. Trong não người nên chúng gắn liền và điều khiển mọi hoạt động của con người; C. Trong mỗi cá nhân nên chúng gắn liền và điều khiển mọi hoạt động của con người; D. Trong não người nên chúng không gắn liền và điều khiển hoạt động của con người. Câu 6. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào: A. Mỗi người, thông qua xã hội; B. Mỗi cá nhân, thông qua chủ thể; C. Chủ thể này, thông qua các chủ thể khác; D. Não, thông qua chủ thể. Câu 7. Hình ảnh của một cuốn sách trong gương và hình ảnh của cuốn sách đó trong não người là: A. Khác nhau hoàn toàn. B. Giống nhau hoàn toàn; C. Giống nhau một phần; D. Khác nhau một phần. Câu 8. Hình ảnh tâm lí trong não của mỗi chủ thể khác nhau là: A. Giống nhau; B. Khác nhau; C. Không hoàn toàn khác nhau; 1 D. Không hoàn toàn giống nhau.. Câu 9. Tâm lí người là sự phản ánh các quan hệ xã hội, nên tâm lí người: A. Chịu sự quy định một phần của các mối quan hệ xã hội; B. Hoàn toàn chịu sự quy đinh của các mối quan hệ xã hội; C. Không chịu sự quy định của các mối quan hệ xã hội; D. Chịu sự quy định của các mối quan hệ xã hội. Câu 10. Phản ánh tâm lí là hình thức phản ánh đặc biệt (có tính chủ thể, sinh động và sáng tạo): A. Có ở tất cả mọi người và động vật; B. Chỉ có con người; C. Có cả ở người và động vật bậc cao; D. Có cả ở người và động vật bậc thấp. Câu 11. Phản ánh tâm lí là một loại phán ánh đặc biệt. Đó là sự tác động của hiện thực khách quan vào con người tạo ra “hình ảnh tâm lí mang tính: A. Sinh động, sáng tạo và tính lịch sử cá nhân; B. Sinh động, sáng tạo và tính xã hội; C. Sinh động, sáng tạo và tính cá nhân; D. Sinh động, sáng tạo và tính chủ thể. Câu 12. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Tâm lí người là sự: A. Tác động của hiện thực khách quan vào não người thông qua lăng kính chủ quan; B. Phản ánh của hiện thực khách quan vào não người thông qua lăng kính chủ quan; C. Tiếp nhận hiện thực khách quan vào não người thông qua lăng kính chủ quan; D. Tương tác giữa con người với thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan; Câu 13. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan. Do đó hình ảnh tâm lí của các cá nhân là: A. Hoàn toàn không giống nhau nên không thể “suy bụng ta ra bụng người”; B. Thường giống nhau nên có thể “suy bụng ta ra bụng người”; C. Thường khác nhau nên không thể “suy bụng ta ra bụng người”; D. Giống nhau một phần nên cũng có thể “suy bụng ta ra bụng người”. Câu 14. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người. Do đó tâm lí người có bản chất: A. Xã hội và tính độc đáo; B. Xã hội và tính sinh động; C. Xã hội và tính sáng tạo; D. Xã hội và tính lịch sử. Câu 15. Tâm lí người là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là: A. Hiện tượng tâm sinh lí; B. Hoạt động tâm lí; C. Hành động tâm lí; D. Hiện tượng tâm lí. 2 Câu 16. Tâm lí có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên cứu, hình thành và cải tạo tâm lí người, phải nghiên cứu: A. Bản chất hoạt động và giao tiếp của mỗi người; B. Quá trình lĩnh hội thế giới khách quan của mỗi người; C. Hoàn cảnh môi trường, trong đó con người sống và hoạt động. D. Cơ chế lĩnh hội hiện thực khách quan của từng chủ thể. Câu 17. Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của cá nhân trong các mối quan hệ với: A. Thế giới loài người; ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: