Danh mục

Trắc nghiệm khách quan hóa học

Số trang: 187      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.60 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kiểm tra một cách có tổ chức là các kết quả học tập của học sinh là điều kiện không thể thiếu để cải tến công tác dạy học. Một trong những nguyên nhân làm cho khoa học sư phạm chưa theo kịp những đòi hỏi của thực tiễn là ở chỗ các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả công tác chưa được hoàn chỉnh. Vì vậy việc xây dựng và hoàn chỉnh các phương pháp kiểm tra kết quả học tập ở trường phổ thông đến nay vẫn còn là một trong những vấn đề quan trọng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trắc nghiệm khách quan hóa học TS. PHÙNG QUỐC VIỆTTRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN HOÁ HỌC NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU Kiểm tra một cách có tổ chức là các kết quả học tập của học sinh là điều kiệnkhông thể thiếu để cải tến công tác dạy học. Một trong những nguyên nhân làm chokhoa học sư phạm chưa theo kịp những đòi hỏi của thực tiễn là ở chỗ các phươngpháp kiểm tra đánh giá kết quả công tác chưa được hoàn chỉnh. Vì vậy việc xây dựngvà hoàn chỉnh các phương pháp kiểm tra kết quả học tập ở trường phổ thông đến nayvẫn còn là một trong những vấn đề quan trọng nhất”.[6, tr.230] Học sinh sẽ học tốt hơn, nếu thường xuyên được kiểm tra đánh giá một cáchnghiêm túc, công bằng, với kĩ thuật tốt, hiệu nghiệm... Đổi mới dạy học thì nhất thiếtphải đổi mới cách thức kiểm tra - đánh giá”. [7, tr.185] Việc kiểm tra - đánh giá nói riêng và thi cử nói chung đang là vấn đề thời sự hiệnnay được cả nước quan tâm. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX củaĐảng Cộng sản Việt Nam đã ghi rõ: “ Trong những năm trước mắt, giải quyết dứtđiểm những vấn đề bức xúc; sửa đổi chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu về nguồnnhân lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; cải tiến chế độ thi cử…”.[1,tr.111] Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) là một trong những phương pháp kiểm tra -đánh giá có nhiều ưu điểm, đặc biệt là tính khách quan trong kiểm tra - đánh giá. Nếu kết hợp chặt chẽ giữa TNKQ, trắc nghiệm tự luận, vấn đáp và quan sát sẽcho phép giáo viên đánh giá khách quan, công bằng và chính xác kết quả học tập củahọc sinh. Từ năm học 2006-2007 cả nước thực hiện chương trình và sách giáo khoa mớibậc THPT. Một trong những yêu cầu thực hiện đổi mới chương trình và sách giáokhoa là tăng cường sử dụng TNKQ vào việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Vì vậy, chúng tôi biên soạn Cuốn sách Trắc nghiệm khách quan môn hoá họcchương trình trung học phổ thông làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trường ĐHSPngành hoá, giáo viên và học sinh THPT về đổi mới phương pháp kiểm tra - đánh giánhằm nâng CaO chất lượng dạy học hóa học. Cuốn sách được biên soạn theo chươngtrình và sách giáo khoa mới. Chúng tôi xin cảm ơn GS.TSKH. Nguyễn Cương, PGS.TS. Đặng Đình Bạch đãđóng.góp các ý kiến rất quý báu trong quá trình chúng tôi biên soạn Cuốn sách này. Chúng tôi cảm ơn sự cộng tác của các thầy cô giáo và sinh viên Khoa Hoá trườngĐHSP Thái Nguyên đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành Cuốn sách này. Cuốn sách lần đầu ra mắt chắc còn nhiều thiếu sót, chúng tôi mong muốn độc giảđóng góp ý kiến để lần tái bản sẽ hoàn thiện hơn. TÁC GIẢ 2 Phần I I. KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC HOÁ HỌC 1.1 MỤC ĐÍCH CỦA KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ Kiểm tra - đánh giá là quá trình xác định trình độ đạt tới những chỉ tiêu của mụcđích dạy học, đánh giá tình trạng kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh đối chiếu vớinhững chỉ tiêu của mục đích dạy học đề ra. Xác định xem khi kết thúc một đoạn trọnvẹn của một quá trình dạy học, mục đích dạy học đã hoàn thành đến mức độ nào, kếtquả học tập của học sinh phù hợp đến đâu so với mục đích mong muốn. Nhờ kiểm tra - đánh giá sẽ phát hiện mặt đạt được và chưa đạt được trong trìnhđộ cần đạt tới của học sinh và phát hiện ra những khó khăn trở ngại trong quá trìnhlĩnh hội kiến thức của học sinh. Trên cơ sở này tìm hiểu kỹ các nguyên nhân củanhững lệch lạc về phía người dạy cũng như người học hoặc có thể từ khách quan. Phát hiện lệch lạc, tìm ra nguyên nhân của lệch lạc cho phép giáo viên điều chỉnhkế hoạch hành động trong quy trình công nghệ dạy học của mình, hoàn thiện hoạtđộng dạy nhằm nâng CaO chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học. Qua đó, giáoviên sẽ tìm biện pháp khắc phục các khó khăn, trở ngại, giúp học sinh tự đánh giá vàđiều chỉnh hoạt động học cho phù hợp, thúc đẩy quá trình chiếm lĩnh các khái niệmhóa học của học sinh để tiến lên chất lượng mới. [7]. 1.2. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ Hiện nay, đa số các nhà khoa học giáo dục phân chia các phương pháp kiểm tra -đánh giá làm 3 nhóm : quan sát, kiểm tra viết và vấn đáp (xem sơ đồ 1). 1.2.1. Quan sát Giúp người giáo viên xác định những thái độ, những khó khăn những phản ứngvô thức, những kỹ năng thực hành và một số kỹ năng khác về nhận thức, chẳng hạncách giải quyết vấn đề trong một tình huống đang được nghiên cứu. Đối với hoá học - môn khoa học thực nghiệm, phương pháp quan sát có ý nghĩarất quan trọng. Qua việc quan sát các thao tác và kỹ năng thí nghiệm của học sinh,người giáo viên có thể đánh giá được hứng thú, nhiệt tình, thái độ học tập và một phầnnào kết quả học tập của học sinh. Hoặc qua việc quan sát thái độ của học sinh khi đithực tế, tham quan các nhà máy, các cơ ...

Tài liệu được xem nhiều: