Danh mục

Trắc nghiệm khách quan Một phương pháp khoa học trong kiểm tra đánh giá thành quả học tập

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 381.69 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu 'Trắc nghiệm khách quan Một phương pháp khoa học trong kiểm tra đánh giá thành quả học tập' trình bày về các nội dung: So sánh hai phương pháp Tự luận và Trắc nghiệm khách quan, kỹ thuật soạn đề thi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, phân tích chất lượng đề thi trắc nghiệm khách quan,... Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trắc nghiệm khách quan Một phương pháp khoa học trong kiểm tra đánh giá thành quả học tập TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MỘT PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HỌC TẬP TS. Lê Thị Thiên Hương (báo cáo tại Hội thảo của Nhóm Nghiên cứu Dạy và Học - Khoa KTTM) 1. So sánh hai phương pháp: Tự luận và TNKQ Câu hỏi gây nhiều tranh luận: Trong 2 phương pháp ra đề thi (tự luận và TNKQ), phương pháp nào tốt hơn? Câu trả lời: Không có phương pháp nào hoàn toàn tốt hơn. Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể, mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm riêng. • Nên dùng kiểu tự luận trong trường hợp: - Khi số sinh viên không quá đông. - Khi không có nhiều thời gian để soạn đề nhưng có đủ thời gian để chấm thi. - Khi muốn tìm hiểu và khuyến khích khả năng diễn đạt tư duy, ý tưởng sáng tạo của sinh viên. - Khi có thể tin tưởng vào khả năng chấm thi chính xác và vô tư của giám khảo. • Nên dùng kiểu TNKQ trong trường hợp: - Khi số sinh viên quá đông. - Khi có đủ nhiều thời gian để soạn đề nhưng muốn chấm thi nhanh để sớm công bố điểm. - Khi muốn kiểm tra kiến thức trên phạm vi rộng để ngăn ngừa học tủ, học lệch. - Khi muốn điểm thi chính xác, tin cậy, không phụ thuộc vào trình độ chấm thi của giám khảo. 2. Kỹ thuật soạn đề thi TNKQ nhiều lựa chọn 2.1. Giai đoạn chuẩn bị 1. Xác định mục tiêu và nội dung kiến thức cần kiểm tra đánh giá thật chi tiết, rõ ràng. 2. Định lượng (phần trăm) một cách hợp lý từng nội dung kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra sao cho phù hợp với chuẩn đầu ra của môn học. 3. Lập bảng phân bố số câu hỏi một cách chi tiết, phù hợp với định lượng phần trăm đã đưa ra. 1 Ví dụ 1. Soạn đề thi TNKQ cuối kỳ, môn Pháp luật Đại cương, thời gian làm bài 60 phút, gồm 40 câu hỏi. - Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về pháp luật của SV và kỹ năng phân tích một hành vi vi phạm pháp luật, áp dụng các điều luật để tính toán thừa kế, tính tiền bảo hiểm. - Định lượng: ĐCMH có 8 chương, trong đó: Chương 1 - “Những vấn đề cơ bản về Nhà nước”, 9 tiết Chương 2 - “Những vấn đề cơ bản về pháp luật”, 15 tiết Chương 3 đến chương 8 là các luật cụ thể như: Hình sự, Dân sự, Hôn nhân và Gia đình, Hành chính, Lao động, Phòng chống tham nhũng, v.v…, mỗi chương 3 tiết. Căn cứ vào số tiết và tầm quan trọng của từng chương, ta lập bảng sau đây để phân bố số câu hỏi: STT Chương Tầm quan trọng Số câu hỏi 1 Nhà nước 15% 6 2 Pháp luật 25% 10 3 L. Hình sự 10% 4 4 L. Dân sự 10% 4 5 L.HN-GĐ 10% 4 6 L.H chính 10% 4 7 L. Lao động 10% 4 8 L. PCTN 10% 4 100% 40 Tổng cộng Căn cứ vào nội dung kiến thức và kỹ năng cần kiểm tra của từng chương, ta lại lập bảng để phân bố số câu hỏi cho chương đó. Chẳng hạn, sau đây là bảng phân bố câu hỏi cho chương 2 (Những vấn đề cơ bản về pháp luật): Kỹ năng Tầm quan trọng 1 Hiểu nhớ 50% 5 2 Vận dụng 30% 3 3 Phân tích 20% 2 Tổng cộng 100% 10 STT 2 Số câu hỏi Sau khi lập bảng phân bố câu hỏi cho từng chương, phối hợp với tỷ lệ phần trăm mức độ các câu khó, trung bình, dễ và các kỹ năng cần đánh giá, ta có thể tổng hợp thành ma trận có dạng sau đây: Chương Hiểu nhớ Vận dụng Phân tích Tổng cộng Nhà nước 4 1 1 6 Pháp luật 5 3 2 10 Hình sự 2 2 0 4 Dân sự 2 1 1 4 Hôn nhân Gia đình 1 2 1 4 Hành chính 2 1 1 4 Lao động 2 1 1 4 PCTN 2 1 1 4 Tổng cộng 20 12 8 40 2.2. Giai đoạn thực hiện a. Một số nguyên tắc chung - Soạn thảo đề thi nhiều ngày trước kỳ thi. - Số câu hỏi trong bản thảo đầu tiên nên nhiều hơn số câu cần dùng. - Mỗi câu hỏi thuộc về một phần kiến thức nhất định, một kỹ năng nhất định. - Ước lượng kỹ số phút dành cho mỗi câu hỏi sao cho phù hợp với tổng thời gian của đề. * Đối với phần câu dẫn: - Có thể dùng một câu hỏi hay câu nhận định không đầy đủ (câu bỏ lửng) làm câu dẫn. - Không nên đưa quá nhiều tư liệu vào câu dẫn. - Tránh sử dụng câu dẫn mang tính phủ định. Tuy nhiên, nếu đưa câu phủ định vào câu dẫn thì cần gạch dưới (hoặc in nghiêng) chữ “không” để nhấn mạnh. 3 * Đối với phương án trả lời: - Các phương án trả lời cần được viết theo cùng một văn phong và tương đương với nhau về độ dài. - Nên thận trọng khi dùng các câu hỏi có sử dụng phương án chọn “tất cả đều đúng” hay “tất cả đều sai”. - Câu dẫn và các phương án trả lời phải phù hợp với nhau về ngữ pháp khi ghép chúng với nhau. - Các phương án “nhiễu” cần diễn đạt sao cho có vẻ hợp lý và có sức hấp dẫn như nhau. - Độ khó của câu hỏi tùy thuộc vào đối tượng và mục đích kiểm tra. Ví dụ 2. Một số câu TNKQ môn PLĐC Câu 1. Chính thể quân chủ nghĩa là: a) Đứng đầu nhà nước là một cơ quan b) Đứng đầu nhà nước là một cá nhân được hình thành theo kiểu cha truyền con nối. c) Cả hai câu trên đúng. d) Cả hai câu trên sai. Nhận xét - Phương án d không chính xác vì trên d có 3 câu chứ không phải 2 câu. - Độ dài của các phương án khác nhau. - Phương án b (dài nhất) là phương án đúng, quá khác biệt so với các phương án khác nên dễ đoán được. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: