Danh mục

Trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp

Số trang: 9      Loại file: docx      Dung lượng: 131.52 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng, là hành trang tuyệt với giúp bạn thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ dễ dàng chiếm được tình cảm của nhiều người. Dưới đây là là một số trắc nghiệm và hướng dẫn để bạn hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của mình. 1. Khi trò chuyện với một người nào đó, a. Bạn thường là người nói nhiều nhất b. Bạn thường để người khác nói nhiều hơn. c. Cố gắng cân bằng trong suốt cuộc đối thoại....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp Trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng, là hành trang tuyệt với giúp bạn thành công trong công việc cũng như  trong cuộc sống. Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ dễ dàng chiếm được tình cảm của nhiều người. Dưới đây là  là một số trắc nghiệm và hướng dẫn để bạn hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của mình. 1. Khi trò chuyện với một người nào đó,                 a. Bạn thường là người nói nhiều nhất                 b. Bạn thường để người khác nói nhiều hơn.                 c. Cố gắng cân bằng trong suốt cuộc đối thoại. Đáp án hay nhất: c 2. Khi bạn gặp một người lần đầu, bạn sẽ:                 a. Đợi người khác giới thiệu.                 b. Bạn sẽ mỉm cười, tự giới thiệu và chủ động bắt tay.                 c. Vui mừng và ôm chặt người đó. Đáp án hay nhất: b Rất tốt nếu bạn bắt đầu việc tự giới thiệu bằng việc bắt tay và mỉm cười. Nếu bạn không thích hoặc gặp khó  khăn khi bắt tay thì cúi chào là một thay thế tuyệt vời. Việc chủ động giới thiệu bằng nụ cười, bắt tay (hoặc  chào) sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm với người đối diện. 3. Bạn thường,                 a. Mở đầu cuộc trò chuyện bằng việc bàn về những sự kiện trong ngày hoặc những câu chuyện nhỏ.                 b. Tránh những những sự kiện trong ngày hoặc những câu chuyện đi vào những vấn đề quan trọng  hơn.                 c. Tránh né việc mở đầu một cuộc trò chuyện Đáp án hay nhất: a Rất hay nếu bạn bắt đầu cuộc trò chuyện bằng việc bàn về những sự kiện trong ngày hoặc những câu chuyện  nhỏ mà chủ đề có thể xoay quanh vấn đề về thời tiết, tin tức, hay ấn tượng về những hoạt động (nếu bạn tham  gia một cuộc hội thảo, những buổi tiệc hoặc những cuộc họp…) 4. Bạn thường,                 a. Cố gắng nhớ và gọi tên khi trò chuyện với người khác.                 b. Không chú ý đến tên và có khuynh hướng quên chúng.                 c. Chỉ nhớ tên những người quan trọng. Đáp án hay nhất: a Rất tốt để gọi người nào đó bằng tên ở bất cứ  nơi nào có thể. Nó sẽ để lại ấn tượng lâu dài và làm cho người  đối diện thấy họ đặc biệt với bạn vì bạn đã nhớ tên họ. 5. Bạn ……………sử dụng những từ và cụm từ ­ “vui lòng”; “cám ơn”; “rất vui”; “xin lỗi”                 a. Thường xuyên                 b. Thỉnh thoảng                 c. Không bao giờ Đáp án hay nhất: a Bạn nên thường xuyên sử dụng những từ và cụm từ lịch sự để làm cho đối phương thấy bạn là một người lịch sự  và mong muốn kết bạn với bạn. 6. Bạn có khuynh hướng                 a. Nghiêm trang và không mỉm cười trong suốt cuộc trò chuyện                 b. Luôn luôn cười lúc trò chuyện                 c. Cười đúng lúc Đáp án hay nhất: c Mỉm cười trong lúc chào hỏi và trong thời gian cuộc trò chuyện thể hiện bạn là một người hòa đồng vui vẻ. 7. Bạn ………… dùng mắt để thể hiện thái độ trong  suốt câu chuyện                 a. Luôn luôn                 b. Thỉnh thoảng                 c. Không bao giờ Đáp án hay nhất: a Mắt phản ánh chân thật nhất tâm trạng của bạn, vì vậy việc nhìn chăm chú thể hiện bạn quan tâm và thích thú  với vấn đề đang được thảo luận. Sự giao tiếp bằng mắt phải thỉnh thoảng gián đoạn để tránh nhìn chằm chằm  vào người khác (như vậy sẽ rất bất lịch sự). Bạn có thể nhìn xuống hoặc nhìn ra cửa sổ và trở vể với điểm ban  đầu, điều này tạo cho người đối diện biết bạn không xao lãng mà rất quan tâm đến những gì đang được nói. 8. Trong suốt câu chuyện, bạn:                 a. Giữ yên đầu.                 b. Gật đầu ở những thời điểm thích hợp                 c. Liên tục gật đầu. Đáp án hay nhất: b Thỉnh thoảng gật đầu để cho người đối diện biết những gì bạn đồng ý và hiểu thế nào về vấn đề. Điều này giúp  người nói hăng hái hơn. 9. Trong cuộc nói chuyện, bạn:                 a. Đứng cách người nói 1 bước chân                 b. Đứng cách người nói 2 – 3 bước chân                 c. Đứng cách người nói 5 – 6 bước chân Đáp án hay nhất: b Chiều dài cánh tay của bạn là khoảng cách thích hợp nhất (2 – 3 bước chân), nếu bạn đứng gần hơn sẽ làm  người khác cảm thấy không thoải mái. 10. Bạn thường,                 a. Đứng trong khi nói chuyện với một người đang ngồi.                 b. Ngồi khi nói chuyện với một người đang ngồi.                 c. Dựa xuống trong khi nói chuyện với một người đang ngồi. Đáp án hay nhất: b Sự trao đổi bằng mắt sẽ giúp cho mối quan hệ tốt hơn, vì thế nếu người trò chuyện với bạn đang ngồi và có 1  ghế trống bên cạnh, hãy ngồi vào ghế đó. Trừ trường hợp vào phòng sếp hay đồng nghiệp của bạn, hãy hỏi họ  trước khi ngồi, tốt hơn hết là hãy đợi họ mời ngồi bởi vì có thể họ không có thời gian để nói chuyện với bạn tại  thời điểm đó. 11. Để kết thúc 1 cuộc trò chuyện,                 a. Bạn thường chỉ bỏ đi                 b. Bạn bắt đầu trông thiếu kiên nhẫn và hy vọng người đó sẽ gợi ý.                 c. Bạn kết thúc những vấn đề trên với một sự phát biểu đóng. Đáp án hay nhất: c Nếu bạn không muốn tiếp tục cuộc nói chuyện hãy ra hiệu bằng một câu bình luận đóng, như là một tín hiệu  cho ngườ ...

Tài liệu được xem nhiều: