Danh mục

Trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm chưa hoàn thành

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 234.62 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc xem xét, nghiên cứu để làm rõ vai trò của từng người trong đồng phạm, từ đó áp dụng hình phạt một cách hiệu quả nhất mà mục đích của hình phạt muốn hướng đến. Chính vì thế, đối với vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng phạm cần phải tuân thủ một số nguyên tắc đặc thù trong truy cứu trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm chưa hoàn thành TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG TRƢỜNG HỢP ĐỒNG PHẠM CHƢA HOÀN THÀNH ThS. Đoàn Trọng Chỉnh Khoa Luật, trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý, cơ sở của trách nhiệm hình sự là sự vi phạm trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hình sự được hiểu là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế Nhà nước do luật hình sự quy định. Dưới góc độ nghiên cứu, trong bài viết này tác giả làm rõ trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm ở giai đoạn chưa hoàn thành đó là: trách nhiệm hình sự của người thực hành trong giai đoạn chưa hoàn thành; trách nhiệm hình sự của người xúi giục trong giai đoạn chưa hoàn thành; trách nhiệm hình sự của người giúp sức trong giai đoạn chưa hoàn thành và trách nhiệm của người tổ chức trong giai đoạn chưa hoàn thành. Trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong cấu thành tội phạm. Ngoài một số trường hợp hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức được quy định là những tội phạm độc lập, thì phần nhiều hành vi của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức lại không được quy định trong những cấu thành tội phạm cụ thể khác.Tội phạm do những người đồng phạm thực hiện chưa hoàn thành là một trường hợp đặc biệt của tội phạm chưa hoàn thành. Khi nghiên cứu đồng phạm chưa hoàn thành, chủ yếu khoa học hình sự nhìn dưới hai góc độ là chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt của những người đồng phạm từ đó xem xét trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm.Trong trường hợp phạm tội đồng phạm là việc phạm tội của nhiều người, trong đó mỗi người trong đồng phạm có những vai trò khác nhau: tổ chức, giúp sức, xúi giục, thực hành. Việc xem xét, nghiên cứu để làm rõ vai trò của từng người trong đồng phạm, từ đó áp dụng hình phạt một cách hiệu quả nhất mà mục đích của hình phạt muốn hướng đến. Chính vì thế, đối với vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng phạm cần phải tuân thủ một số nguyên tắc đặc thù trong truy cứu trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm. Từ khóa: Chưa hoàn thành, đồng phạm, hành vi, tội phạm, trách nhiệm hình sự. 1. NGUYÊN TẮC CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM Đồng phạm là một hình thức đặc biệt. Vì vậy, việc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm không những phải tuân thủ những nguyên tắc được áp dụng chung cho tất cả những trường hợp phạm tội, mà còn phải tuân thủ những nguyên tắc có tính đặc thù áp dụng cho đồng phạm. 1.1. Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm trong đồng phạm Mặc dù các Bộ luật Hình sự của nước ta chưa có điều luật riêng quy định nguyên tắc này, nhưng tinh thần của nó được thể hiện trong nhiều điều luật và được nhận thức thống nhất trong thực tiễn xét xử.Cơ sở lý luận về nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm của chúng ta hoàn toàn khác biệt với quan điểm siêu hình là cơ sở lý luận của nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm trong đồng phạm của khoa học hình sự tư sản mà đại diện là A.Phơ-bách, theo đó người trực tiếp phá hoại quy phạm pháp luật được gọi là người thực hành – kẻ chính phạm; còn những người đồng phạm khác đều được gọi là tòng phạm. Vì vậy người thực hành phải chịu trách nhiệm chính về việc trực tiếp gây nên nguy hại cho 120 xã hội; còn người xúi giục, giúp sức chỉ đóng vai trò thứ yếu. Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm, theo luật hình sự Việt Nam được hiểu như sau: – Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng một tội phạm tương ứng của Bộ luật Hình sự và trong phạm vi chế tài điều luật đó quy định. – Những người đồng phạm đều phải chịu trách nhiệm về những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự liên quan đến hành vi phạm tội chung, nếu họ đều ý thức được những tình tiết đó, trừ những tình tiết thuộc về cá nhân người đồng phạm. – Những nguyên tắc chung về việc truy cứu trách nhiệm hình sự, về quyết định hình phạt như nguyên tắc về xử lý, về các giai đoạn thực hiện tội phạm, các quy định về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, về thời hiệu và điều luật quy định đối với tội phạm tương ứng do những người đồng phạm thực hiện, được áp dụng cho tất cả những người đồng phạm. 1.2. Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về hành vi tham gia thực hiện tội phạm trong đồng phạm Tuy mỗi người trong đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm, nhưng không có nghĩa là việc xác định trách nhiệm hình sự đối với từng người đồng phạm lại không dựa trên cơ sở hành vi cụ thể của người đó. Nội dung của nguyên tắc được thể hiện ở những điểm sau đây: – Tội phạm được coi là hành vi do con người cụ thể thực hiện. – Người phạm tội chỉ chịu trách nhiệm hình sự về những gì do cá nhân người đó gây ra bằng hành động hoặc không hành động. – Hình phạt được áp dụng đối với người đã thực hiện tội phạm tức là mang tính chất cá nhân. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, người viết đồng ý với quan điểm của Tiến sĩ Trần Quang Tiệp về đề xuất trách nhiệm hình sự trong đồng phạm với các luận điểm liên quan đến nguyên tắc này như sau: – Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác; – Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc miễn trách nhiệm hình sự thuộc về riêng người đồng phạm nào thì chỉ được áp dụng đối với chính người đồng phạm đó; – Việc miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt đối với người đồng phạm này không loại trừ trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác. Có thể nói những quan điểm trên về nguyên tắc trách nhiệm độc lập về hành vi tham gia thực hiện tội phạm trong đồng phạm cũng có một số điểm tương đồng với nguyên tắc cá thể ...

Tài liệu được xem nhiều: