Trách nhiệm với thông tin
Số trang: 2
Loại file: pdf
Dung lượng: 83.94 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Câu chuyện của Lượm trong tiêu đề bài viết “Tình đầu bất hạnh của cô bé bụi đời” đăng trên chuyên trang tintuconline của VietNamNet chỉ là sự hư cấu. Với một vài sự che đậy của nhân vật, cộng với sự tắc trách của những người làm chương trình “Người xây tổ ấm”, câu chuyện hư cấu đã biến thành một câu chuyện có thật thu hút sự quan tâm của hàng triệu khán giả VTV trong cả nước và làm động lòng không ít nhà hảo tâm. Sự việc vỡ lở, nhân vật chính không hề có hoàn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trách nhiệm với thông tin Trách nhiệm với thông tin Câu chuyện của Lượm trong tiêu đề bài viết “Tình đầu bất hạnh của cô bé bụi đời” đăng trên chuyên trang tintuconline của VietNamNet chỉ là sự hư cấu. Với một vài sự che đậy của nhân vật, cộng với sự tắc trách của những người làm chương trình “Người xây tổ ấm”, câu chuyện hư cấu đã biến thành một câu chuyện có thật thu hút sự quan tâm của hàng triệu khán giả VTV trong cả nước và làm động lòng không ít nhà hảo tâm. Sự việc vỡ lở, nhân vật chính không hề có hoàn cảnh như trong phóng sự trên truyền hình và vì vậy niềm tin của người xem VTV và bạn đọc VietNamNet đã bị xúc phạm nghiêm trọng. Công chúng vẫn có thể tha thứ nhưng sự bất bình và phẫn nộ của họ đến từ thái độ của những người có trách nhiệm đối với thông tin mà chương trình đưa ra. Rất nhiều bài báo, không ít những bình luận trên mạng nhưng có rất ít lời trách mắng đối với nhân vật. Sự phản ứng đều tập trung vào chương trình “Người xây tổ ấm” và cách trả lời mà BTV phụ trách chương trình này đưa ra. Trong khi người xem chờ đợi một lời xin lỗi, đơn giản chỉ là “chúng tôi đã không kiểm chứng kỹ lưỡng nội dung câu chuyện, vì vậy chúng tôi xin lỗi bạn đọc về sự sai sót đó”, thì chương trình chỉ nói rằng “chúng tôi lấy làm tiếc”. Viện dẫn vào bản cam kết nói đúng sự thật, chương trình “Người xây tổ ấm” đã mặc nhiên coi đó là lỗi của nhân vật, coi mình là nạn nhân của sự thiếu chân thật của nhân vật. Điều này là không thể chấp nhận được đối với báo chí, truyền thông, đặc biệt là đối với một Đài Truyền hình quốc gia. Theo bà Trần Lệ Thùy – chuyên gia nghiên cứu báo chí của Đại học Oxford, việc kiểm chứng thông tin là một trong những kỹ năng cơ bản nhất của nhà báo và nó khiến cho tin tức của báo chí khác với tin đồn. Theo dõi những liên quan đến câu chuyện cô Lượm trên báo chí đủ thấy rằng, chương trình “Người xây tổ ấm” đã không hề có một động tác nào liên quan đến chuyện kiểm chứng về nhân vật này. Đến phóng sự về gia đình Lượm họ cũng nhờ các đồng nghiệp khác ở Thừa Thiên – Huế quay hộ. Cái mà “Người xây tổ ấm” làm là họ dựng lên một kịch bản và hướng dẫn cô Lượm tham gia vào kịch bản đó. Cô Lượm, cả Tin Tức Online không thể đưa câu chuyện giả dối của mình lên truyền hình để hàng triệu người trên cả nước xem. Vậy họ có trách nhiệm gì đối với những thông tin mà “Người xây tổ ấm” đã phát? Sự thật, khách quan, nhân văn là những nhân tố tạo ra niềm tin cho công chúng đối với báo chí và đó cũng chính là trách nhiệm của báo chí đối với xã hội. Do vậy khi viết bất cứ một điều gì, nhà báo phải nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với thông tin mà mình nêu ra; khi đăng tải một sự kiện gì, cơ quan báo chí phải có trách nhiệm đối với nội dung mà mình đã đưa. Chính tinh thần trách nhiệm với thông tin sẽ tạo nên uy tín của tờ báo, tạo ra sự tin cậy đối với công chúng. Đã có nhiều bài học về nguồn tin và kiểm chứng thông tin xảy ra với báo chí. Tuy nhiên thái độ đối với cái sai quan trọng hơn rất nhiều so với việc đã để xảy ra cái sai. Ở đây sai sót đã xảy ra và trách nhiệm với thông tin cùng một lời xin lỗi chân thành, cầu thị sẽ giúp “Người xây tổ ấm” lấy lại được niềm tin đã gây dựng trong gần chục năm qua. Điều này thiết nghĩ không phải là chuyện riêng của “Người xây tổ ấm”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trách nhiệm với thông tin Trách nhiệm với thông tin Câu chuyện của Lượm trong tiêu đề bài viết “Tình đầu bất hạnh của cô bé bụi đời” đăng trên chuyên trang tintuconline của VietNamNet chỉ là sự hư cấu. Với một vài sự che đậy của nhân vật, cộng với sự tắc trách của những người làm chương trình “Người xây tổ ấm”, câu chuyện hư cấu đã biến thành một câu chuyện có thật thu hút sự quan tâm của hàng triệu khán giả VTV trong cả nước và làm động lòng không ít nhà hảo tâm. Sự việc vỡ lở, nhân vật chính không hề có hoàn cảnh như trong phóng sự trên truyền hình và vì vậy niềm tin của người xem VTV và bạn đọc VietNamNet đã bị xúc phạm nghiêm trọng. Công chúng vẫn có thể tha thứ nhưng sự bất bình và phẫn nộ của họ đến từ thái độ của những người có trách nhiệm đối với thông tin mà chương trình đưa ra. Rất nhiều bài báo, không ít những bình luận trên mạng nhưng có rất ít lời trách mắng đối với nhân vật. Sự phản ứng đều tập trung vào chương trình “Người xây tổ ấm” và cách trả lời mà BTV phụ trách chương trình này đưa ra. Trong khi người xem chờ đợi một lời xin lỗi, đơn giản chỉ là “chúng tôi đã không kiểm chứng kỹ lưỡng nội dung câu chuyện, vì vậy chúng tôi xin lỗi bạn đọc về sự sai sót đó”, thì chương trình chỉ nói rằng “chúng tôi lấy làm tiếc”. Viện dẫn vào bản cam kết nói đúng sự thật, chương trình “Người xây tổ ấm” đã mặc nhiên coi đó là lỗi của nhân vật, coi mình là nạn nhân của sự thiếu chân thật của nhân vật. Điều này là không thể chấp nhận được đối với báo chí, truyền thông, đặc biệt là đối với một Đài Truyền hình quốc gia. Theo bà Trần Lệ Thùy – chuyên gia nghiên cứu báo chí của Đại học Oxford, việc kiểm chứng thông tin là một trong những kỹ năng cơ bản nhất của nhà báo và nó khiến cho tin tức của báo chí khác với tin đồn. Theo dõi những liên quan đến câu chuyện cô Lượm trên báo chí đủ thấy rằng, chương trình “Người xây tổ ấm” đã không hề có một động tác nào liên quan đến chuyện kiểm chứng về nhân vật này. Đến phóng sự về gia đình Lượm họ cũng nhờ các đồng nghiệp khác ở Thừa Thiên – Huế quay hộ. Cái mà “Người xây tổ ấm” làm là họ dựng lên một kịch bản và hướng dẫn cô Lượm tham gia vào kịch bản đó. Cô Lượm, cả Tin Tức Online không thể đưa câu chuyện giả dối của mình lên truyền hình để hàng triệu người trên cả nước xem. Vậy họ có trách nhiệm gì đối với những thông tin mà “Người xây tổ ấm” đã phát? Sự thật, khách quan, nhân văn là những nhân tố tạo ra niềm tin cho công chúng đối với báo chí và đó cũng chính là trách nhiệm của báo chí đối với xã hội. Do vậy khi viết bất cứ một điều gì, nhà báo phải nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với thông tin mà mình nêu ra; khi đăng tải một sự kiện gì, cơ quan báo chí phải có trách nhiệm đối với nội dung mà mình đã đưa. Chính tinh thần trách nhiệm với thông tin sẽ tạo nên uy tín của tờ báo, tạo ra sự tin cậy đối với công chúng. Đã có nhiều bài học về nguồn tin và kiểm chứng thông tin xảy ra với báo chí. Tuy nhiên thái độ đối với cái sai quan trọng hơn rất nhiều so với việc đã để xảy ra cái sai. Ở đây sai sót đã xảy ra và trách nhiệm với thông tin cùng một lời xin lỗi chân thành, cầu thị sẽ giúp “Người xây tổ ấm” lấy lại được niềm tin đã gây dựng trong gần chục năm qua. Điều này thiết nghĩ không phải là chuyện riêng của “Người xây tổ ấm”.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Truyền thông và trách nhiệm hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp quản trị thông tin công nghệ thông tin thông tin dữ liệuGợi ý tài liệu liên quan:
-
52 trang 430 1 0
-
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 354 0 0 -
Bài tập thực hành môn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin
6 trang 321 0 0 -
Top 10 mẹo 'đơn giản nhưng hữu ích' trong nhiếp ảnh
11 trang 314 0 0 -
74 trang 300 0 0
-
96 trang 293 0 0
-
Báo cáo thực tập thực tế: Nghiên cứu và xây dựng website bằng Wordpress
24 trang 289 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng ứng dụng di động android quản lý khách hàng cắt tóc
81 trang 281 0 0 -
EBay - Internet và câu chuyện thần kỳ: Phần 1
143 trang 275 0 0 -
Tài liệu dạy học môn Tin học trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng
348 trang 269 1 0