Danh mục

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Nghiên cứu định tính trong bán lẻ thực phẩm ở Việt Nam

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 21.45 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nghiên cứu sự phù hợp của TNXHDN ở Việt Nam, lấy ví dụ trong ngành bán lẻ thực phẩm. Mục tiêu của nghiên cứu là bước đầu tìm hiểu thực tiễn hoạt động TNXHDN trong lĩnh vực này. Dưới dạng một nghiên cứu khám phá, cách tiếp cận định tính với kỹ thuật phỏng vấn sâu được áp dụng để thu thập dữ liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Nghiên cứu định tính trong bán lẻ thực phẩm ở Việt Nam   TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH TRONG BÁN LẺ THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY: A QUALITATIVE STUDY IN FOOD RETAILING IN VIETNAM ThS Võ Thị Mai Hà Trường Đại học Kinh tế Huế, Đại học Huế Tóm tắt Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) và đạo đức kinh doanh là những vấn đề được quan tâm nhiều trong nghiên cứu nhiều thập kỷ qua. Bài viết này nghiên cứu sự phù hợp của TNXHDN ở Việt Nam, lấy ví dụ trong ngành bán lẻ thực phẩm. Mục tiêu của nghiên cứu là bước đầu tìm hiểu thực tiễn hoạt động TNXHDN trong lĩnh vực này. Dưới dạng một nghiên cứu khám phá, cách tiếp cận định tính với kỹ thuật phỏng vấn sâu được áp dụng để thu thập dữ liệu. Thành phần tham gia phỏng vấn khá đa dạng, gồm có 10 chuyên gia đại diện cho các nhóm hữu quan như nhà bán lẻ, nhà cung cấp, nhà sản xuất, tổ chức phi chính phủ, truyền thông… nhằm cung cấp thông tin đa chiều cho các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu. Kết quả chỉ ra rằng TNXHDN đang diễn ra ở những doanh nghiệp bán lẻ thực phẩm hiện đại ở khu vực đô thị Việt Nam. Từ góc nhìn chuyên gia, các hoạt động TNXHDN mà những doanh nghiệp này đang thực hiện được xác định và phân loại thành những khía cạnh sau: trách nhiệm sản phẩm, các vấn đề về môi trường, sản phẩm bền vững, thu mua, tham gia cộng đồng, và điều kiện lao động. Kết quả cũng chỉ ra rằng vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm, một phần của trách nhiệm sản phẩm, là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt hiện nay. Trái lại, phúc lợi động vật, thương mại công bằng và lao động trẻ em là những khía cạnh trong thu mua đang được quan tâm và thảo luận nhiều ở những quốc gia phương tây nhưng chưa được chú ý ở Việt Nam. Từ khóa: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bán lẻ thực phẩm, Việt Nam Abstract The issues of Corporate Social Responsibility (CSR) and business ethics have been addressed in numerous studies over decades. This study examines the relevance of CSR in Vietnam at the example of food retail sector. The aim is to obtain first insights into the extent to which CSR practices are implemented in Vietnam‘s food retailing. In a form of an exploratory study, a qualitative approach was followed with the use of in-depth interviewing process. A divers set of ten experts (e.g. managers from retailers, food suppliers, producers, representatives of NGOs and media) were acquired as interview partners in order to reveal various perspectives to the issues of concern. The analysis reveals that CSR-oriented food retailers belong to the modern retail system mainly situated in bigger cities of Vietnam. The main areas of food retailers CSR engagement in Vietnam from the perspectives of stakeholders are: product responsibility, environmental issues, sustainable products, procurement, community involvement, and working conditions.It is also found that the issue of food quality and safety as part of product responsibility is at present the primary concern of urban consumers in Vietnam. In contrast, in procurement process, animal welfare, fair trade, and child labor, which are intensively discussed in western countries, are of little relevance in Vietnam. Key words: Corporate Social Responsibility, food retailing, Vietnam   551      1. MỞ ĐẦU Các vấn đề về đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) ngày càng trở nên quan trọng ởhầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu.Trong lĩnh vực bán lẻ, với những đặc thù riêng, việc thực hiện TNXHDNđóng vai trò rất ý nghĩa trong chuỗi cung ứng thực phẩm đến người tiêu dùng (Maloni & Brown, 2006). Người tiêu dùng ngày nay lựa chọn thực phẩm hàng ngày dựa vào nhu cầu, khả năng tài chính, thói quen và quan điểm về đạo đức. Quyết định của họ trở nên phức tạp và khó khăn hơn trước, khi ngày càng phải đối mặt với nhiều rủi ro, kiến thức hạn chế và thông tin không đầy đủ. Vì thế,người tiêu dùngdần ý thức được rằng sự lựa chọn thực phẩm của họảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách, góp phầnvàoquá trình hoàn chỉnh chiến lược và hành động nhằm cải thiện môi trường và xã hội (Hartmann, 2011). Nghiên cứu về TNXHDNtrên thế giới chỉ ra một số bằng chứng về việc tham gia vào TNXHDN ngày càng tích cực của các doanh nghiệp bán lẻ thực phẩm (Piacentini & ctg, 2000). Chẳng hạn, những doanh nghiệp lớn sử dùng các chủ đề như “thực phẩm hữu cơ”, “sản phẩm thương mại công bằng”, “sống khỏe”, “cải thiện nhãn mác”, “thực phẩm địa phương”, “hỗ trợ cộng đồng”… để truyền thông và phát triển sự nhận biết thương hiệu đến khách hàng (Jones & ctg, 2007). Tuy nhiên, các nghiên cứu ở phạm vi quốc tế về TNXHDN nói chung và trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm nói riêng chủ yếu tập trung ở những quốc gia phát triển. Các nghiên cứu về TNXHDN ở Việt Namcòn rất ít, chỉ mới bắt đầu từ năm 2008khihoạt động này được thúc đẩy với sự hỗ trợ của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Trong số ít các nghiên cứu đó, đa số tập trung khai thác TNXHDN ở một số khía cạnh như lao động, môi trường của một số ngành công nghiệp hướng đến thị trường xuất khẩu như da giày, dệt may, điện tử. Trong khi đi tìm các giải pháp TNXHDN cho các doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu, chưa có nghiên cứu nào (trong nước và quốc tế) quan tâm đến lĩnh vực bán lẻ thực phẩm phục vụ người tiêu dùng Việt, ngay cả khi lĩnh vực này những năm gần đây gặp phải khá nhiều vụ việc gây bức xúc cho dư luận. Mục đích của nghiên cứu này làbước đầu tìm hiểu thực tiễn thực hiện về TNXHDN trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm ở nước tatừ quan điểm của một số chuyên gia trong chuỗi cung ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: