Danh mục

Trái đôi Xuân Diệu - Huy Cận với Tự lực văn đoàn _1

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 206.85 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kỳ vọng của Xuân Diệu nơi Huy Cận đã được đền đáp: Lửa thiêng đã được Đời nay cho ra mắt bạn đọc vào năm 1940 với 3000 bản, một số lượng vào loại kỷ lục thời đó
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
"Trái đôi" Xuân Diệu - Huy Cận với Tự lực văn đoàn _1Trái đôi Xuân Diệu - HuyCận với Tự lực văn đoàn Kỳ vọng của Xuân Diệu nơi Huy Cận đã được đền đáp: Lửa thiêng đã được Đờinay cho ra mắt bạn đọc vào năm 1940 với 3000 bản, một số lượng vào loại kỷ lục thờiđó. Hơn thế nữa, Tự lực văn đoàn đã quyết định kết nạp thi sĩ họ C ù và lịch sử vănchương Việt Nam lẽ ra biết tới thành viên thứ Chín của Tao đàn ấy nếu không cónhững biến cố chính trị xảy ra gắn liền với cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II. Sựnuối tiếc của Huy Cận vì đã không kịp trở thành thành viên chính thức của Tự lực vănđoàn không phải đợi đến hôm nay mới được ông thổ lộ với tôi mà đã bộc lộ từ lâu ởngay dòng chú thích “ T.L.V. Đ” do tay ông viết bên cạnh tên mình trong tờ quảng cáoNhà xuất bản Đời nay in năm 1941 trong đó, ngo ài các thành viên của nhóm và HuyCận ra còn có Đỗ Đức Thu, Trần Tiêu, Nguyên Hồng, Nguyễn Khắc Mẫn, Đoàn PhúTứ, Trọng Lang, Anh Thơ (đúng ra là cô Anh Thơ), Mạnh Phú Tư cùng ảnh chân dungcủa họ. Cái “tình cảm gia đình” của Tự lực dành cho chàng thi s ĩ quán sông La ấy cóthể cảm nhận được rất rõ trong thư của Khái Hưng gửi Xuân Diệu ngay sau khi thi sĩkhăn gói vào M ỹ Tho: “Anh đi Nam, chúng tôi thấy thiếu a nh quá. Nói thực đấy,không khách sáo đâu. Nhất những hôm hội họp ở nhà anh Tam (Nhất Linh - C.H.H.V)ai ai cũng bảo: “Thiếu có Xuân Diệu”. Nhưng có người tiếp luôn: “Đã có Huy Cận ănhộ cả hai người”. Huy Cận, ai cũng coi như một nửa của linh hồn anh.” Rồi chính tácgiả của Tiêu Sơn Tráng Sĩ đã cùng với Nhất Linh, Thạch Lam và hoạ sĩ Nguyễn ĐỗCung dẫn Huy Cận đi thăm chùa Tây Phương và chùa Thầy nhằm khẳng định lòng tựhào dân tộc vốn là động lực của Tự lực văn đoàn trong cuộc đấu tranh chống lại chínhsách nô dịch của Pháp. Mặt khác cũng rất có thể khi tổ chức những cuộc du ngoạn đócác thành viên của Văn đoàn muốn thấy một Huy Cận Đường thi chuyển hứng mạnhhơn nữa sang văn hoá của cha ông. Bản thân bố tôi cũng thừa nhận rằng tứ của bài Cácvị La Hán chùa Tây Phương của ông đã manh nha từ dạo ấy. Để nói trong thực tế, HuyCận đã thuộc về Tự lực văn đoàn và cho đến tận hôm nay bố tôi vẫn dùng những lời âuyếm nhất để nói về thực tại đó. Tình thân thiết đã như chân tay thì chỉ còn gượng cườikhoả lấp cái sầu ly biệt. “Bát tiên quá... chén” là cái cười gượng ấy của các thành viênTự lực trong giờ phút chia tay với Xuân Diệu vừa đ ược bổ làm Tham tá nhà Đoan tạiMỹ Tho. Trong tay tôi là một tờ giấy gió lụa với hoa văn dập nổi màu ngà rất sang (màtôi đồ rất sẵn tại Nhà xuất bản Đời nay vốn toạ lạc cùng trụ sở Tự lực văn đoàn tại 80Quan Thánh) mang bài thơ được hình thành do Hoàng Đạo, Nhất Linh, Thạch Lam,Huy Cận, Thế Lữ, Tú Mỡ, Khái Hưng, Xuân Diệu (theo thứ tự chữ ký) mỗi người gópmột câu: BÁT TIÊN QUÁ… CHÉN Bỗng dưng thi sĩ hoá tây Đoan Nửa mặt nhà văn, nửa mặt quan Chén rượu tiễn đưa thơ khó nghĩ Nỗi niềm cách biệt ý khôn toan Hôm nay nhớ bữa chia bùi ngọt Lát nữa còn vui cảnh tóp chan Ví thử anh em đều xuất cả Còn tuôn ra lắm mạch thơ gàn... HaNoi 2-2-1940 Và đâu chỉ có Huy Cận không thể quên một thời “chia bùi xẻ ngọt” với Tự lựcvăn đoàn, qua ông, bản thân tôi cũng tiếc nuối cái bầu không khí văn chương lãng mạnvà gia đình ấy trong đó tập thể tồn tại cùng riêng tư, trong đó đố kỵ, “bằng mặt màchẳng bằng lòng” phải khiếp đảm trước triết lý “mình vì mọi người, mọi người vì mình”trong cuộc đấu tranh đầy cam go vì một nền “văn học quốc ngữ”. “Gái có công, chồngkhông phụ”, công lao gây dựng nền văn học đậm đà bản sắc dân tộc ấy chẳng nhữngđược bạn đọc và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước ghi nhận mà còn được các nhàcách mạng Việt Nam đánh giá rất cao. “Tự lực văn đoàn - cố Thủ tướng Phạm VănĐồng khẳng định với Huy Cận - rất có công với văn học Việt Nam thông qua đổi mớicách viết văn nói riêng và đổi mới nền văn học nước nhà nói chung”. Vẫn theo Huy Cận,các nhà cách mạng khác như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp… đều có cùng một nhậnđịnh. Mặt khác, tính đến ảnh hưởng sâu rộng cũng như tổ chức chặt chẽ của nó (có tônchỉ, nguồn tài chính riêng, cấp giấy chứng nhận thành viên, lập giải thưởng, có cơ quanngôn luận và thậm chí cơ quan xuất bản), tôi cho rằng Tự lực văn đoàn xứng đáng đượcnhìn nhận như “Hội Nhà văn” đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Lùi để tiến, hay như Xuân Diệu nó i: Hy sinh một tiểu đội nhưng để thắng mộttrận đánh, bác tôi đành để cơ quan xuất bản có thể nói là “giáo điều” lược bỏ nhữngđề tặng Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo khi làm Tuyển tập Thơ của ông, miễn làmsao thiên hạ biết Xuân Diệu vẫn ra sách đều, vẫ n tiếp tục hiện diện một cách tích cựctrong cuộc đời. Tuy nhiên nếu cho rằng những lược bỏ đề tặng đã nói trên đơn thuầnlà chiến thuật, là một việc làm miễn cưỡng của Xuân Diệu thì c ũng không hẳn. C ònnhớ, cả Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo đều tham gia Việt Nam Quốc dân đảng vàvì vậy về mặt chính trị là xung khắc và sau Cách mạng tháng Tám là xung đột vớimột Xuân Diệu trong mặt trận Việt Minh. Trong Lời giới thiệu của Tuyển tập, HoàngTrung Thông viết: “Người ta thường khen anh dũng cảm đấu tranh với bọn Quốc dânđảng bằng những bài thơ đả kích. Quả thật, bên cạnh Ngọn quốc kỳ ca ngợi nền DânChủ Cộng Hoà, Xuân Diệu liên tục “ra đòn” đánh lại cái đám “Việt Quốc” (Việt NamQuốc dân đảng của Nguyễn Tường Tam), Việt Cách (Việt Nam Cách mạng Đồngminh của Nguyễn Hải Thần) bằng những “ Tổng bất... đình công”, “Một cuộc biểutình”, “Vịnh cái cờ”... Không nghi ngờ gì nữa, đây chính là sự khởi đầu của mạchvăn “chính trị-quần chúng hoá” của một Xuân Diệu “Tôi c ùng xương thịt với nhândân của tôi/ Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu/Tôi sống với cuộc đời chiến đấu/ Củatriệu người yêu dấu gian lao”. Không những thế, ông c òn chống lại các đảng phái ấybằng cả nắm đấm theo đúng nghĩa đen của từ này. Còn nhớ, bác Diệu tôi nhiều khidùng quân s ự, tức là dùng nắm đấm để giáo dục tôi, không có oong, đ ơ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: