Danh mục

TRẦM CẢM (Kỳ 1)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 196.86 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trầm cảm là hiện tượng ức chế của các quá trình hoạt động tâm thần với bệnh cảnh lâm sàng gồm các triệu chứng thường gặp như: nét mặt buồn rầu, ủ rũ, mau mệt mỏi, không muốn làm việc, mất hoặc giảm mọi quan tâm thích thú ngay cả những đam mê thích thú cũ, giảm tập trung chú ý, mất hoặc giảm tự tin, tự đánhgiá thấp mình. Quá trình suy nghĩ chậm chạp, ý tưởng nghèo nàn, tự cho mình có tội, bi quan về tương lai. Một số trường hợp trầm cảm nặng, bệnh nhân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRẦM CẢM (Kỳ 1) TRẦM CẢM (Kỳ 1) I. VÀI NÉT TỔNG QUAN VỀ TRẦM CẢM Trầm cảm là hiện tượng ức chế của các quá trình hoạt động tâm thần vớibệnh cảnh lâm sàng gồm các triệu chứng thường gặp như: nét mặt buồn rầu, ủ rũ,mau mệt mỏi, không muốn làm việc, mất hoặc giảm mọi quan tâm thích thú ngaycả những đam mê thích thú cũ, giảm tập trung chú ý, mất hoặc giảm tự tin, tự đánhgiá thấp mình. Quá trình suy nghĩ chậm chạp, ý tưởng nghèo nàn, tự cho mình cótội, bi quan về tương lai. Một số trường hợp trầm cảm nặng, bệnh nhân có thể có ýnghĩ hoặc hành vi tự sát. Trong trầm cảm thường có các triệu chứng của cơ thểnhư mất ngủ (thường là mất ngủ cuối giấc, thức dậy sớm), hồi hộp, đánh trốngngực, mạch nhanh, đau mỏi xương cơ khớp, sút cân, giảm hoạt động tình dục.Bệnh nhân thường có hội chứng lo âu và những cảm giác căng thẳng, bất an, sợhãi... Khoảng vài chục năm gần đây, số người bị rối loạn trầm cảm chiếm tỷ lệcao trong nhân dân ở hầu hết các nước trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức YTế thế giới 5% dân số trên hành tinh của chúng ta có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Ởnước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu dịch tễ của trầm cảm, trong một nghiêncứu dịch tễ lâm sàng 10 rối loạn tâm thần thường gặp ở 8 vùng sinh thái do TrầnVăn Cường và cs năm 2001 cho tỷ lệ trầm cảm là 2,8% dân số. Người bệnh rối loạn trầm cảm sẽ dẫn đến gián đoạn học tập và khả nănglao động, rối loạn khả năng thích ứng, dần dần tách rời xã hội, chất lượng cuộcsống bị giảm sút sau mỗi giai đoạn là trầm cảm. Càng trở nên trầm trọng khi 20%số họ trở nên mạn tính. Người bệnh có nguy cơ tự sát cao khi bị trầm cảm tái diễn.Trầm cảm gia tăng còn thúc đẩy tỷ lệ lạm dụng rượu và ma tuý, không chỉ gây ranhững thiệt hại cho cá nhân, rối loạn trầm cảm còn ảnh hưởng lớn đến chất lượngsống của gia đình và xã hội. Do tính phổ biến và mức độ nghiêm trọng các rối loạn trầm cảm nó đãtrở thành một vấn đề lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng một vấn đề thời sựđang được quan tâm nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là hình thái lâm sàng,chẩn đoán, điều trị và nguy cơ tái phát. II. CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG Giai đoạn trầm cảm điển hình (Major depressive period): Giai đoạn trầmcảm thường hình thành từ từ trong nhiều tuần với biểu hiện của hội chứng suynhược và khí sắc ngày càng suy giảm sau đó xuất hiện đủ bộ 3 triệu chứng trầmcảm: - Cảm xúc bị ức chế (Depressed affect): Là triệu chứng chủ yếu nhất biểuhiện bằng cảm xúc buồn rầu biểu hiện ở các mức độ khác nhau: chán nản, thấtvọng, có trạng thái buồn chán nặng nề, sâu sắc, buồn không lối thoát dễ dẫn đến tựsát. - Tư duy bị ức chế (Depressed thinking): Quá trình liên tưởng chậm chạp,hồi ức khó khăn, tư duy bị chìm đắm trong những chủ đề trầm cảm, bi quan, xấuhổ, tủi nhục, bất hạnh, nhiều trường hợp kết tinh thành hoang tưởng bị buộc tộihoặc tự buộc tội dễ dẫn đến tự sát. . Bệnh nhân thường nói chậm chạp, trả lời câu hỏi khó khăn, nói nhỏ, thìthào từng tiếng một, đôi khi không nói hoàn toàn có khi rên rỉ, khóc lóc. . Bệnh nhân rất dễ tự sát, ý tưởng tự sát dai dẳng và hành vi tự sát có thểxảy ra bất kỳ lúc nào, nhiều khi bệnh nhân giả vờ khỏi bệnh để về nhà tự sát, lừathầy thuốc và người thân để thực hiện hành vi tự sát, cho nên phải theo dõi bệnhnhân thật sát sao để ngăn chặn hành vi tự sát. - Hoạt động bị ức chế (Depressed activity): Bệnh nhân ngồi im hoặc nằm im lìm hàng giờ, khom lưng, cúi đầu, nằmép ở giường hàng ngày, hàng tháng, hoạt động bị ức chế hoặc những hành vi đơnđiệu, đi lờ đờ, quanh quẩn trong phòng. - Rối loạn tâm thần khác (Other mental disorders): . Hoang tưởng, ảo giác xuất hiện nhiều hơn trong hưng cảm. Nội dungthường là bị tội, tự buộc tội, nghi bệnh. . Ảo thanh nghe tiếng nói tố cáo tội lỗi của mình hay báo trước hình phạt,tiếng khóc tiếng than của đám ma. . Khả năng chú ý giảm sút do bị ức chế. - Những rối loạn khác (Other disorders): . Nhiều rối loạn thần kinh thực vật, tim mạch như: trương lực mạch giảm,mạch chậm, giảm trương lực cơ, hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác nghẹn thở, đổmồ hôi trộm ... nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh tim mạch, hô hấp ... . Rối loạn tiêu hoá thường xuyên, chán ăn buồn nôn, lưỡi trắng, táo bón,tiêu chảy, viêm loét dạ dày tá tràng... nên dễ nhầm với các bệnh tiêu hoá. . Rối loạn tiết niệu như rối loạn tiểu tiện, khó đái, đái rắt... dễ nhầm vớicác bệnh đường tiết niệu... . Rối loạn nội tiết, sinh dục: Phụ nữ thường mất kinh, rối loạn kinhnguyệt, lãnh cảm; nam thường là liệt dương hoặc cường dương, mất hứng thú tìnhdục... ...

Tài liệu được xem nhiều: