Dù ở mức độ nào điển hình, không điển hình, mức độ nặng, trung bình, hay nhẹ, chẩn đoán trầm cảm ở Việt Nam trong những năm gần đây đều được áp dụng các nguyên tắc chẩn đoán đã được mô tả trong ICD-10. Trong đó phải có các triệu chứng đặc trưng sau:1. Khí sắc trầm.2. Mất quan tâm thích thú. 3. Giảm năng lượng, dễ mệt mỏi dù chỉ sau một cố gắng nhỏ.Và thường có những triệu chứng phổ biến khác là: 1. Giảm sút sự tập trung và chú ý.2. Giảm sút tính tự...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRẦM CẢM (Kỳ 2) TRẦM CẢM (Kỳ 2) III. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN Dù ở mức độ nào điển hình, không điển hình, mức độ nặng, trung bình,hay nhẹ, chẩn đoán trầm cảm ở Việt Nam trong những năm gần đây đều được ápdụng các nguyên tắc chẩn đoán đã được mô tả trong ICD-10. Trong đó phải có cáctriệu chứng đặc trưng sau: 1. Khí sắc trầm. 2. Mất quan tâm thích thú. 3. Giảm năng lượng, dễ mệt mỏi dù chỉ sau một cố gắng nhỏ. Và thường có những triệu chứng phổ biến khác là: 1. Giảm sút sự tập trung và chú ý. 2. Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin. 3. Có ý tưởng bị tội, không xứng đáng. 4. Nhìn vào tương lai ảm đạm, bi quan. 5. Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại cơ thể hoặc tự sát. 6. Rối loạn giấc ngủ. 7. Ăn ít ngon miệng. - Khi trầm cảm nặng thường có triệu chứng sinh học, trầm cảm đó là: sútcân (5% trọng lượng cơ thể trong vòng 4 tuần), giảm dục năng, ít ngủ, thức giấcsớm, sững sờ. - Tình trạng bệnh lý này thường kéo dài ít nhất 2 tuần. - Ngoài ra trong lâm sàng ở Việt Nam còn sử dụng test BECK để hỗ trợchẩn đoán và theo dõi trên lâm sàng và kết quả điều trị. Nếu điểm số test BECK từ14 điểm trở lên thì có thể chẩn đoán là trầm cảm. IV. NGUYÊN NHÂN Có nhiều nguyên nhân gây ra trầm cảm, có thể tập trung vào 4 nhómnguyên nhân chính sau đây: - Do sang chấn tâm lý: Đây là nguyên nhân thường gặp gây trầm cảm. Sangchấn tâm lý hay còn gọi là stress có thể đến từ bên ngoài cơ thể như những mâuthuẫn trong gia đình, bạn bè, công việc... hoặc stress cũng có thể đến từ bên trongcơ thể như bị các bệnh nặng, nan y (HIV-AIDS, ung thư...). Tuy nhiên cần đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của những stress này khichẩn đoán vì có thể một mình yếu tố stress ấy đã đủ gây ra trầm cảm (những stressnặng, cấp tính như người thân qua đời hay thiên tai thảm khốc... hoặc những stresskhông nặng nhưng kéo dài, trường diễn như sức ép công việc kéo dài, mệt mỏitrong quan hệ vợ chồng, gia đình, bệnh nặng kéo dài...); tuy nhiên cũng có nhữngstress không đủ mức độ gây bệnh mà chỉ là một yếu tố góp thêm vào những nhântố có sẵn (như stress trường diễn, dịp này chỉ là giọt nước làm tràn ly, hoặc là trêncơ sở một rối loạn tâm thần tiềm ẩn có trước, nay có dịp bùng phát). Chẩn đoánđúng mức độ ảnh hưởng của những sang chấn tâm lý này sẽ rất có ích trong điềutrị trầm cảm. - Do bệnh thực thể ở não: Như chấn thương sọ não, viêm não, u não... Những rối loạn và tổn thươngcấu trúc não này làm giảm ngưỡng chịu đựng stress của cơ thể, chỉ cần một stressnhỏ cũng có thể gây ra các rối loạn cảm xúc, đặc biệt là trầm cảm. Xác định đượcchính xác và điều trị triệt để nguyên nhân thì có thể điều trị khỏi trạng thái trầmcảm. - Do sử dụng các chất gây nghiện hoặc các chất tác động tâm thần: Như Heroin, Amphetamin (thuốc lắc), rượu, thuốc lá... Đặc điểm chung củacác chất này là giai đoạn đầu thường gây kích thích, sảng khoái, hưng phấn nhưngsau đó thường rơi vào trạng thái trầm cảm, mệt mỏi, uể oải, giảm sút và ức chế cáchoạt động tâm thần (giai đoạn ức chế). Như vậy cứ tưởng rằng khi buồn có thể giảisầu bằng rượu nhưng thực ra càng uống rượu vào lại càng buồn, càng trầm cảmthêm. - Nguyên nhân nội sinh: Khi đã loại trừ tất cả các nguyên nhân trên. Do rốiloạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não như Serotonin,Noradrenalin... thường là dẫn đến trầm cảm nặng, có thể có ý tưởng và hành vi tựsát, kèm theo các rối loạn loạn thần như hoang tưởng bị tội, ảo thanh sai khiến tựsát... Loại trầm cảm này điều trị rất khó khăn và thường dễ tái phát.