Trầm cảm ở học sinh, sinh viên và thuốc chữaTrầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần hay gặp nhất trong các dạng rối loạn tâm thần. Thời đại bùng nổ thông tin, do áp lực học tập lớn nên bệnh gặp khá nhiều ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Triệu chứng Rất đa dạng và phong phú như:- Mất ngủ: Là triệu chứng hay gặp nhất. Bệnh nhân có thể mất ngủ đầu giấc (khó vào giấc ngủ), giữa giấc (đang ngủ tỉnh dậy, sau đó rất khó ngủ lại) và cuối giấc (thức giấc sớm, không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trầm cảm ở học sinh, sinh viên và thuốc chữa Trầm cảm ở học sinh, sinh viên và thuốc chữa Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần hay gặp nhất trong các dạng rốiloạn tâm thần. Thời đại bùng nổ thông tin, do áp lực học tập lớn nên bệnh gặpkhá nhiều ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Triệu chứng Rất đa dạng và phong phú như: - Mất ngủ: Là triệu chứng hay gặp nhất. Bệnh nhân có thể mất ngủ đầu giấc(khó vào giấc ngủ), giữa giấc (đang ngủ tỉnh dậy, sau đó rất khó ngủ lại) và cuối giấc(thức giấc sớm, không ngủ lại được). Nếu bệnh nhân thức giấc sớm hơn thường lệ trên hai giờ thì coi là mất ngủ.Chẳng hạn bình thường bệnh nhân thức dậy lúc 5 giờ sáng, bây giờ bệnh nhân thứcgiấc lúc 2 giờ sáng mà không sao ngủ lại được. Nếu nặng sẽ gây ra mất ngủ toàn bộ. - Mệt mỏi: Bệnh nhân thường cảm thấy rất mệt mỏi, uể oải, đặc biệt là về buổisáng. Buổi chiều cảm giác mệt mỏi có giảm đi nhưng vẫn còn rất rõ rệt. Chính mệtmỏi là nguyên nhân gây giảm sút khả năng học tập ở bệnh nhân. - Chán ăn: Ăn mất ngon, vì vậy bệnh nhân ăn ít, từ đó dẫn đến gầy sút, bệnhnhân không muốn ăn, không có cảm giác thèm ăn. Thông thường bệnh nhân có thể sútmột vài kg mỗi tháng, có những bệnh nhân khi đến khám bác sĩ tâm thần thì đã sút hơn10 kg. - Mất mọi quan tâm, thích thú trong sinh hoạt, công việc hoặc giải trí: Các sởthích trước đây của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chẳng hạn trước đâybệnh nhân thích bóng đá thì giờ chẳng quan tâm đến bóng đá nữa. - Cảm giác buồn rầu, hoặc bực bội, khó chịu: Nét mặt bệnh nhân luôn rầu rĩ.Bệnh nhân luôn có cảm giác buồn bã với tất cả mọi việc mà không có cách nào làmbệnh nhân vui lên được. Bệnh nhân luôn cáu gắt với mọi người vì những lý do khôngđâu. - Ý nghĩ chán nản, buông xuôi: Bệnh nhân chán mọi thứ, cho mình là vô dụng,vì vậy muốn buông xuôi mọi việc. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tậpcủa bệnh nhân. Nhiều gia đình than phiền rằng bệnh nhân chán nản, muốn bỏ họckhông lý do, mặc dù trước đó bệnh nhân là một sinh viên rất chăm chỉ, học giỏi. - Khó khăn khi tập trung vào một việc gì đó: như đọc sách, nghe giảng, xem ti-vi... Bệnh nhân không thể tập trung chú ý vào một việc cụ thể, do đó không thể ghinhớ được, có bệnh nhân nói rằng đang đọc một đoạn sách mà không sao tập trung chúý được. Do đó không thể nhớ được mình vừa đọc cái gì. Vì vậy kết quả học tập giảmsút rõ rệt, có những bệnh nhân thi trượt tất cả các môn mặc dù học kỳ trước còn là họcsinh giỏi. - Cảm giác bứt rứt, buồn nôn, lo lắng vô cớ: Bệnh nhân khó có thể ngồi yênmột chỗ được một lúc. Họ luôn trong tâm trạng lo lắng vô cớ với những lý do khôngđâu. - Thường xuyên có các rối loạn: như đau đầu, đau bụng, đau ngực, đánh trốngngực, đau cơ, ra nhiều mồ hôi..., vì vậy bệnh nhân thường được đưa đi khám ở bác sĩthần kinh (đau đầu), tim mạch (đánh trống ngực), tiêu hóa (đau bụng)... nhưng tất cảcác khám xét trên đều không chỉ ra một bệnh cụ thể nào. Cũng chính vì đi khám vàđiều trị nhiều nơi không phải chuyên khoa tâm thần nên bệnh nhân thường đến khámbác sĩ tâm thần ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã trở thành mạn tính, vì vậy việc điều trịkhó khăn và kéo dài hơn. - Bệnh nhân từng có ý định muốn chết hoặc có hành vi tự sát: Chính do cáctriệu chứng kể trên, bệnh nhân bi quan, chán nản, muốn chết đi cho nhẹ gánh. Do vậynhiều bệnh nhân có kế hoạch tự tử rõ ràng. Họ thường tìm cách mua thuốc gây độc.Chúng ta không được coi thường triệu chứng này vì bệnh nhân có thể chết do tự tử. Khi có ý định hoặc hành vi tự sát, bệnh nhân cần được điều trị nội trú tại khoatâm thần càng sớm càng tốt. Các bậc phụ huynh thường nhận thấy con em mình mấtngủ, kém ăn, gầy sút, học hành sút kém rõ rệt, khi đó nên đưa bệnh nhân đi khám tạibác sĩ tâm thần để phát hiện và điều trị sớm trầm cảm. Thời gian bị bệnh Phải trên 2 tuần. Nhưng nói chung các bệnh nhân thường đã bị bệnh từ nhiềutháng, thậm chí một năm mới đến khám tại bác sĩ tâm thần. Bệnh nhân không bị một bệnh cơ thể nào gây ra các triệu chứng trên: Nếu cáctriệu chứng trên là hậu quả của một bệnh cơ thể (tăng huyết áp, loét dạ dày...) thì gọi làtrầm cảm do bệnh cơ thể đó. Bệnh nhân không nghiện rượu, ma túy. Nếu có nghiệnrượu, ma túy cần phải được chẩn đoán phân biệt. Điều trị Bệnh nhân phải được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Các biện pháp điềutrị khác như đông y, châm cứu... cho kết quả không rõ ràng. Thuốc chống trầm cảm có nhiều loại nhưng dù dùng loại gì thì thời gian điều trịtối thiểu cũng phải là 6 tháng. Nếu điều trị quá ngắn, bệnh sẽ dễ tái phát. Một số phácđồ cụ thể: - Stablon 12,5mg x 3 viên/ngày, sáng 1 viên, chiều 1 viên, tối 1 viên. Ưu điểm: hiệu quả điều trị tốt, ít tác dụng phụ. Nhược điểm: phải uống thuốc 3 lần/ ...