Nền nghệ thuật tạo hình (nếu còn có thể gọi là như vậy) Việt Nam thời hiện đại, kể từ cột mốc thành lập trường mỹ nghệ thực hành Gia Định tại Sài Gòn, và sau đó là trường cao đẳng Mỹ thuật Đông dương tại Hà Nội, cho tới nay, đã trải qua rất nhiều khúc ngoặt. Trong đó, phải kể tới khúc ngoặt vào thập kỷ 90, khi diện mạo của nền nghệ thuật ấy bắt đầu thay đổi theo hướng tích cực hơn thông qua khuôn mặt của một số nghệ sỹ thế hệ mới với...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trần Trọng Vũ
Trần Trọng Vũ: «...Tôi thuộc về những
người hoạt động riêng lẻ, vô danh...»
Nền nghệ thuật tạo hình (nếu còn có thể gọi là như vậy) Việt Nam thời hiện
đại, kể từ cột mốc thành lập trường mỹ nghệ thực hành Gia Định tại Sài Gòn, và
sau đó là trường cao đẳng Mỹ thuật Đông dương tại Hà Nội, cho tới nay, đã trải
qua rất nhiều khúc ngoặt. Trong đó, phải kể tới khúc ngoặt vào thập kỷ 90, khi
diện mạo của nền nghệ thuật ấy bắt đầu thay đổi theo hướng tích cực hơn thông
qua khuôn mặt của một số nghệ sỹ thế hệ mới với những hoạt động triển lãm
mang tính độc lập (không đứng dưới sự bảo trợ của hội nghệ sỹ tạo hình Việt Nam
như trước đây nữa) lần đầu tiên.
Và thế là, trong từ vựng của bề mặt nền nghệ thuật, người ta đã bắt đầu nói
tới những cái tên mới mẻ như Nguyễn Quân, Đặng Xuân Hoà, Hà Trí Hiếu, Hồng
Việt Dũng, Trần Lương, v.v... (ở phía Bắc) và những cái tên như Hoàng Tường,
Trần Văn Thảo, Vũ Hà Nam, Nguyễn Tấn Cương, v.v... (ở Phía Nam).
Đó quả thật là những tháng ngày vàng ngọc của một nền nghệ thuật vừa
nếm hương vị của đổi mới, các gallery đua nhau mở ra, thương mại nghệ thuật lần
đầu tiên được trao đổi trong phạm vi tư nhân, các nghệ sỹ sung mãn cũng dường
như hân hoan trong một niềm tin: cùng nắm tay nhau tạo nên một loại nghệ thuật
«tốt đạo, đẹp đời», khi mà, tỷ lệ thuận cùng với hầu bao càng ngày càng căng lên,
là những bài những bài viết review hoặc những khảo cứu chuyên sâu tán dương cả
bằng tiếng Việt lẫn Anh ngữ trên những tạp chí trong khu vực và thậm chí xa hơn...
Giữa tâm điểm của những thực hành nghệ thuật và các trao đổi thương mại
đó, đã xuất hiện một gương mặt «mới toe»: Trần Trọng Vũ.
Là một trong những nghệ sỹ trẻ nhất của thế hệ mới (sinh năm 1965), Trần
Trọng Vũ, ngay từ ngày đó đã chọn cho mình một lối đi, tuy vẫn nằm trong khí
quyển của những thực hành kết hợp nguồn mạch dân gian và các yếu tố tạo hình
hiện đại của hầu hết các nghệ sỹ thế hệ mới phía Bắc thời đó, nhưng cũng đã báo
hiệu một quan tâm sâu sắc trong việc đi xa hơn hành động tái trình hiện lại không
khí dân gian bằng cách sử dụng thẳng thừng một số motif của hoa văn cổ hay các
cờ phướn sử dụng trong lễ hội, v.v... hoặc hình ảnh trâu bò hay làng quê Việt của
hầu hết các nghệ sỹ thế hệ mới thời đó.
Không tránh khỏi cái không khí chung của cuộc hội ngộ mừng mừng tủi tủi
giữa văn hóa Việt Nam thời đổi mới và thế giới phương Tây, tuy nhiên, bằng bản
năng nghệ sỹ kế thừa từ người cha mình là nhà thơ Trần Dần, Trần Trọng Vũ đã
không chọn mội lối đi dễ dãi cho mình
Cái không khí đậm chất dân gian trong tranh của Trần Trọng Vũ hồi đó đã
là một không khí được khúc xạ – chứ không chỉ là một không khí trực tiếp theo
kiểu soi gương. Không khí ấy được hình thành qua cách sử dụng các lớp chênh
sâu ý nhị của sắc độ cũng như qua cách kết liên mầu theo kênh ngũ sắc (mà trong
đó vai trò của cánh sen và trắng dường như là một vai trò quyết định) để tạo nên
một ảo ảnh lạ lùng và mềm mại, cái ảo ảnh thường luôn được cố định lại bằng các
nét đen to khỏe (theo lối tranh khắc gỗ dân gian Hàng Trống và Đông Hồ).
Người ta cũng có thể thấy bóng dáng của Chagall, Matisse phảng phất đâu
đây qua lối vẽ hình lệch lạc cố ý cũng như các nhân vật/đồ vật ngơ ngác trong
những tư thế lạ lùng...
Untitled
Bẵng đi một thời gian, không thấy Trần Trọng Vũ xuất hiện trên bề mặt của
nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Thế nhưng, gần đây, công chúng quan tâm tới nghệ
thuật thị giác Việt Nam lại thấy anh xuất hiện liên tiếp qua một số triển lãm, trong
đó có hai cuộc triển lãm cá nhân: Good Morning Vietnam (New York, 2001-2002),
và Blue Memory (tại Nelson Fine Arts Center, Arizona State University Art
Museum, từ ngày 7 tháng Hai đến ngày 1 tháng Năm, 2004) - với một diện mạo
khác hẳn diện mạo ngày xưa.
Nhân dịp này, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện với anh
***
Như Huy (NH): Trong thời điểm hiện tại, nếu có ai đó muốn tìm hiểu về
nghệ sỹ Trần Trọng Vũ qua Internet. Sau một cái nhấp chuột, họ sẽ nhận được một
khối lượng hình ảnh (của những tác phẩm nghệ thuật) đủ để bắt họ hoang mang vì
cái cảm giác cùng lúc phải đối diện với hai Trần Trọng Vũ khác nhau (qua hai
phương hướng làm nghệ thuật rất khác nhau). Anh nghĩ thế nào về điều này
Trần Trọng Vũ (TTV): Người đời thường nói trong một con người thường
xuyên tồn tại cả cái tốt cả cái xấu, cả cái thiện cả cái ác, cả sự thông minh lẫn khờ
dại. Nhưng người đời cũng hay định giá người này tốt bung, còn người kia xấu
tính, như thể có hai loại người đối lập không thể bao giờ trộn lẫn, và như thể người
nào đã đạo đức phải luôn luôn đạo đức, đã bất lương là phải tiếp tục bất lương.
Cách đây không lâu tôi có ghi lại một cuộc nói chuyện của hai nhân vật: Vũ
và Trần Trọng Vũ. Cần phải giải thích ở đây rằng tất cả các tranh vẽ của tôi trước
1998 đều được ký tên Vũ, và kể từ mốc thời gian này toàn bộ công việc của tôi
mới bắt đầu được mang cái tên trọn vẹn Trần ...