Danh mục

Trần Văn Cẩn (1910 - 1994)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 192.82 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn sinh ngày 13/8/1910 tại thị xã Kiến An. Học hết tiểu học ông lên Hà Nội sống với bà nội. Cuộc sống ở đây không làm ông quên miền quê thơ ấu, nơi có người cậu làm nghề đồ hoạ và người mẹ dịu hiền. Năm 1925 Trần Văn Cẩn thi đỗ vào trường Bách nghệ Hà Nội học khoa Vẽ mẫu - đăng ten và Thiết kế đồ gỗ. Năm 1930 tốt nghiệp, ông làm ở Sở cá Nha Trang với công việc vẽ lại những con cá lạ để lưu làm hồ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trần Văn Cẩn (1910 - 1994) Trần Văn Cẩn (1910 - 1994) Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn sinh ngày 13/8/1910 tại thị xã Kiến An. Học hết tiểuhọc ông lên Hà Nội sống với bà nội. Cuộc sống ở đây không làm ông quên miềnquê thơ ấu, nơi có người cậu làm nghề đồ hoạ và người mẹ dịu hiền. Năm 1925 Trần Văn Cẩn thi đỗ vào trường Bách nghệ Hà Nội học khoa Vẽmẫu - đăng ten và Thiết kế đồ gỗ. Năm 1930 tốt nghiệp, ông làm ở Sở cá NhaTrang với công việc vẽ lại những con cá lạ để lưu làm hồ sơ tư liệu. Tại đây, ôngđược tiếp xúc với cuộc sống của những người đi biển đồng thời được gặp một sốhoạ sĩ người Pháp, từ đó ông mơ ước trở thành hoạ sĩ. Ông bắt đầu vẽ biển và cảngcá. Trở ra Hà Nội Trần Văn Cẩnhọc lớp dự bị do hoạ sĩ Nam Sơn huớng dẫn rồithi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do Victo Tácdiơ (VictorTardieu) làm Giám đốc và là ngưòi dạy chính. Khoá học đó chỉ có 6 sinh viêntrong đó có Trần Văn Cẩn và Nguyễn Gia Trí. Thời gian này sơn ta cũng giống sơn Trung Quốc và Nhật Bản chỉ được sửdụng cho các vật dụng hàng ngày như khay, tráp, đồ thờ...Năm 1932, hoạ sĩ TrầnQuang Trân là người đầu tiên đã dùng bột vàng rắc lên màu sơn cánh dán đểchuyển màu và chất. Sự kiện này đã đưa sơn ta từ lĩnh vực trang trí sang nghệthuật hội hoạ. Tuy học sơn dầu nhưng Trần Văn Cẩn cũng nghiên cứu về sơn mài,sau nhiều lần thất bại, ông đã thành công cùng với những hoạ sĩ khác như: TrầnQuang Trân, Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Phạm Hậu, Nguyễn Khang... Ông đã cónhững đóng góp lớn cho sự ra đời và phát triển của nghệ thuật sơn mài mặc dùmột số hoạ sĩ Pháp khi đó còn tuyên bố Sơn An Nam không nên và không thể đivào con đường hội hoạ. Trần Văn Cẩn cũng quan tâm đến tranh lụa. Nhiều lần ông đến Đông Hồ(Bắc Ninh) và Hàng Trống (Hà Nội) để tìm hiểu nghệ thuật tranh khắc gỗ cổtruyền. Ông thích lối in chồng nhiều bản màu khác nhau của các nghệ nhân ĐôngHồ và lối in nét sau đó bôi màu của tranh Hàng Trống, học lấy những tinh tuý, đểsáng tạo nên những bức tranh đặc sắc. Năm 1943, FARTA mở phòng tranh ở nhà Khai Trí Tiến Đức, Trần VănCẩn tham gia hai bức Em Thuý (Sơn dầu) và Gội đầu (Khắc gỗ) đều đoạt giải. Trần Văn Cẩn gần gũi hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung và qua đấy làm quen vớiNhư Phong, Nguyễn Đình Thi, những trí thức yêu nước hoạt động trong nhómVăn hoá cứu quốcccc. Trong những ngày sôi động tiền khởi nghĩa, Trần Văn Cẩnvà Nguyễn Đỗ Cung dành nhiều thời gian vẽ tranh áp phích, ba tấm áp phích khổlớn của Trần Văn Cẩn: Phá xiềng, Cứu nông dân, Trừ giặc đói, Ba kỳ thốngnhất đã được Hội Văn hoá cứu quốc bày tại phòng gương Nhà hát lớn Hà Nộingay khi chính phủ Trần Trọng Kim còn nắm chính quyền. Cách mạng tháng Tám thành công, Trần Văn Cẩn cùng nhiều hoạ sĩ khácđã hồ hởi dựng hàng chục tranh cổ động quanh hồ Hoàn Kiếm, bức Nước ViệtNam của người Việt Nam của Trần Văn Cẩn đã được căng trên toà nhà Địa ốcngân hàng (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Năm 1946, triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần đầu tiên dưới chế độ mới đượcmở tại Hà Nội. Bức Xuống đồng của Trần Văn Cẩn đã được trao giải nhất vàđược Hội Văn hoá cứu quốc mua, cùng với bức Bác Hồ làm việc ở Bắc bộ phủcủa Tô Ngọc Vân và Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh của Nguyễn Đỗ Cung. Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Trần Văn Cẩn ở Từ Sơn (Bắc Ninh) đãnhận kẻ vẽ cho phòng Thông tin huyện và sáng tác rất nhiều tranh cổ động chocuộc kháng chiến. Về Sở Thông tin tuyên truyền khu I ông cùng hoạ sĩ Tạ ThúcBình và một nghệ nhân làng Hồ tổ chức xưởng tranh tuyên truyền, hàng trăm bứctranh đã từ đây đưa đi khắp nơi. Tháng 7/1948, tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc, Trần Văn Cẩn được bầu vàoBan thường vụ Hội văn nghệ Việt Nam. Năm 1951, tham gia triển lãm Mỹ thuật toàn quốc với hai bức tranh cổđộng đã được giải thưởng. Năm 1953 ông cùng học sinh trường Mỹ thuật tham giacải cách ruộng đất và đi các chiến dịch. Tháng 6/1954 Tô Ngọc Vân hy sinh, TrầnVăn Cẩn thay thế đảm nhiệm Hiệu trưởng truờng Mỹ thuật và giữ cương vị nàytrong 15 năm (1954 -1969). Tác phẩm Tát nước đồng chiêm (Sơn mài) vẽ năm 1958, tham gia Triểnlãm mỹ thuật toàn quốc lần thứ 7 được dư luận đánh giá cao đem lại cho Trần VănCẩn những hào hứng mới cho sáng tác. Cùng năm ông cùng đoàn Việt Nam thamgia Triển lãm Mỹ thuật quốc tế tại Matxcơva, bạn bè quốc tế hết sức thích thú vớitranh sơn mài Việt Nam và coi đó là sự đóng góp cho mỹ thuật thế giới.Trở vềTrần Văn Cẩn nhận thấy mỹ thuật Việt Nam cần gắn bó với cuộc sống hơn nữa.Từ đó, ông đã cho ra đời một loạt tác phẩm xuất sắc: Nữ dân quân vùng biển,Mùa đông sắp đến, Chân dung bác thợ lò, Thiếu nữ áo trắng. Ông được bầu làđại biểu Quốc hội khoá II tại đơn vị bầu cử tỉnh Kiến An Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Trần Văn Cẩn tiếp tục thànhcông với: Đảo và thuyền, Sương sớm, Cây gạo trong bản, Đèo nai... Trần VănCẩn đi Quảng Ninh, Thanh Hoá, đến tuyến lửa Quảng Bình, Vĩnh Linh, ngược lênTrường Sơn, vào Tây Nguyên. Ông là nguời hoạ sĩ đầu tiên vào thị xã Buôn MêThuột ngay sau khi được giải phóng. Sung sướng và đầy hào hứng trong khôngkhí chiến thắng, ông lại làm công việc của một cán bộ thông tin như những ngàyđầu kháng chiến chống Pháp ở Từ Sơn: Dựng lễ đài, vẽ ảnh Hồ Chủ tịch khổ lớnvà kể cả cắt khẩu hiệu mừng chiến thắng. Rồi ông xuôi vào miền Đông Nam Bộ,đến Sài Gòn. Trở về Hà Nội, Trần Văn Cẩn chọn lọc từ những ký hoạ, xây dựnghai tác phẩm sơn mài: Tiến vào lòng đất, Trong lòng đất . Trần Văn Cẩn là hoạ sĩ có tài, năng động và nhạy cảm. Ông sống nhiệt tìnhvà đôn hậu. Với cương vị Tổng Thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam ông có công lớntrong việc xây dựng phong trào và xây dựng phương hướng của mỹ thuật ViệtNam. Với những đóng góp to lớn, Trần Văn Cẩn đã vinh dự được nhận nhiềuhuân chương cao quý, trong đó có Huân chương Lao động hạng nhất. Ông đượctruy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh dợt I về văn học nghệ thuậ ...

Tài liệu được xem nhiều: