Danh mục

TRĂNG

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 518.19 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

TRĂNG đăng trên báo VĂN vào thập niên sáu mươi với bút hiệu MẶC HUYỀN THƯƠNG . Cần phải nói thêm , tạp chí Văn là tờ báo văn học nghệ thuật nổi tiếng tại Việt Nam . Chủ nhiệm Nguyễn đình Vượng , thư ký tòa soạn Trần phong Giao , và sau là nhà văn Nguyễn xuân Hoàng . Bài vở chọn lọc cẩn thận , thơ văn đăng trên báo này rất có giá trị. Những nhà văn đã thành danh như Y Uyên , Lê văn Thiện…đều xuất thân từ tờ Văn . Anh còn có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRĂNG Nhà thơ Trần Phù Thế Trần Văn SơnTRẦN PHÙ THẾ:CÂU THƠ GỌI TÌNH NGỌT NGÀO HƯƠNG VỊPHÙ SA MIỀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỮU LONGNhà thơ Trần Phù Thế được nhiều người biết đến ở hải ngoại sau khi anh xuất bản hai tậpthơ : Giỡn bóng chiêm bao [ 2003 ] , Gọi khan giọng tình [ 2009 ] , những bài thơ đăngtrên các báo Khởi Hành , Văn Hóa Việt Nam , Thư Quán Bản Thảo … và trên các trangbáo điện tử như : Sáng tạo , Da màu , Phố Văn… Anh còn phụ trách trang thơ trên tuầnbáo Tuổi Trẻ ở Dallas – Texas . Thật ra , anh làm thơ đã lâu , lúc còn ở Việt Nam , từthuở cắp sách đến trường , gần nửa thế kỷ nay . Năm 1962 , anh cùng với Lâm hảo Dũng- Lưu Vân - Triệu Ngọc thành lập thi văn đoàn Cung Thương Miền Nam tại tỉnh SócTrăng , về sau có thêm nguyễn lệ Tuân - Trần biên Thùy , mục đích phổ biến thơ văn củanhóm trên các tạp chí văn nghệ Sài Gòn . Bài thơ đầu tiên của anh mang tựa NHẠCTRĂNG đăng trên báo VĂN vào thập niên sáu mươi với bút hiệu MẶC HUYỀNTHƯƠNG . Cần phải nói thêm , tạp chí Văn là tờ báo văn học nghệ thuật nổi tiếng tạiViệt Nam . Chủ nhiệm Nguyễn đình Vượng , thư ký tòa soạn Trần phong Giao , và sau lànhà văn Nguyễn xuân Hoàng . Bài vở chọn lọc cẩn thận , thơ văn đăng trên báo này rất cógiá trị. Những nhà văn đã thành danh như Y Uyên , Lê văn Thiện…đều xuất thân từ tờVăn . Anh còn có bài trên các tạp chí Thời Nay của Khánh Giang , Khởi Hành của ViênLinh …Năm 1967 , anh định in tập thơ đầu tay “ Thầm yêu trộm nhớ ’’ nhưng khôngthực hiện được vì có lệnh nhập ngũ vào trường SQTB Thủ Đức .Bút hiệu Mặc huyền Thương không phải tự nhiên mà có , nó bắt đầu bằng hai chữ tìnhyêu . Cô bé mang tên Thương Huyền đã hớp hồn cậu học trò vừa mới lớn đang tuổi mộngmơ . Cậu lộn ngược tên Thương Huyền thành Huyền Thương rồi thêm chữ Mặc đặttrướcchữ Huyền cho có vẽ thơ . Thật ra , theo tâm sự của nhà thơ , chữ Mặc có nghĩa imlặng , yêu không dám nói . Tình yêu tuổi học trò bao giờ cũng e ấp , chỉ biết thẩn thờ nhìnngười yêu trong tà áo dài nữ sinh thướt tha cắp sách đến trường , hoặc đôi khi gặp mặt thìngần ngại mở lời , chỉ nói bâng quơ chuyện trên trời dưới đất . Và phải chăng bài thơNhạc Trăng là kỷ niệm một thời tuổi trẻ của nhà thơ về mối tình đầu đơn phương này :Trăng nhập vào trăng lạnh tiếng đànNghe sao giòn vỡ thủy tinh tanChơ vơ tiếng hát cao trừng vọngTa gửi hồn qua giấc hỗn mangRỉ máu lên từng giọt ngón tayTa thương hồn chết đã bao ngàyTrăng mơ chảy mượt từng chân tócTa uống trăng vàng giọt giọt sayTrăng hát miên man buồn chậm chậmMây đời che khuất bóng trăng tanHồn ta treo cổ vầng trăng khuyếtVà chết vào đêm bóng nguyệt tàn( Nhạc trăng . TPT )Cô bé Thương Huyền diễm phúc thật , được hóa thân thành vầng trăng , và thi sĩ đã ngụplặn trong tiếng đàn trăng nghe như những mảnh vỡ thủy tinh hòa tan vào tiếng hát trăngbuồn muôn thuở . Bài Nhạc Trăng là tiếng lòng thổn thức bi thương đầy huyết lệ, thốngthiết như bài thơ PHAN THIẾT - PHAN THIẾT của Hàn Mặc Tử : /Trăng vàng ngọc ,trăng ân tình chưa phỉ / Ta nhìn trăng khôn xiết ngậm ngùi trăng / Ta vã tung thơ lên tậnsông Hằng / Thơ phép tắc bỗng kên rên thống thiết / Hỡi Phan Thiết , Phan Thiết / Mi lànơi ta chôn hận nghìn thu , Mi là nơi ta sầu hận ngất ngư / . Nhạc Trăng ý và từ mượt mà, điêu luyện , vậy mà Trần phù Thế sáng tác vào cuối năm 1962 , lúc đang học lớp đệnhất trường trung học Hoàng Diệu - Sóc Trăng . Đây có phải là điềm báo hiệu cho nhữngmối tình đầy sóng gió của thi sĩ sau này , hay là những nụ hoa bắt đầu chớm nở trong khuvườn văn học nghệ thuật Việt Nam .Người đẹp Thương Huyền sau hơn bốn mươi năm vắng bóng bỗng nhiên xuất hiện bấtngờ qua lời kể của Trần Phù Thế : “Năm 2004. Võ Đức Trung của nhóm Văn Hóa PhápViệt tại Paris, có mời tôi góp mặt trong tuyển tập thơ Một Phần Tư Thế Kỷ Thi ca ViệtNam Hải Ngoại 3. Sách phát hành một tháng sau. Tôi nhận được một phong thư gởi từnước Germany trời Âu. Tôi ngỡ ngàng khi hai chữ Thương Huyền nằm trên góc trái bìathư đập nào mắt tôi. Dễ chừng hơn bốn mươi năm không gặp nàng. Bây giờ bỗng nhiênxuất hiện. Tôi vội vàng xé phong bì với niềm xúc động. Tội đọc ngấu nghiến, những conchữ như nhảy múa dưới mắt tôi …Gia đình nàng vượt biên năm 1980 và hiện định cư tạiĐức. Nàng cho biết ngày xưa có biết tôi làm thơ và đã từng thích thơ MHT nhưng khôngbiết là bút hiệu của tôi…. Nàng cho biết đã đọc bài thơ “Tuổi Thơ Đại Ngãi” trong tuyểntập của Nhóm Văn Hóa Pháp Việt và bần thần suốt ngày. Những kỷ niệm thời thơ ấu nhưsống lại, hiển hiện trước mắt. Nàng bèn liên lạc với Võ Đức Trung xin địa chỉ tôi và đãviết thư cho tôi với lời cám ơn. Đọc thư xong, niềm cảm khái dâng trào, tôi ngồi vào bànviết và viết trong bốn mươi lăm phút là hoàn tất bài thơ “Bậu về”:bậu về liếc mắt đong đưagió Xuân đầy mặtnhư vừa chín câybậu về má đỏ hây hâyta mười lăm đã lòng say bậu rồibậu cònchơi ác nói cườinhững câu dí dỏmch ...

Tài liệu được xem nhiều: