Danh mục

Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 246.12 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở nước ta, hiện đang có tỷ lệ ly hôn so với kết hôn là 25% và có xu hướng tăng mạnh từ cuối năm 2019 kéo dài đến nay để lại những hệ lụy tiêu cực ảnh hưởng đến tâm sinh lý của đứa con, trở thành vấn nạn của Nhà nước và xã hội. Bài viết tập trung tìm hiểu các điều kiện để giành quyền nuôi con và hướng giải quyết tranh chấp đó để đảm bảo quyền lợi tối đa cho những đứa trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn TRANH CHẤP QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN Phan Lê Khánh Trang, Trần Bích Phượng, Nguyễn Nhật Phượng Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thu Hà TÓM TẮT Ở nước ta, hiện đang có tỷ lệ ly hôn so với kết hôn là 25% và có xu hướng tăng mạnh từ cuối năm 2019 kéo dài đến nay để lại những hệ lụy tiêu cực ảnh hưởng đến tâm sinh lý của đứa con, trở thành vấn nạn của Nhà nước và xã hội. Khi giải quyết các vụ ly hôn có xuất hiện tranh chấp về quyền và nghĩa vụ nuôi con luôn khiến Tòa án phải gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian để có thể ban hành quyết định đúng đắn và đảm bảo được quyền lợi của trẻ. Bài viết tập trung tìm hiểu các điều kiện để giành quyền nuôi con và hướng giải quyết tranh chấp đó để đảm bảo quyền lợi tối đa cho những đứa trẻ. Từ khóa: hệ lụy, ly hôn, nhân thân, tranh chấp, vấn nạn. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em luôn được Nhà nước dành sự quan tâm lớn chính vì thế đối với những vụ án ly hôn có tranh chấp quyền nuôi con luôn phải dành một khoảng thời gian dài để Tòa án quyết định ai mới có đủ điều kiện giao quyền trực tiếp nuôi con. Mặc dù, cả hai bên tranh chấp để giành quyền thuộc về mình nhưng không có nghĩa là quyền và nghĩa vụ đối với con cái của bên còn lại sẽ bị chấm dứt, điều này được quy định rõ trong khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (LHN&GĐ 2014) “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”, có thể hiểu quyền và nghĩa vụ này không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của bố mẹ. Cả hai bên đều có quyền, không chấm dứt nhưng có sự thay đổi, khi ly hôn Tòa án sẽ giao cho một bên có quyền trực tiếp nuôi con và người này phải cam kết cho những đứa trẻ được lớn lên và phát triển toàn diện. Nhưng thực tế để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em sau cuộc hôn nhân là điều không dễ dàng vì có thể trong quá trình tranh chấp quyền nuôi con, người làm cha hoặc mẹ đã có sự gian dối hay không thực hiện đúng với những điều mà bản thân đã cam kết trước đó. 1888 2 NỘI DUNG 2.1 Các điều kiện để vợ hoặc chồng có thể giành được quyền nuôi con Không phải cặp vợ chồng nào cũng thống nhất được với nhau về việc ai sẽ là người nuôi con sau ly hôn, vì vậy khi họ không thể thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét và căn cứ vào các điều kiện tốt nhất để chỉ định quyền nuôi con. - Ở nước ta luôn đặt nguyên tắc đảm bảo quyền lợi, lợi ích của con lên hàng đầu, vì vậy khi con từ đủ 7 tuổi trở lên sẽ được Tòa xem xét ý kiến, nguyện vọng của con muốn sống với ai (khoản 2 Điều 81 LHN&GĐ 2014). Con dưới 36 tháng tuổi sẽ trực tiếp giao cho người mẹ nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện chăm sóc con ( khoản 3 Điều 81 Luật HN&GĐ 2014). - Ngoài những điều kiện trên pháp luật còn xem xét những điều kiện về mặt kinh tế, tài chính và tinh thần đảm bảo con có môi trường sống tốt nhất. Xét về mặt kinh tế, phải chứng minh được công việc ổn định, thu nhập hàng tháng, nơi ở, nhà cửa, tài sản và đặc biệt là phải chứng minh được kinh tế của mình có điều kiện hơn đối phương. - Theo nhóm nghiên cứu, tìm hiểu trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho mẹ, nếu như người mẹ lại không có việc làm và điều kiện kinh tế không bằng cha, thì người mẹ phải chứng minh được khả năng kinh tế của mình bằng tài sản hiện có hoặc đất đai, nhà cửa thuộc quyền sở hữu của mình để có thể cho con cuộc sống đầy đủ. - Bên cạnh đó, yếu tố về mặt tinh thần cũng vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách và cách sống của đứa trẻ sau này. Muốn giành được quyền nuôi con trước hết phải chứng minh được mình có đủ thời gian ở bên, chăm sóc, lo lắng cho con để con cái có thể cảm nhận được sự ân cần yêu thương của cha mẹ mình. Một căn cứ để nắm chắc quyền nuôi con chính là chứng minh đối phương không đủ điều kiện về tinh thần, không đủ thời gian ở bên con hoặc đưa ra chứng cứ về việc đối phương có hành vi bạo lực, giáo dục con trái với đạo đức xã hội,… làm ảnh hưởng đến việc phát triển của con. - Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không được ai cản trở (khoản 3 Điều 82 LHN&GĐ 2014), nếu đối phương có thái độ hoặc hành động cản trở thì đây cũng là một chứng cứ không thể bỏ qua trong việc giành lại quyền nuôi con. - Trường hợp mẹ hoặc cha không có năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì đương nhiên sẽ mất quyền nuôi con. Pháp luật Việt Nam có quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau: bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con bao gồm phá tài sản của con, có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội (khoản 1 Điều 85 LHN&GĐ 2014). Nếu đối phương đã có một trong những hành vi trên thì đây là một chứng cứ rất quan trọng và góp phần khá lớn trong việc giành lại quyền nuôi con. Pháp luật Việt 1889 Nam luôn vì lợi ích, quyền lợi của con cái, luôn vì sự sinh trưởng và phát triển trong môi trường đầy đủ của con mà căn cứ vào những điều kiện của cha hoặc mẹ để chỉ định ra người có quyền nuôi con tốt nhất. 2.2 Quyền nuôi con khi thuận tình ly hôn Theo như điều 55 LHN&GĐ 2014 là trường hợp vợ chồng tự thỏa thuận về mọi mặt và sau 15 ngày không kháng cáo, kháng nghị thì quyết định của tòa sẽ có hiệu lực thi hành, không bắt buộc phải có bước hòa giải nếu cả hai có lý do chính đáng, việc thỏa thuận này có điều kiện ...

Tài liệu được xem nhiều: