Trong hoạt động mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tác phẩm đồ hoạ có vẻ như không tương xứng và mờ nhạt hơn các thể loại khác, hoạ sĩ nghĩ thế nào về vấn đề này? Hoạ sĩ Lê Thanh Trừ: Tranh đồ hoạ? Nói về tác phẩm, về cả nhân lực thì yếu thật và rất mờ nhạt… Tìm nguyên nhân là cả một vấn đề… Trước đây, tranh được vẽ ra để tham dự triển lãm ở Hội Mỹ thuật, ở khu vực, ở Trung ương 5 năm một lần,… sau đó được Bảo tàng Mỹ thuật...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tranh Đồ Họa thành phố Hồ Chí Minh qua một số ý kiến
Tranh Đồ Họa thành phố Hồ Chí Minh
qua một số ý kiến
Trong hoạt động mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tác phẩm đồ hoạ có vẻ như
không tương xứng và mờ nhạt hơn các thể loại khác, hoạ sĩ nghĩ thế nào về vấn đề
này?
Hoạ sĩ Lê Thanh Trừ:
Tranh đồ hoạ? Nói về tác phẩm, về cả nhân lực thì yếu thật và rất mờ nhạt… Tìm nguyên
nhân là cả một vấn đề… Trước đây, tranh được vẽ ra để tham dự triển lãm ở Hội Mỹ
thuật, ở khu vực, ở Trung ương 5 năm một lần,… sau đó được Bảo tàng Mỹ thuật mua,
cơ quan nhà nước mua, mà nhất là khách nước ngoài mua… đã tạo nên một không khí
sáng tác rộn rã. Những điều này, giờ đây không còn nữa (hay đúng hơn là rất hạn chế).
Hoạ sĩ vẽ tranh triển lãm xong, phần lớn là đem về nhà, dựng đâu đấy. Đã tốn công, tốn
sức cho sáng tác, mà nhất là vật liệu thì khá đắt. Khi đưa đến triển lãm phải thuê xe đưa
đi rồi chở về… chỉ bằng ở “cái túi” của vợ con.
LÊ THANH TRỪ. Chuyển qua sản xuất sau khi nước nhà thống nhất. Khắc gỗ
Hoạ sĩ Nguyễn Xuân Đông:
Hội Mỹ thuật Trung ương có 26 hội viên, Hội Mỹ thuật Thành phố có 62 hội viên. Trong
đo, chỉ có 8 hoạ sĩ thường xuyên sáng tác đồ hoạ. Phương tiện, thiết bị in ấn chuyên
ngành chỉ ở trường đại học mới có, còn 100% các hoạ sĩ đồ họạ chỉ khai thác phương tiện
in ấn thủ công cổ truyền để làm tác phẩm, chưa có được các nhà sáng tạo đồ hoạ chuyên
nghiệp. Số sống được với nghề “Tranh đồ hoạ” là khó khăn, nếu tạm tính chỉ được một
đến hai người. Do yêu nghề, họ phải bươn chải ở các lĩnh vực khác cũng thuộc chuyên
ngành để nuôi sáng tác đồ hoạ giá vẽ. Đó cũng là nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn
đến yếu kém của các chất liệu tranh đồ hoạ.
NGUYỄN XUÂN ĐÔNG. Bánh tráng. Khắc gỗ. 100x130cm
Hoạ sĩ Nguyễn Duy Nhi:
Đã có một thời hoạt động mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực đồ hoạ tưng
bừng khởi sắc, hàng năm Hội Mỹ thuật Thành phố kết hợp với Chi hội Đồ hoạ, Hội Mỹ
thuật Việt Nam tổ chức triển lãm các tác phẩm đồ hoạ tạo hình, tác phẩm có chất lượng
tốt, quy mô triển lãm hoành tráng, ngoài ra còn thu hút được các hoạ sĩ địa phương lân
cận, các em sinh viên đang học tại trường mỹ thuật hoặc vừa tốt nghiệp. Dấu ấn của
những triển lãm đáng nhớ ấy là các vựng tập giới thiệu tác giả- tác phẩm. Dù rất hiếm hoi
nhưng Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cũng mua một số bức tranh đồ hoạ
của các tác giả tham dự triển lãm.
Triển lãm toàn quốc 2000-2005, có nhiều hoạ sĩ đã đoạt được giải thưởng ở các triển lãm
nói trên và đoạt giải thưởng khu vực do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức hàng năm… Nói
như vậy để thấy không phải là tác phẩm yếu, có điều là rất ít hoạ sĩ chọn lĩnh vực đồ hoạ
làm lĩnh vực chính của mình và dấn thân chuyên nghiệp trên con đường này. Có hai điểm
kém hấp dẫn các hoạ sĩ đồ hoạ là thực tế các hoạ sĩ cũng cần phải có thu nhập ở thời điểm
kinh tế thị trường và thị trường tranh ở Thành phố Hồ Chí Minh thì lại rất ít người mua
tranh đồ hoạ, rất ít người thích nên khó bán, hoạ sĩ đành chuyển sang vẽ các chất liệu
khác dễ bán hơn. Thứ hai là trong các cuộc triển lãm tranh khắc được xếp vào vị trí rất
khiêm tốn, chính trong nghề cũng ít người thích thể loại này.
Hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Hùng:
Những năm gần đây các chất liệu như sơn dầu, sơn mài,… phát triển mạnh nhưng đồ hoạ
ngày nay càng sa sút vì những nguyên nhân sau đây: Về phong cách thể hiện vẫn đa phần
theo lối mòn cũ, phối cảnh xa gần, ít chịu tìm tòi cách tân, vì thế mà hình thức kém hấp
dẫn. Mặt khác, tranh đồ hoạ bị sự cạnh tranh của các ấn phẩm in ấn hiện đại. Hầu hết các
tranh đồ hoạ vẫn in ấn bằng phương pháp thủ công, truyền thống. Do đó, khả năng nhân
bản bị hạn chế, màu sắc kém tươi sáng. Đồ hoạ là loại tranh thông qua một công cụ in ấn
để nhân bản. Tại sao chúng ta chấp nhận các phương tiện in ấn truyền thống như in gỗ, in
cao su, in kẽm mà chúng ta lại không chấp nhận các phương tiện in ấn hiện đại hơn?
Hàng năm Khoa Đồ hoạ- Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo
ra rất nhiều nhân lực trong lĩnh vực đồ hoạ, nhưng khi ra trường lại có rất ít người
theo đuổi và sáng tác đồ hoạ. Theo hoạ sĩ, nguyên nhân tại đâu? Phải làm gì khắc
phục được vấn đề này?
Hoạ sĩ Nguyễn Xuân Đông:
So với Hà Nội- Huế thì trường Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh có số lượng đào tạo
lớn nhất, đã có 187 hoạ sĩ đồ hoạ tốt nghiệp. Anh em đồ hoạ tạo hình cũng hiện đang
công tác tại khắp nơi, khắp các lĩnh vực tại thành phố. Hầu hết anh chị em tốt nghiệp ra
trường đều cuốn hút vào các lĩnh vực đồ hoạ ứng dụng và số anh em tại các cơ quan quản
lý sự nghiệp chế độ lương bổng khá cao, hầu hết anh em sống tốt với nghề và có một số ít
giàu có chính đáng.
Khoa Đồ hoạ tạo hình phối hợp với Hội Mỹ thuật Thành phố, Chi hội đồ hoạ Hội Mỹ
thuật Việt Nam đã tổ chức sáu triển lãm chuyên ngành với nhiều chuyên đề. Hai lần cuộc
thi triển lãm tranh cổ động toàn quốc thì hai giải nhất thuộc về hoạ sĩ đồ hoạ Tp. Hồ Chí
Minh.
Hoạ sĩ Trần Văn Quân:
Đúng vậy! Nguyên nhân thứ nhất là do quan niệm cũng như sự đánh giá về đồ hoạ tạo
hình chưa đúng mực, mà điều này chỉ có ở Việt Nam, còn nhìn sang các nước như Thái
Lan, Trung Quốc và xa hơn nữa như Pháp, Đức, Y,… thì đồ hoạ tạo hình là nghệ thuật
danh giá và có những thành công vang dội.
Tranh đồ hoạ không nổi bật về kích thước, không mạnh ở màu sắc nên người học phải
thật sự tâm huyết với nghệ thuật vì chất liệu của đồ hoạ tương đối ít so với các chất liệu
mỹ thuật khác. Sinh viên cũng rất nhạy cảm với điều này, họ học cái nghề mà họ yêu
thích, nhưng để kiếm sống thì trước hết họ phải tạm xa rời đồ hoạ tạo hình mà tập trung
phần lớn vào đồ hoạ ứng dụng.
Hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Hùng:
Theo tôi, trong thời gian tới Hội Mỹ thuật nên tổ chức các triển lãm tranh đồ hoạ vẽ trên
máy tính nhằm tạo thêm một sân chơi cho anh em hoạ sĩ đang bận rộn công tác có thể
tham gia được. Các tranh vẽ trên máy tính được in ấn bằng phương tiện hiện đại, không
hạn chế về khuôn khổ, cần được ban tổ chức triển lãm đối xử bình đẳng như các loại hình
nghệ thuật khác. ...