Mấy năm vừa qua, tranh in ván khắc đã trải qua một cuộc khủng hoảng, các trường mỹ thuật đóng cửa các khoa chuyên về in tranh và dành các nguồn lực cùng các cơ sở vật chất đó cho việc giảng dạy và mua sắm trang thiết bị kỹ thuật số...ữ hoành hành
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tranh in ván khắc vẫn đứng vững trong kỷ nguyên kỹ thuật số
Tranh in ván khắc vẫn đứng vững
trong kỷ nguyên kỹ thuật số
Mấy năm vừa qua, tranh in ván khắc đã trải qua một cuộc khủng hoảng, các trường
mỹ thuật đóng cửa các khoa chuyên về in tranh và dành các nguồn lực cùng các cơ
sở vật chất đó cho việc giảng dạy và mua sắm trang thiết bị kỹ thuật số...
Mấy năm vừa qua, tranh in ván khắc đã trải qua một cuộc khủng hoảng, các trường mỹ
thuật đóng cửa các khoa chuyên về in tranh và dành các nguồn lực cùng các cơ sở vật
chất đó cho việc giảng dạy và mua sắm trang thiết bị kỹ thuật số. Ở Hoa Kỳ từ trước tới
nay, tranh in mỹ thuật vẫn thuộc “khu vực mờ” bất định, thường ở khoảng giữa hội hoạ
với đồ hoạ và nhiếp ảnh. Mô hình Châu Âu- với các nghệ sĩ như Durer và Goya chuyên
in tranh khắc gỗ, khắc đồng, hoặc khắc axít, có thể sánh ngang hoặc thậm chí còn hơn cả
các tác phẩm tuyệt nhất của họ- xưa nay vẫn chưa hề thực hiện được ở nước Mỹ. Trong
bối cảnh ấy, những người như Tatyana Grosman đã nhảy vào hoạt động trong lĩnh vực
này. Năm 1957, Bà Grosman đã khai trương cơ sở Universal Limited Art Editions ở West
Islip trên đảo Long Island, đồng thời chiêu mộ các hoạ sĩ và nghệ sĩ điêu khắc tới xưởng
sáng tác ngay cạnh ngôi nhà mái ván lợp ở ngoại ô của bà. Chính Jasper Johns đã xuất
thân lập nghiệp từ một thợ in tranh ván khắc nhờ Bà Grosman (thực tế Bà Grosman đã
gửi thạch bản in đầu tiên tới xưởng sáng tác của ông vào năm 1960); cả các trường hợp
Robert Rauschenberg, Lee Bontecou và Barnett Newman cũng vậy. Sau khi Bà Grosman
qua đời năm 1982, bậc thầy về in tranh ván khắc Bill Goldston đã tiếp quản cơ sở này và
cuốn hút được nhiều nghệ sĩ như Kiki Smith chuyển hẳn sang nghệ thuật in tranh khắc.
“Cộng tác Nghệ thuật: Kỷ niệm 50 năm của Universal Limited Art Editions” đánh dấu
chặng đường nửa thế kỷ hoạt động của xưởng sáng tác này cùng với sự gắn bó của nó với
Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại (MoMA): Viện Bảo tàng đã thu thập được một bản in
gốc cho mỗi ấn hành tại xưởng sáng tác Universal Limited Art Editions trước đây, tổng
cộng được hơn 1.200 tác phẩm của gần 50 nghệ sĩ tác giả. Lần trưng bày này gồm có tác
phẩm của 12 nghệ sĩ. Trong số các bản trưng bày có tác phẩm của Jasper Johns, phần lớn
được sáng tác vào những năm 1960, với những bản đồ, cờ hiệu của nghệ sĩ. “Vật nghi
trang” (Decoy), một bản in tranh khắc cỡ lớn sáng tác năm 1971, có chức năng như một
bức tranh tổng thể mini về điêu khắc đồng đổ khuôn của Jasper Johns, có cả đèn điện,
đèn nháy gắn ở dưới đáy và lon bia Ballantine gắn ở chính giữa.
Rembrandt Harmensz van Rijn. Ba cây thánh giá. 1653. Khắc đồng
Các tác phẩm của Robert Rauschenberg chủ yếu gồm toàn những tranh in thạch bản,
cũng được sáng tác vào những năm 1960, có hình các nhân vật như John F.Kennedy và
Lyndon B.Johnson, cũng những nét ngoằn ngoèo, uốn lượn gắn liền với Chủ nghĩa Biểu
hiện Trừu tượng. Bức “Đột phá II” (Breakthrough II), sáng tác năm 1965, thể hiện mối
quan tâm của Rauschenberg đến chuyện ngẫu nhiên, dịp may, một loại chiến lược mỹ
thuật phản nghệ thuật ông đã tiếp thu được của John Cage và Marcel Duchamp. Khi bản
in đá đó bị vỡ, ông đã quyết định lồng ghép rủi ro ấy vào tác phẩm của mình. Nó thể hiện
bằng một nét trắng lởm chởm chạy ngang hình đen trắng theo một đường chéo góc.
Terry Winters. Vorticity field. 1995.Aquatint
Những bản in sắc nét, thanh tao của Bontecou phản ánh các hình điêu khắc của bà, đặc
biệt loạt tranh in nhan đề “Nhà giam” (Prison), sáng tác đầu những năm 1960. Bức
“Phiến đá thứ tư” (Fourth Stone) của bà trông giống như một chòm các vật thể bay không
xác định được (U.F.O.) lao thẳng về phía người xem.
Toàn bộ loạt tranh in nhan đề “18 đoạn thơ” (18 Cantos) của Newman, sáng tác vào
những năm 1963-1964, là cả một sự bùng nổ màu sắc nổi bật nhất trong cuộc triển lãm
này. Những bức in thạch bản khổ nhỏ đối lập hẳn với những bức hoạ cỡ lớn của ông. Tuy
nhiên, những dải màu đỏ tươi, xanh lam và xanh lá cây đều được phân liệt bằng các vạch
màu mạnh mẽ, một nét điển hình của Newman.
Francisco Goya. Công lý ngủ say để ANDY ENGLISH. Wouter Van Gysel.
Quỉ dữ hoành hành. Khắc đồng 2002. Khắc gỗ
Hoạ sĩ Terry Winters bắt đầu làm việc tại xưởng Universal vào năm 1982, và những bức
in thạch bản, khắc đồng sáng tác tại đây có sức thu hút mạnh mẽ nhất, bởi vì phong cách
táo bạo của Winters rất hợp với thể loại khắc trên các chất liệu này. “Morula III”, một
bức in thạch bản trắng đen cỡ lớn của nghệ sĩ, thoạt nhìn trông giống như một bức tranh
về một chòm thiên thể trừu tượng, trôi nổi trong không gian, bao quanh bởi những mảng
mờ mờ, cùng những đốm mực vô cùng gợi cảm. Chúng tôi được biết “morula” thực tế là
khối hình cầu các tế bào hình thành từ một trứng mới thụ tinh, tạo cho bức tranh một ấn
tượng hoàn toàn khác lạ. Cũng như Jasper Johns, người đã khắc được hơn 400 bản in
tranh, Winters đã trở thành một nghệ sĩ khắc tranh đầy sức sống, cho đến nay đã tạo được
hơn 200 bản in tranh, gần một nửa số ...