Danh mục

TRAO ĐỔI: TƯ DUY TÍCH CỰC

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 140.03 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

.Cám ơn Tâm sáng, bài viết thực sự rất bổ ích. Nhưng tôi có một băn khoăn, nếu trong trường hợp mình có lo lắng, buồn phiền, và có những tư duy tiêu cực thì liệu tư duy tích cực có giúp cải thiện tình hình không? Hay là bên ngoài luôn miệng tôi không sao, tôi sẽ làm được nhưng cảm nhận thực sự là mình không làm được.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRAO ĐỔI: TƯ DUY TÍCH CỰC TRAO ĐỔI: TƯ DUY TÍCH CỰC Cám ơn Tâm sáng, bài viết thực sự rất bổ ích. Nhưng tôi có một băn khoăn, nếu trong trường hợp mình có lo lắng, buồn phiền, và có những tư duy tiêu cực thì liệu tư duy tích cực có giúp cải thiện tình hình không? Hay là bên ngoài luôn miệng tôi không sao, tôi sẽ làm được nhưng cảm nhận thực sự là mình không làm được. Liệu những tư duy tích cực có làm được gì khi mà cảm nhận thực sự của bản thân rất tệ. Rất mong tâm sáng giải đáp thắc mắc của tôi. Trên đây là ý kiến và câu hỏi của một bạn đọc. Rất mong được nhiều người cùng tham gia thảo luận, vì không ai là người có thể giải đáp mọi điều và làm vừa lòng được mọi người. Điều trước tiên, nếu nhận thức được tư duy tiêu cực là có hại đối với bản thân cả thể chất và tinh thần làm tê liệt ý chí và nghị lực, đồng thời có thể ảnh hưởng không tốt đối với những người xung quanh, thì phải tìm cách hạn chế hay loại trừ nó, mặc dù đó là chuyện không dễ. Trong cuộc sống ai cũng có lúc lo lắng, buồn phiền. Đó là những cảm xúc có hại và chẳng giúp giải quyết được gì. Cảm xúc là do chính bản thân mình tạo ra và con người hoàn toàn có thể luyện tập để làm chủ cảm xúc của mình. Nếu rơi vào tâm trạng lo lắng, buồn phiền, thay gì nuôi dưỡng nó trong lòng, có thể tập trung vào việc nghĩ cách khắc phục điều đã đưa mình đến tâm trạng đó. Cũng có thể chuyển sang làm việc gì mà mình yêu thích, nghĩ đến những điều tốt đẹp, những chuyện vui, những thành công của mình… Và nếu tích cự hơn thì bắt tay vào làm một việc gì có ích, có ý nghĩa để hiện thực hóa ước mơ của mình. Thomas Edison là nhà phát minh sáng chế đại tài đã trải qua vô số lần thất bại, nhưng luôn có thái độ sống đáng để chúng ta học tập. Ông nói: “Trong đời mình tôi chưa bao giờ phải làm việc một ngày nào. Ví ngày nào cũng đầy niềm vui”. Khi nghiên cứu chế tạo bóng đèn điện, Thomas Edison đã phải kiên trì thực hiện đến 10.000 lần thí nghiệm. Có người hỏi: làm thế nào ông có thể chịu đựng được nhiều lần thất bại đến thế? Thomas Edison trả lời: “Tôi không hề thất bại, vì trước khi tạo ra được bóng đèn, tôi đã phát minh ra 9.999 cách chắc chắn sẽ không tạo ra được bóng đèn”. Lo lắng, buồn phiền thường do tác động của ngoại cảnh, nhưng kết quả cuối cùng nhận được lại tùy thuộc vào cách ứng xử của bản thân từng người. Không phải ngoại cảnh nắm quyền điều khiển tâm trí ta, mà chính là ta có chấp nhận sự điều khiển của ngoại cảnh hay không. Cũng không phải ngoại cảnh ngăn bước ta, mà chính tư tưởng của ta tự ngăn bước mình. Điều đó chỉ thuần túy là lý thuyết suông hay không, tùy thuộc vào ý chí và nghị lực của từng người. (Mời xem thêm các bài viết liên quan đến tư duy tích cực đã và sẽ đăng tiếp)

Tài liệu được xem nhiều: